Khi nhắc đến Authentication là gì, chúng ta nghĩ đến ngay về vấn đề bảo mật thông tin. Trong môi trường số hóa ngày nay, việc đảm bảo rằng chỉ những người được phép có quyền truy cập vào thông tin và tài khoản là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Cùng Miko Tech tìm hiểu về authentication và các phương thức xác thực phổ biến nhất được sử dụng năm 2024.
Authentication là gì?
Authentication (xác thực) là quá trình xác định và xác minh danh tính của một người dùng để được cấp quyền truy cập vào một hệ thống, thiết bị hoặc ứng dụng.
Trong bối cảnh an ninh thông tin, authentication đảm bảo rằng chỉ những người đã được xác minh mới có thể truy cập vào tài liệu, dịch vụ hoặc các phần quan trọng của hệ thống. Khi quá trình xác thực thành công, người dùng sẽ được cấp quyền truy cập theo các cấp độ hoặc phạm vi đã được quy định trước. Authentication là một phần quan trọng trong bảo mật thông tin và đảm bảo tính riêng tư của người dùng.
Tìm hiểu thêm: Captcha Là Gì? Cách Hoạt Động Của Mã Captcha
Tầm quan trọng của Authentication
Authentication (xác thực) có tầm quan trọng vô cùng lớn trong việc bảo vệ thông tin và đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu và hệ thống. Những lý do khiến việc xác thực trở nên quan trọng là:
- Bảo vệ dữ liệu quan trọng: Authentication đảm bảo rằng chỉ những người dùng được ủy quyền mới có thể truy cập vào thông tin và dữ liệu quan trọng. Điều này giúp ngăn chặn truy cập trái phép từ những người không có quyền truy cập.
- Đảm bảo độ tin cậy: Xác thực danh tính của người dùng đảm bảo rằng người dùng thật sự là người mà họ tuyên bố là. Điều này giúp xây dựng tính đáng tin cậy và uy tín cho người dùng và tổ chức.
- Giữ an toàn cho thông tin cá nhân: Authentication bảo vệ tài khoản cá nhân của người dùng khỏi việc bị truy cập trái phép hoặc đánh cắp thông tin. Từ đó giúp bảo vệ thông tin cá nhân của họ không bị lợi dụng bởi những kẻ lừa đảo.
- Tuân thủ quy định pháp luật: Trong một số ngành như tài chính và y tế, các quy định pháp luật yêu cầu việc bảo mật và xác thực dữ liệu. Authentication giúp đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ các quy định này và tránh các vấn đề pháp lý.
- Đảm bảo trải nghiệm người dùng: Authentication cung cấp trải nghiệm an toàn hơn cho người dùng trên các ứng dụng hoặc nền tảng trực tuyến. Nhờ vậy họ có thể tự tin sử dụng và truy cập mà không lo ngại về vấn đề bảo mật.
Authentication được sử dụng khi nào?
Ngày nay, xác thực là quy trình quen thuộc không chỉ với các chuyên gia công nghệ thông tin mà còn đối với những người dùng không rành về kỹ thuật. Đăng nhập vào Facebook hay mở điện thoại bằng TouchID hoặc mật khẩu, hầu hết mọi người đều sử dụng xác thực để truy cập vào tài khoản và thiết bị cá nhân của họ ở nhà và tại nơi làm việc.
Tất nhiên, khi công nghệ ngày càng phát triển và các tin tặc trở nên khôn khéo hơn, các phương pháp xác thực mới đang thu hút sự chú ý của nhiều tổ chức và quốc gia. Những phương pháp này sẽ cung cấp lớp bảo vệ tốt hơn cho các tài nguyên cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ khỏi sự truy cập trái phép.
Đối với một website, việc đảm bảo sự an toàn cho các dữ liệu là vô cùng quan trọng. Do đó, cần cân nhắc sử dụng các dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp để website của bạn luôn được áp dụng các biện pháp bảo vệ tối ưu.
Authentication hoạt động như thế nào?
Xác thực là việc người dùng chứng minh thân phận của mình thông qua các phương thức như tên người dùng và mật khẩu, thông tin sinh trắc học như nhận dạng khuôn mặt hoặc quét dấu vân tay và xác nhận qua điện thoại hoặc văn bản (thường được sử dụng như một phần của xác thực hai yếu tố).
Để xác thực danh tính bằng thông tin đăng nhập và mật khẩu (hình thức xác thực phổ biến nhất), quy trình khá đơn giản:
- Bước 1: Người dùng tạo tên người dùng và mật khẩu để đăng nhập vào tài khoản mà họ muốn truy cập. Những thông tin đăng nhập đó sau đó được lưu trên máy chủ.
- Bước 2: Khi người dùng đó đăng nhập, họ nhập tên người dùng và mật khẩu của mình và máy chủ sẽ kiểm tra những thông tin đăng nhập đó với những thông tin được lưu trong cơ sở dữ liệu của nó. Nếu trùng khớp, người dùng được cấp quyền truy cập.
Nhiều ứng dụng sử dụng cookies để xác thực người dùng sau lần đăng nhập đầu tiên để họ không phải liên tục đăng nhập vào tài khoản của mình. Mỗi khoảng thời gian mà người dùng có thể đăng nhập mà không cần phải xác thực lại được gọi là một phiên. Để duy trì phiên mở, ứng dụng sẽ thực hiện hai việc khi người dùng đăng nhập lần đầu:
- Tạo token (là một chuỗi ký tự) được gắn với tài khoản.
- Chỉ định cookie cho trình duyệt có đính kèm token.
Khi người dùng tải một trang bảo mật, ứng dụng sẽ kiểm tra token trong cookie của trình duyệt và so sánh nó với token trong cơ sở dữ liệu của nó. Nếu chúng khớp nhau, người dùng sẽ duy trì quyền truy cập mà không cần phải nhập lại thông tin xác thực của họ.
Ưu điểm của loại xác thực này là nó tiết kiệm thời gian cho người dùng. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là thiết bị hoặc trình duyệt mà người dùng đăng nhập sẽ dễ bị tấn công nếu rơi vào tay kẻ xấu.
Các yếu tố xác thực là gì?
Yếu tố xác thực là một loại thông tin được sử dụng để xác minh danh tính của người dùng. Các yếu tố xác thực có thể bao gồm mật khẩu, token bảo mật (như chìa khóa hoặc thẻ thông minh) và sinh trắc học như quét dấu vân tay. Có ba yếu tố xác thực chính:
Điều bạn biết (yếu tố kiến thức)
Đây là yếu tố xác thực phổ biến nhất. Nó xác minh danh tính bằng cách xác nhận người dùng thông qua những thông tin bí mật mà chỉ họ biết, chẳng hạn như thông tin đăng nhập và mật khẩu.
Thứ bạn có (yếu tố sở hữu)
Người dùng xác minh danh tính của họ bằng một vật thể duy nhất như thẻ truy cập hoặc chìa khóa điện tử, điện thoại di động. Việc xác thực này loại bỏ được rủi ro khi người dùng quên mật khẩu. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là người dùng phải mang theo đồ vật đó bất cứ khi nào họ cần để truy cập vào hệ thống. Và những đồ vật này có thể bị mất, đánh cắp hoặc hư hỏng trong quá trình di chuyển.
Con người của bạn (yếu tố vốn có)
Yếu tố vốn có xác minh danh tính thông qua các đặc điểm sinh trắc học vốn có của người dùng – chẳng hạn như mẫu vân tay, giọng nói hoặc mống mắt. Ưu điểm của xác thực sinh trắc học là chúng khó bị mất hoặc bị sao chép. Tuy nhiên các phương thức xác thực này có thể tốn kém hơn các yếu tố xác thực truyền thống.
6 phương pháp authentication hiện có
Để đảm bảo rằng chỉ những người được cấp quyền mới có thể truy cập vào các tài khoản, hệ thống và sử dụng dịch vụ. Các phương pháp xác thực đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống kỹ thuật hiện đại. Việc hiểu biết về các phương pháp xác thực sẽ giúp chúng ta bảo mật thông tin của mình tốt hơn.
Sau đây, Miko Tech sẽ giới thiệu một số phương pháp xác thực đã được sử dụng trên thực tế:
1. Xác thực một yếu tố (SFA – Single-Factor Authentication)
Xác thực một yếu tố (SFA) là phương thức chỉ sử dụng một thông tin nào đó để cấp quyền truy cập vào hệ thống (ví dụ: tên người dùng và mật khẩu). Mặc dù đây là hình thức xác thực phổ biến nhất nhưng nó không được đánh giá cao vì có độ bảo mật thấp.
Điểm yếu chính của SFA là nó chỉ cung cấp một lớp bảo vệ. Tin tặc chỉ cần đánh cắp thông tin đăng nhập là đã có quyền truy cập vào hệ thống. Các trường hợp như đặt mật khẩu yếu (đơn giản và dễ đoán) lại càng khiến tài khoản dễ truy cập hơn và giúp tin tặc lấy được thông tin hoặc thực hiện các hành vi sai trái.
2. Xác thực hai yếu tố (2FA – Two-Factor Authentication)
Xác thực hai yếu tố (2FA) gia cố thêm một lớp bảo vệ thứ hai cho thông tin truy cập của bạn. Thay vì chỉ một yếu tố xác thực, 2FA yêu cầu hai yếu tố xác thực khác nhau. Mặc dù tên người dùng và mật khẩu là hai thông tin khác nhau nhưng chúng đều là yếu tố kiến thức nên được coi là một yếu tố. Để đủ điều kiện được gọi là xác thực hai yếu tố, phương thức xác thực khác phải đến từ một trong hai loại còn lại.
Chi tiết hơn: 2FA Là Gì? Ưu Điểm Của Phương Thức Xác Thực 2FA
3. Xác thực ba yếu tố (3FA – Three-Factor Authentication)
Xác thực ba yếu tố (3FA) yêu cầu thông tin xác thực danh tính từ ba yếu tố xác thực riêng biệt. Xác thực ba yếu tố là quy trình xác thực an toàn hơn và tăng thêm lớp bảo vệ thứ ba cho tài khoản của bạn. Xác thực hai yếu tố và xác thực ba yếu tố có thể được gọi chung là xác thực đa yếu tố (Multi-Factor Authentication).
4. Xác thực đăng nhập một lần (Single Sign-On Authentication)
Xác thực đăng nhập một lần (SSO) cho phép người dùng đăng nhập và truy cập nhiều tài khoản cũng như ứng dụng chỉ bằng một bộ thông tin xác thực. Bạn có thể thấy điều này phổ biến nhất trong thực tế với các tài khoản Facebook hoặc Google. Ví dụ khi bạn đăng nhập một ứng dụng chơi game, hệ thống sẽ cho phép bạn lựa chọn đăng nhập bằng tài khoản Facebook hoặc Google. SSO đơn giản hóa việc quản lý tên đăng nhập và mật khẩu, giúp đăng nhập nhanh hơn và dễ dàng hơn.
5. Mật khẩu một lần (OTP – One-Time Password)
Mật khẩu một lần (OTP) hoặc mã PIN một lần là mật khẩu được tạo tự động và chỉ hợp lệ cho một phiên đăng nhập hoặc giao dịch. OTP thường được sử dụng trong xác thực đa yếu tố. Chẳng hạn, người dùng sẽ bắt đầu đăng nhập bằng tên người dùng và mật khẩu của họ. Sau đó ứng dụng sẽ gửi OTP đến điện thoại hoặc email đã đăng ký. Sau đó, người dùng có thể nhập mã OTP để hoàn tất xác thực và đăng nhập vào tài khoản.
6. Sinh trắc học
Xác thực sinh trắc học dựa trên các yếu tố sinh trắc học như dấu vân tay, quét võng mạc và quét khuôn mặt để xác nhận danh tính của người dùng. Để làm được điều này, trước tiên hệ thống phải thu thập và lưu trữ dữ liệu sinh trắc học. Và sau đó, khi người dùng đăng nhập, họ sẽ xuất trình thông tin xác thực sinh trắc học của mình và hệ thống sẽ so sánh chúng với dữ liệu sinh trắc học trong cơ sở dữ liệu.
Có thể bạn muốn biết:
- Cyber Security Là Gì? Các Hình Thức Tấn Công Qua Mạng
- 9 Cách Bảo Mật Website Hiệu Quả Trước Tấn Công Mạng
- Giao Thức HTTP Và HTTPS: Khái Niệm, Đặc Điểm Và Sự Khác Biệt
Lời kết
Authentication không chỉ là một khái niệm kỹ thuật mà là một bước đệm quan trọng trong việc xây dựng sự an toàn cho thông tin của chúng ta.
Việc hiểu biết các phương thức authentication là gì đã giúp chúng ta duy trì sự riêng tư khi truy cập các hệ thống và nền tảng trực tuyến. Hy vọng Miko Tech đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích và hãy chia sẻ cho mọi người cùng đọc nhé!
Ý Nhi tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM và có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Trong quá trình làm việc, Ý Nhi có kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, thể thao điện tử, marketing, SEO,…