fbpx
Logo

Admin là gì? Công việc và những kỹ năng cần có của admin

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Admin là gì? Trong một số lĩnh vực, admin đóng vai trò rất quan trọng trong hầu hết các tổ chức và doanh nghiệp. Ở mỗi ngành nghề thì admin lại có những trách nhiệm công việc khác nhau. Cùng Miko Tech tìm hiểu về vị trí admin và những kỹ năng cần có để thực hiện công việc hiệu quả.

Admin là gì?

Trong công nghệ thông tin và quản lý hệ thống, Admin (viết tắt của Administrator) là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hệ thống máy tính, mạng, và dịch vụ liên quan trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Vai trò của admin rất quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động ổn định và an toàn của các hệ thống này.

Một số nhiệm vụ chính của admin bao gồm:

  • Quản lý tài khoản và quyền hạn: Tạo và quản lý các tài khoản người dùng trên hệ thống, đồng thời đảm bảo rằng mỗi người dùng có các quyền truy cập phù hợp với công việc của họ.
  • Giám sát hệ thống: Theo dõi hiệu suất và hoạt động của hệ thống máy tính và mạng để phát hiện và giải quyết các sự cố kỹ thuật kịp thời.
  • Bảo mật và bảo vệ: Triển khai các biện pháp bảo mật nhằm bảo vệ hệ thống khỏi các mối đe dọa, tấn công mạng, và lưu trữ sao lưu dữ liệu quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin.
  • Cài đặt và cập nhật phần mềm: Quản lý việc cài đặt, cấu hình và cập nhật các phần mềm và ứng dụng trên hệ thống.
  • Hỗ trợ người dùng: Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng khi gặp sự cố hoặc cần giúp đỡ về việc sử dụng các công nghệ.

Vai trò của admin đòi hỏi họ phải có kiến thức rộng về công nghệ thông tin, hiểu biết về hệ điều hành, mạng máy tính, bảo mật và kỹ năng quản lý để thực hiện công việc một cách hiệu quả và đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ thống.

admin là gì
Admin đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng

Những vị trí admin trong các lĩnh vực

Không chỉ trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà những ngành nghề khác cũng có vị trí Admin. Vậy admin trong những ngành nghề khác có nhiệm vụ công việc như thế nào?

HR Admin (Human Resources Administrator)

HR Admin là người quản lý các công việc hành chính và các tài liệu liên quan đến nhân sự. Trong bộ phận nhân sự, HR Admin làm việc dưới sự quản lý của HR Manager. Những công việc có liên quan đến chế độ phúc lợi, quy trình tuyển dụng và các vấn đề hành chính liên quan đến nhân sự đều nằm trong phạm vi công việc của HR Admin. Những công việc của HR Admin sẽ bao gồm:

  • Hỗ trợ lên kế hoạch tuyển dụng cho công ty và thu hút nhân tài thông qua việc chọn lọc hồ sơ phỏng vấn, hướng dẫn thủ tục và giải đáp các vấn đề về tuyển dụng cho ứng viên.
  • Chuẩn bị hợp đồng lao động cho nhân viên mới.
  • Theo dõi quá trình thử việc của các ứng viên.
  • Giải đáp câu hỏi của nhân viên liên quan đến quy trình nhân sự.
  • Tham gia lên kế hoạch các hoạt động gắn kết nhân viên như teambuilding.
  • Tổ chức hoạt động gắn kết các nhân viên công ty thông qua các buổi dã ngoại hoặc teambuilding.
hr admin là gì
HR Admin chịu trách nhiệm hỗ trợ bộ phận nhân sự

Sales Admin (Sales Administrator)

Sales Admin là trợ lý kinh doanh hỗ trợ đội ngũ bán hàng bằng cách quản lý các vấn đề hành chính. Những công việc liên quan đến giấy tờ, đơn hàng và đảm bảo quá trình bán hàng của bộ phận diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, sales admin sẽ thực hiện những công việc khác do trưởng bộ phận kinh doanh phân công. Nhiệm vụ công việc thông thường của một sales admin là:

  • Hỗ trợ quy trình bán hàng: Hỗ trợ nhân viên bán hàng trong việc chuẩn bị và gửi báo giá, làm các văn bản bán hàng, và tạo các tài liệu quảng cáo.
  • Theo dõi đơn hàng: Giám sát quá trình xử lý đơn hàng từ khi khách hàng đặt hàng cho đến khi hàng được giao đến tay khách hàng.
  • Hỗ trợ nhân viên bán hàng: Hỗ trợ nhân viên bán hàng trong việc làm báo cáo, tài liệu bán hàng và các công việc hành chính khác.
  • Chuẩn bị tài liệu bán hàng: Soạn thảo và quản lý các văn bản hành chính như thư chào hàng, báo giá, hợp đồng và các tài liệu bán hàng khác.
  • Quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng: Duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu khách hàng, đảm bảo rằng thông tin khách hàng được lưu trữ một cách chính xác và hiệu quả.
  • Tương tác với khách hàng: Liên hệ với khách hàng qua điện thoại, email hoặc các phương tiện khác để giải đáp thắc mắc, tư vấn sản phẩm/dịch vụ và tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
  • Thống kê và báo cáo: Thực hiện việc tổng hợp dữ liệu bán hàng và thống kê các số liệu liên quan để tạo các báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cấp trên.
  • Hỗ trợ các hoạt động tiếp thị: Tham gia vào việc triển khai các chiến dịch tiếp thị, giúp quảng bá sản phẩm/dịch vụ và tăng cường sự nhận biết về thương hiệu của công ty.
sales admin là gì
Sales admin hỗ trợ bộ phận kinh doanh

Office Admin (Office Administrator)

Office Admin (admin quản trị văn phòng) có trách nhiệm đảm bảo hoạt động thường ngày của văn phòng diễn ra trơn tru. Họ chịu trách nhiệm cho rất nhiều công việc khác nhau nên theo đuổi công việc office admin đòi hỏi nhiều kỹ năng cũng như sự nhanh nhạy để xử lý công việc. Phạm vi công việc của một office admin bao gồm:

  • Quản lý lịch trình, sắp xếp các cuộc họp của các phòng ban và nhân viên với khách hàng.
  • Tiếp đón khách và công tác lễ tân như hướng dẫn khi khách đến tham quan văn phòng, nhận thư từ, bưu kiện, nối máy đến nhân viên.
  • Quản lý văn phòng phẩm và đảm bảo mọi vật dụng của văn phòng đều được cung cấp đầy đủ cho nhân viên.
  • Làm việc với ban quản lý tòa nhà về các vấn đề về cơ sở vật chất.
  • Hỗ trợ tổ chức các sự kiện trong nội bộ của công ty.
  • Theo dõi phần chấm công của nhân viên công ty và xử lý các vấn đề liên quan đến bảng công.
  • Quản lý cơ sở vật chất của văn phòng và thực hiện công tác mua mới, sửa chữa hoặc bảo trì.
office admin là gì
Office admin đảm bảo văn phòng vận hành trơn tru

Procurement Admin (Procurement Administrator)

Procurement Admin (Procurement Administrator) là người có trách nhiệm hỗ trợ và thực hiện các hoạt động hành chính trong quá trình mua sắm và cung ứng hàng hóa, dịch vụ hoặc nguyên liệu cho tổ chức hoặc doanh nghiệp. Procurement Admin thường là thành viên quan trọng trong bộ phận mua hàng và đảm bảo rằng các hoạt động mua sắm diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả.

Những công việc của Procurement Admin là:

  • Tìm kiếm và đánh giá các nhà cung cấp đáng tin cậy cho các sản phẩm hoặc dịch vụ cần mua.
  • Gửi yêu cầu báo giá đến các nhà cung cấp để tìm hiểu về giá cả và các điều kiện mua hàng.
  • Tiếp nhận và kiểm tra báo giá từ các nhà cung cấp, đảm bảo rằng các báo giá đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Thực hiện các thủ tục và quy trình để lập hợp đồng mua hàng với nhà cung cấp được chọn.
  • Theo dõi và quản lý đơn hàng, đảm bảo rằng các đơn hàng được thực hiện đúng thời hạn và đáp ứng các yêu cầu của tổ chức.
  • Lưu trữ và quản lý tài liệu liên quan đến quá trình mua sắm, bao gồm hợp đồng, báo giá và các văn bản khác.
Procurement Admin là gì
Procurement Admin hỗ trợ bộ phận thu mua

Admin fanpage hoặc nhóm Facebook

Admin cũng là cách gọi các quản trị viên của một fanpage hoặc nhóm trên Facebook. Những admin có vai trò rất quan trọng vì họ sẽ đảm bảo mọi hoạt động của các thành viên đều nằm trong tầm kiểm soát và không vi phạm những quy định cộng đồng hoặc quy định của nền tảng. Một số quyền hạn chính của admin trên Facebook là:

  • Quản lý bài viết: Admin có quyền đăng bài viết mới lên fanpage hoặc nhóm và quản lý các bài viết đã đăng. Họ có thể chỉnh sửa, xóa hoặc ẩn các bài viết nếu cần thiết.
  • Phê duyệt bài viết: Thông thường trong các nhóm trên Facebook, những bài viết phải được admin phê duyệt để được hiển thị với các thành viên trong nhóm. Nhờ vậy, admin có thể kiểm soát những nội dung được phép xuất hiện trong nhóm.
  • Quản lý thành viên: Admin có quyền chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu tham gia nhóm của một ai đó cũng như loại bỏ các thành viên nếu họ có hành vi không phù hợp hoặc vi phạm quy tắc nhóm.
  • Chỉnh sửa thông tin fanpage: Chỉ những admin mới có quyền chỉnh sửa thông tin giới thiệu của fanpage cũng như thay đổi ảnh đại diện, ảnh bìa,…
  • Theo dõi số liệu về trang hoặc nhóm: Admin có thể xem các số liệu thống kê về hoạt động của fanpage hoặc nhóm, bao gồm lượt tương tác, tương tác từ người dùng, và sự tăng trưởng của fanpage hoặc nhóm theo thời gian.
admin Facebook
Admin Facebook có quyền kiểm soát nội dung xuất hiện trên fanpage và nhóm

Admin website

Admin website (Administrator website) là người hoặc tài khoản có quyền hạn cao nhất trong việc quản lý và điều hành một trang web. Admin website chịu trách nhiệm kiểm soát và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo trang web hoạt động trơn tru. Thông thường, admin website sẽ làm những công việc sau:

  • Quản lý user: Admin có quyền thêm, xóa và chỉnh sửa thông tin user của trang web. Họ có thể phân quyền cho các tài khoản trong hệ thống dựa theo nhiệm vụ công việc của từng người.
  • Bảo mật và phòng ngừa: Admin website có thể thực hiện các biện pháp bảo mật để ngăn chặn các cuộc tấn công và lỗ hổng bảo mật trên trang web.
  • Cập nhật nội dung: Những nội dung mà bạn nhìn thấy trên website đều được đăng tải bởi admin của website. Họ có thể đăng bài, chỉnh sửa hoặc xóa nội dung trên website.
  • Theo dõi hoạt động trang web: Việc theo dõi những dữ liệu của trang web cũng là một phần công việc của admin website. Những dữ liệu này bao gồm lưu lượng truy cập, thời gian người dùng ở lại trên trang, các trang được truy cập nhiều nhất,…
  • Hỗ trợ kỹ thuật: Trong trườnng hợp website có nhiều người dùng, admin có thể hỗ trợ kỹ thuật và giải đáp thắc mắc của các thành viên khác trong quá trình vận hành website.
admin website
Admin website đảm bảo website hoạt động ổn định

Kỹ năng cần có của nhân viên Admin là gì?

Một admin xuất sắc cần sở hữu một loạt kỹ năng linh hoạt để có thể quản lý và điều hành các hoạt động hành chính và kỹ thuật trong lĩnh vực của mình. Dưới đây là một số kỹ năng cần có của một admin:

Kiến thức công nghệ thông tin

Kiến thức công nghệ thông tin giúp Admin hiểu và quản lý hiệu quả các hệ thống và cơ sở dữ liệu của tổ chức. Dù là admin trong lĩnh vực nào thì đều cần dùng đến những phần mềm hoặc hệ thống để xử lý công việc. Do đó, việc có hiểu biết về công nghệ thông tin sẽ giúp ích rất nhiều cho các admin trong quá trình làm việc.

nhân viên admin là gì
Kiến thức công nghệ rất cần thiết thời hiện đại

Kỹ năng quản lý thời gian

Admin đóng vai trò quản trị nên họ có nhiều công việc cần hoàn thành và đa số công việc đều có thời hạn (deadline). Vì vậy, kỹ năng quản lý thời gian là rất cần thiết để hoàn thành công việc đúng hạn và ổn định. Họ cũng cần biết ưu tiên những công việc nào nên được xử lý trước để không gây ảnh hưởng đến hoạt động chung của tổ chức.

Kỹ năng xử lý vấn đề

Một admin xuất sắc cần có khả năng xử lý các vấn đề ngoài ý muốn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Họ nên biết cách xác định vấn đề và đưa ra biện pháp giải quyết một cách nhanh chóng. Làm việc với vai trò quản trị, các admin cần có óc phân tích nhanh nhạy để xử lý vấn đề và không làm cho quá trình làm việc bị gián đoạn hoặc cản trở.

làm admin là làm gì
Kỹ năng xử lý vấn đề rất cần thiết với admin

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp hiệu quả là yếu tố quan trọng trong công việc của admin. Công việc hằng ngày của các admin đòi hỏi họ phải giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau. Do đó, họ cần biết cách truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và tương tác tốt với đồng nghiệp và khách hàng để công việc được hoàn thành trơn tru nhất có thể.

Kỹ năng làm việc nhóm

Hầu hết các vị trí Admin đều đòi hỏi phải làm việc chung với nhiều người cùng một lúc nên kỹ năng làm việc nhóm là rất quan trọng. Với kỹ năng này, họ có thể hỗ trợ đồng nghiệp tốt hơn trong các dự án cũng như hoạt động chung của công ty.

Lời kết

Admin là người chịu trách nhiệm quản trị và giám sát một mảng công việc nào đó trong hệ thống hoặc các công ty và đảm bảo quy trình vận hành trơn tru và hiệu quả. Thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, admin đóng góp vào sự phát triển của một bộ phận hoặc một doanh nghiệp.

Bài viết trên, Miko Tech đã giải thích Admin là gì cũng như công việc của họ. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ với mọi người nhé!

26.08.2023 Ngo Ý Nhi

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll