Account trong marketing đóng vai trò như cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Account giúp doanh nghiệp quản lý quan hệ khách hàng, phát triển kế hoạch marketing một cách hiệu quả. Trong bài viết sau đây, Miko Tech sẽ cùng bạn tìm hiểu công việc của một nhân viên account trong marketing là gì và những điều mà bạn có thể chưa biết về nghề này.
Account trong marketing là gì?
Account là một vị trí công việc trong một công ty hoặc agency quảng cáo. Người làm account sẽ chịu trách nhiệm cho việc đàm phán và truyền đạt thông tin giữa khách hàng và đội ngũ sáng tạo (internal team) của công ty.
Vì chủ yếu làm việc với khách hàng, account là vị trí phù hợp với những cá nhân có tài ngoại giao và sự linh hoạt.
Công việc của account là làm gì?
Trong marketing, account đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý quan hệ khách hàng và triển khai các hoạt động marketing của công ty. Cụ thể, công việc của account bao gồm:
- Giao tiếp với khách hàng và team nội bộ: Account là người đại diện cho phía công ty và là người chủ trì các cuộc họp với khách hàng. Họ cần lắng nghe và hiểu rõ yêu cầu của khách hàng, đồng thời truyền đạt thông tin cho team nội bộ và ngược lại.
- Phân bổ nguồn lực: Sau khi có ngân sách tổng thể, account phải phân bổ nguồn lực tài chính cho các hoạt động cụ thể trong chiến dịch marketing. Họ cần xác định phần trăm ngân sách dành cho những mục chi tiêu là bao nhiêu.
- Quản lý ngân sách: Quản lý ngân sách cũng là một phần công việc của account. Họ cần đảm bảo rằng việc chi tiêu là hợp lý và nằm trong phạm vi ngân sách mà khách hàng có thể bỏ ra. Họ cũng cần tổng hợp báo cáo chi tiêu ngân sách cho khách hàng và thông báo về hiệu suất dự án.
- Điều phối dự án: Account là người điều phối các hoạt động marketing và quảng cáo. Họ phối hợp với các bộ phận sáng tạo, kỹ thuật và sản xuất để đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ và đạt được mục tiêu.
- Theo dõi tiến độ công việc: Để đảm bảo dự án hoàn thành đúng hạn, đúng ngân sách đòi hỏi account phải liên tục update tình hình cho phía khách hàng và đốc thúc, theo dõi tiến độ làm việc của internal team.
Đọc thêm về: Quy trình kinh doanh là gì? Cách lập sơ đồ và tầm quan trọng
Vai trò của account trong marketing là gì?
Account đóng vai trò khá quan trọng trong các agency, cụ thể là:
- Đại diện cho công ty/agency: Account là người đại diện cho công ty trong một dự án. Họ cần đảm bảo rằng lợi ích và giá trị của công ty được thể hiện một cách tốt nhất trong mối quan hệ kinh doanh. Họ lắng nghe yêu cầu và mục tiêu của khách hàng, nhưng đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của phía công ty.
- Cố vấn cho khách hàng: Thông qua việc giao tiếp và thấu hiểu nhu cầu, mục tiêu của khách hàng thì account sẽ đưa ra những đề nghị phù hợp nhất và tối ưu nhất. Nhờ đó đảm bảo mong muốn của khách hàng được thực hiện.
- Đo lường hiệu suất: Account phải đánh giá hiệu quả chiến dịch marketing và báo cáo cho khách hàng. Họ phân tích kết quả, đo lường hiệu suất và đưa ra các đề xuất cải tiến để nâng cao kết quả và đáp ứng mục tiêu kinh doanh của khách hàng.
- Quản lý dự án: Trong một dự án, account là người quan trọng nhất khi phải cân bằng giữa khách hàng và công ty, theo dõi tiến độ, kiểm soát ngân sách và nhiều task khác.
- Xây dựng quan hệ với khách hàng: Người đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo sự hài lòng và có được lòng tin từ khách hàng chính là account. Để đảm bảo mối quan hệ khách hàng tốt đẹp và dự án diễn ra thuận lợi, họ cần duy trì liên lạc thường xuyên, lắng nghe phản hồi và giải quyết các vấn đề phát sinh từ phía khách hàng.
Những kỹ năng cần có ở một account
Khi đã hiểu được các đặc điểm của account trong marketing là gì rồi thì làm account ở agency cần có những kỹ năng nào? Nhìn chung, một account trong marketing cần phải có những kỹ năng và kiến thức nhất định để làm tốt công việc của mình, cụ thể là:
Kỹ năng giao tiếp vượt trội
Account cần có khả năng giao tiếp tốt và nắm bắt tâm lý khách hàng. Sau khi lắng nghe yêu cầu của khách hàng, họ cần phải biết cách truyền đạt thông tin rõ ràng cho internal team. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ làm việc với những phòng ban nội bộ nên khả năng giao tiếp là không thể thiếu.
Kiến thức về marketing
Hiểu biết sâu về marketing giúp account có thể đề xuất và tư vấn các giải pháp marketing phù hợp với khách hàng. Các khía cạnh mà họ cần biết trong marketing bao gồm cách thức hoạt động của các phương tiện truyền thông, kỹ thuật quảng cáo và chiến lược tiếp thị…
Khả năng chịu áp lực cao
Vì đóng vai trò cầu nối giữa công ty và khách hàng, account cũng phải chịu áp lực vô hình từ cả hai phía. Không phải lúc nào quan hệ giữa công ty và internal team cũng hòa hoãn. Những khác biệt trong quan điểm có thể khiến dự án gặp khó khăn khi triển khai. Lúc này, account phải làm người đứng ra giải quyết các vấn đề đến từ cả hai bên nên khả năng chịu áp lực cao là rất cao.
Kỹ năng quản lý
Account phải có khả năng quản lý dự án, bao gồm lên kế hoạch, phân bổ nguồn lực, điều phối công việc và theo dõi tiến độ. Họ cần tổ chức và cân nhắc các yếu tố khác nhau để đảm bảo dự án được hoàn thành đúng tiến độ và đạt được kết quả mong muốn.
Sự linh hoạt
Account cần phải có sự linh hoạt để thích ứng với các tình huống khác nhau. Họ cần đối mặt với những thay đổi và thách thức trong quá trình làm việc và tìm ra giải pháp nhanh chóng. Ngoài ra, marketing là một ngành thay đổi rất nhanh nên vị trí account đòi hỏi bạn phải thích ứng nhanh với những thay đổi và xu hướng.
Lộ trình thăng tiến của nhân viên Account
Lộ trình thăng tiến rõ ràng sẽ giúp bạn định hướng được công việc và lên kế hoạch để đạt được một vị trí nào đó cao hơn. Dưới đây là chi tiết các cấp bậc của một nhân viên Account mà bạn có thể theo dõi:
Account Intern
Bắt đầu với vai trò Account Intern, bạn là thành viên của đội ngũ account và là người hỗ trợ trực tiếp cho các Account Executive. Nhiệm vụ chính của Account Intern là hỗ trợ trong việc giao tiếp, xử lý yêu cầu và thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Account Executive
Sau khi tích luỹ kinh nghiệm và có thành tích tốt, một nhân viên Account có thể thăng chức lên thành Account Executive. Với vai trò này, Account Executive có trách nhiệm quản lý một số khách hàng nhỏ hoặc dự án nhỏ, đảm bảo việc giao tiếp với khách hàng được thực hiện tốt và các yêu cầu của khách hàng được đáp ứng.
Senior Account Executive
Với kinh nghiệm và thành tích đáng chú ý, một Account Executive có thể thăng chức lên thành Senior Account Executive. Trong vai trò này, họ có trách nhiệm quản lý các khách hàng lớn hơn, đảm bảo sự hài lòng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Họ cũng thường được giao các dự án quan trọng và có trách nhiệm định hướng chiến lược.
Account Manager
Account Manager là một cấp bậc cao hơn trong lộ trình thăng tiến của account. Họ có trách nhiệm quản lý một nhóm khách hàng quan trọng, đảm bảo duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Đồng thời, họ cũng phải phối hợp với các bộ phận khác trong công ty để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được kết quả cao nhất.
Account Director
Account Director là vị trí cao nhất trong nghề account. Họ có trách nhiệm quản lý Account Manager và tất cả nhân viên Account của công ty. Ở vị trí này, họ thường đóng vai trò quản lý chiến lược, tư vấn và hỗ trợ đưa ra các giải pháp marketing chất lượng cao, đồng thời xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài với những khách hàng quan trọng.
Cơ hội việc làm và thăng tiến trong nghề Account marketing
Cơ hội việc làm và thăng tiến trong nghề Account là rất đa dạng và hấp dẫn. Dưới đây là những điểm nổi bật về cơ hội và thăng tiến nghề Account:
Cơ hội việc làm:
- Ngành marketing đang phát triển mạnh mẽ. Do đó, cơ hội việc làm cho những người làm Account trong lĩnh vực này cũng tăng lên đáng kể.
- Các doanh nghiệp, tổ chức và công ty quảng cáo, cần có những chuyên gia Account để quản lý mối quan hệ khách hàng và thúc đẩy sự phát triển kinh doanh.
Thăng tiến nghề:
- Từ vị trí Account Executive, bạn có thể thăng tiến lên vị trí Account Manager, nơi bạn sẽ có quyền quản lý và phát triển mối quan hệ với nhiều khách hàng hơn.
- Tiếp theo là vị trí Account Director, đây là một vị trí quan trọng trong công ty, nơi bạn sẽ đảm nhận trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của phòng Account và tương tác với các cấp quản lý cao hơn.
- Ngoài ra, với kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy, bạn có thể chuyển sang các vị trí quản lý khác như Marketing Manager, Business Development Manager hoặc thậm chí lập nghiệp và trở thành một nhà sáng lập doanh nghiệp của riêng mình.
Tóm lại, nghề Account mang lại cơ hội việc làm đa dạng và tiềm năng thăng tiến cao. Với sự phát triển không ngừng của ngành marketing, việc nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết sẽ giúp bạn xây dựng một sự nghiệp thành công trong lĩnh vực này.
Mức lương của nghề account trong marketing
Nhu cầu tuyển dụng Account Marketing đang ngày càng tăng cao, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về mức thu nhập cho vị trí này trên thị trường. Mức lương của từng vị trí Account trong Marketing sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí cụ thể:
- Account Executive: Trung bình mức lương hàng tháng khoảng 7 – 12 triệu đồng.
- Account Manager: Mức lương trung bình cho vị trí này dao động từ 24 – 35 triệu đồng/tháng.
- Account Director: Với vị trí này, mức lương trung bình có thể lên đến 45 – 65 triệu đồng/tháng.
FAQs (Các câu hỏi thường gặp) về vị trí account trong marketing
Bên cạnh những câu hỏi về account marketing là gì thì còn có rất nhiều thắc mắc xoay quanh về nghành nghề này. Cùng tìm hiểu các FAQ phổ biến về account nhé!
Account trong marketing có yêu cầu về trình độ học vấn không?
Trả lời: Tại Việt Nam, nghề Account trong marketing thường yêu cầu tối thiểu bằng cấp đại học. Ưu tiên các chuyên ngành liên quan như Marketing, Quản trị kinh doanh, Truyền thông, hoặc các lĩnh vực tương đương. Theo đó, trình độ học vấn cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của từng công ty và vị trí cụ thể.
Account trong marketing có thường xuyên làm việc với các bộ phận khác trong công ty không?
Trả lời: Hoàn toàn có, Account trong marketing thường xuyên làm việc với các bộ phận khác trong công ty như:
- Bộ phận Sales.
- Bộ phận Quảng cáo.
- Bộ phận Sản xuất.
- Bộ phận Kế toán.
Việc tương tác và hợp tác chặt chẽ với các bộ phận khác giúp Account hiểu rõ hơn về sản phẩm/dịch vụ, chiến lược kinh doanh, và quản lý tốt hơn quá trình triển khai chiến dịch marketing.
Có những công cụ và phần mềm nào hỗ trợ công việc của Account trong marketing?
Trả lời: Có nhiều công cụ và phần mềm hữu ích giúp Account trong marketing quản lý công việc và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả. Một số công cụ phổ biến bao gồm:
- CRM (Customer Relationship Management).
- Công cụ quản lý dự án và công việc như Asana, Trello.
- Công cụ quảng cáo và theo dõi hiệu quả như Google Ads, Facebook Ads, Google Analytics.
- Công cụ xử lý email và tương tác khách hàng như Mailchimp, HubSpot.
Lời kết
Qua bài viết, bạn đã có thêm hiểu biết account trong marketing là gì và những thông tin liên quan đến nghề nghiệp này. Miko Tech hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn và hẹn gặp lại ở bài viết sau!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/