fbpx
Logo

Brand Manager Là Gì? Toàn Bộ Về Giám Đốc Thương Hiệu

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Với sự phát triển của nền kinh tế và cạnh tranh khốc liệt của thương trường hiện nay, việc một doanh nghiệp đứng vững vàng trên thị trường không thể vắng bóng sự trợ giúp đắc lực của Brand Manager.

Vậy Brand Manager là gì? Công việc và kỹ năng của họ cần phải có bao gồm những gì? Cơ hội phát triển của một Brand Marketing như thế nào? Bên cạnh đó, làm cách nào để phân biệt Brand Manager và Marketing Manager? Tất cả sẽ được Miko Tech trả lời trong bài viết này.

Xem Nhanh

Brand Manager là gì?

Brand Manager (Quản lý thương hiệu) là một vị trí trong lĩnh vực marketing và kinh doanh. Người đảm nhận vai trò này chịu trách nhiệm quản lý và phát triển thương hiệu của một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Vị trí Brand Manager đòi hỏi kiến thức sâu về thương hiệu, sự hiểu biết về thị trường, và kỹ năng quản lý chiến lược.
Brand Manager là gì
Brand Manager là gì?

Brand Manager là một danh từ tiếng Anh thuộc chuyên ngành marketing, trong đó “Brand” nghĩa là “thương hiệu” – các giá trị vô hình chỉ thuộc tính của một sản phẩm, dịch vụ hay thậm chí con người như: tên, tuổi, bao bì, giá thành, câu chuyện đằng sau,… và “Manager” được hiểu là “người quản lý”.

Công việc của một Brand Manager là gì?

Dưới đây là những công việc của một Brand Manager mà bạn có thể tham khảo

“Đọc vị” thị trường và đối thủ cạnh tranh

Để một thương hiệu được khắc sâu trong tâm trí người dùng, Brand Manager phải là người biết cách “đọc vị” không chỉ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, mà còn cần hiểu rõ vị thế của chính doanh nghiệp của mình như: khách hàng mục tiêu, nhà cung cấp, nhà phân phối,… điểm mạnh và cả điểm yếu trong thị trường.

Lên chiến lược định vị thương hiệu

Việc bạn cần làm khi đảm nhận vị trí Brand Manager là xây dựng định vị cho thương hiệu của doanh nghiệp mình. Đây là quá trình xác định giá trị mà thương hiệu mang đến cho khách hàng thông qua mô hình 6Ps – “Kim Chỉ Nam”  của thương hiệu bao gồm: 

  • Proposition – “Lời hứa” của thương hiệu với khách hàng hay còn được hiểu là “tính cách” thương hiệu và cách tiếp cận của nó vào trong tâm trí người tiêu dùng. Thương hiệu tốt là một thương hiệu thể hiện những gì người tiêu dùng thích và cần.
  • Product – “Chất lượng là vàng!”. Dù sản phẩm của bạn được bán như thế nào thì điều đầu tiên phải đảm bảo nó đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đây là giá trị cốt lõi mà người tiêu dùng quan tâm.
  • Place – Điểm bán nhưng “không chỉ là điểm bán”. Không đơn thuần là một nơi buôn bán sản phẩm mà nó gồm tất cả những hoạt động và ưu đãi khiến khách hàng nhớ về sản phẩm và thúc đẩy mua hàng.
  • Price – Làm sao cho “đáng đồng tiền bát gạo”. Đây cũng được xem là yếu tố quyết định quan trọng trong việc định vị giá trị và lưu lượng khách hàng của thương hiệu.
  • Packaging – “Tốt gỗ” phải “tốt cả nước sơn”. Bao bì độc đáo và có tính ứng dụng cao sẽ lưu giữ sâu trong tâm trí người tiêu dùng và ngược lại với kiểu bình thường, không có điểm nhấn.
  • Promotion – “Người kể chuyện” cho thương hiệu. Hãy tiếp cận một cách khéo léo và thu hút với việc kết hợp các công cụ và phương tiện truyền thông để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.
Lên chiến lược định vị thương hiệu
Mô hình 6Ps

Xây dựng chiến lược, kế hoạch

Để xây dựng một chiến lược hiệu quả, Brand Manager phải có kế hoạch quản trị thương hiệu ngắn hạn và dài hạn bổ trợ lẫn nhau. Một chiến lược hay là một chiến lược độc đáo khác biệt nhưng vẫn giữ được bản chất cốt lõi của thương hiệu như: sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu chung của doanh nghiệp đó.

Quản lý phòng ban thiết kế và sáng tạo

Một trong những công việc cũng không kém phần quan trọng của Brand Manager là làm việc với các phòng ban liên quan, đặc biệt là hai bên có ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng: thiết kế và sáng tạo nội dung.

Giám đốc Thương hiệu phải đảm bảo được tính thống nhất của bộ nhận diện thương hiệu như logo, kiểu chữ, slogan, màu sắc hay nhân vật đại diện,… Đây đều là những yếu tố cần sự độc đáo nhưng phải dễ tiếp cận tâm trí khách hàng.

Triển khai, theo dõi và đánh giá hiệu quả truyền thông

Từ kế hoạch quản trị thương hiệu ngắn và dài hạn, Brand Manager có trách nhiệm tiếp tục trao đổi với nhân sự của mình cũng như các phòng ban liên quan để triển khai nó thành các chương trình và hoạt động cụ thể.

Từ đó, quản trị các chiến dịch thương hiệu bằng cách theo dõi tiến độ thực thi và đánh giá hiệu quả của chúng với khách hàng mục tiêu thông qua các chỉ số. Cuối cùng điều chỉnh các phương án và kế hoạch trong tương lai cho phù hợp.

Công việc của một Brand Manager
Công việc của một Brand Manager là triển khai, theo dõi và đánh giá hiệu quả

Quản lý tài chính để dự đoán doanh thu và điều chỉnh

Brand Manager cũng có trách nhiệm quản lý ngân sách sử dụng cho hoạt động quản trị thương hiệu của phòng ban mình. Từ đó, đặt ra các KPI không chỉ là các chỉ số liên quan đến mặt nhận diện thương hiệu của người tiêu dùng, mà còn là doanh thu hay lợi nhuận hàng tháng, hàng năm của doanh nghiệp đó.

Khám phá thêm tại: Brand marketing là gì? Công việc của Brand marketing là làm gì?

7 Kỹ năng cần để trở thành giám đốc thương hiệu xuất sắc

Một giám đốc thương hiệu tài năng sẽ hội tụ được những kỹ năng sau đây:

Hiểu rõ khách hàng mục tiêu của thương hiệu

Một thương hiệu tốt muốn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, luôn cần một quá trình thu thập thông tin, nghiên cứu và rút ra kết luận từ một người làm Brand Manager. Mức độ hài lòng càng cao, giá trị của thương hiệu càng lớn và ngược lại. Vì vậy, việc hiểu rõ được khách hàng là kỹ năng quan trọng của một Brand Manager.

Hiểu rõ khách hàng mục tiêu
Giám đốc thương hiệu cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Thông thạo kiến thức Marketing

Về kiến thức, Brand Manager chắc chắn phải hiểu rõ bản chất của mô hình 6P bao gồm: Price (giá cả) – Promotion (truyền thông) – Product (sản phẩm) – Place (điểm bán) – Packaging (bao bì) – Proposition (định vị thương hiệu) trong việc quản trị thương hiệu.

Bên cạnh đó, Brand Manager đủ kiến thức để vận dụng mô hình 6P cùng kinh nghiệm khác của bản thân để hoạch định một chiến lược quản trị thương hiệu phù hợp. Nếu thành công thì kết quả là sản phẩm hay dịch vụ đó sẽ tiếp cận đến rộng rãi khách hàng mục tiêu hơn và ngược lại. 

Nắm vững nguyên tắc quản trị thương hiệu

Nằm lòng và vận dụng linh hoạt những nguyên tắc quản trị thương hiệu vào thực tiễn là kỹ năng cần có của Brand Manager để giúp thương hiệu bền vững. Hình ảnh thương hiệu với tính cách và tinh thần độc đáo sẽ mãi mãi ở trong tâm trí người tiêu dùng mỗi khi họ lựa chọn và ra quyết định mua sản phẩm và dịch vụ nào đó. 

Các kỹ năng cần có của Brand Manager
Kỹ năng cần có của Brand Manager là nắm vững nguyên tắc quản trị thương hiệu

Kỹ năng lãnh đạo và teamwork

Brand Manager không một mình đối mặt với những khó khăn trong việc quản trị thương hiệu. Brand Manager sẽ cần kỹ năng và trí tuệ để phối hợp công việc với các thành viên trong nhóm và các bộ phận có liên quan khác với một mục tiêu chung là phát triển thương hiệu.

Tìm hiểu thêm về vị trí: Marketing Assistant Là Gì? 5 Kỹ Năng Quan Trọng Của Trợ Lý Marketing

Khả năng biến dữ liệu thô thành dữ liệu “biết nói”

Brand Manager luôn luôn cần kỹ năng nghiên cứu, phân tích và đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch quản trị thương hiệu thông qua các chỉ số phức tạp. Từ đó, họ sẽ vạch ra được những chiến lược, kế hoạch trong tương lai một cách hiệu quả hơn.

Tư duy sáng tạo

Sự hấp dẫn thương hiệu phải rõ ràng, tức là chỉ trong 3 – 5 giây, hình ảnh thương hiệu phải gây ấn tượng được với khách hàng. Vì vậy, Giám đốc Thương hiệu cũng cần có những kỹ năng tư duy sáng tạo để hiểu rõ về hình ảnh và màu sắc cũng như ngôn từ truyền tải được thông điệp đầy đủ và thú vị.

Khả năng giải quyết rủi ro

Ở cấp điều hành, Giám đốc Thương hiệu phải có kế hoạch dự phòng để quản lý rủi ro và khủng hoảng thương hiệu. Brand Manager cần triển khai thông qua việc truyền thông những điểm mạnh, những thành tựu nổi bật hoặc những chính sách có lợi mà thương hiệu cung cấp cho khách hàng.

Kỹ năng giải quyết rủi ro
Brand Manager cần có kỹ năng giải quyết rủi ro

Cơ hội phát triển nghề nghiệp của Brand Manager

Khi đã hiểu Brand Manager là gì, vậy thì lộ trình, cơ hội thăng tiến và mức lương của ngành nghề này là như thế nào? Cùng tìm hiểu trong phần dưới đây nhé!

Yêu cầu và lộ trình trở thành Brand Manager

Về kiến thức, Brand Manager cần có nền tảng cơ bản trong Marketing, Kinh tế, Kinh doanh,… Ngoài ra, công việc của Brand Manager khá đa dạng linh hoạt nên kinh nghiệm thực tế sẽ luôn được ưu tiên hơn.

Bạn có thể bắt đầu với những công việc có cấp bậc nhỏ nhất như thực tập sinh cho một agency hoặc doanh nghiệp ngay khi còn là sinh viên, sau đó tiếp tục học hỏi không ngừng nghỉ để tiếp thu kiến thức và triển khai nó trong thực tiễn để thăng tiến lên các vị trí cao hơn.

Mức lương kỳ vọng đối với Giám đốc Thương hiệu

Đóng vai trò là một nhà quản lý có tầm ảnh hưởng đến hình ảnh và danh tiếng của công ty, mức lương Brand Manager tương đối cao. Mức thu nhập thực tế sẽ phụ thuộc vào khả năng mỗi người và quy mô công ty mà họ làm việc.

Mức lương của Giám đốc Thương hiệu
Mức lương của Giám đốc Thương hiệu

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn biết thêm về mức lương của vị trí này, bạn có thể tham khảo những mức lương dưới đây: 

  • Lương trung bình: 30.900.000 VNĐ/tháng. 
  • Mức lương phổ biến: 20.900.000 – 31.300.000 VNĐ/tháng. 
  • Mức lương thấp nhất: 10.400.000 VNĐ/tháng. 
  • Mức lương cao nhất: 104.400.000 VNĐ/tháng.

Xem thêm về vị trí: Account Trong Marketing Là Gì? Tìm Hiểu Về Account Từ A – Z

KPI cho vị trí Brand Manager là gì?

Một Brand Manager luôn cần cán mốc chỉ số KPI đặt ra từ Ban Giám đốc. Dưới đây là các chỉ tiêu KPI của vị trí Brand Manager.

Mức độ nhận biết thương hiệu thông qua lượt tương tác trên các kênh trực tuyến

Số lượt tương tác trên Facebook và website chính thức của doanh nghiệp sẽ là minh chứng cho những nỗ lực của toàn đội Marketing. Mỗi lượt chia sẻ và bình luận tương tác trực tuyến cho thấy những ghi nhận của thương hiệu trong lòng khách hàng, cho thấy họ thích thú khi nhận được những giá trị bạn mang lại thông qua các bài post chia sẻ. 

Mức độ nhận biết thương hiệu qua kết quả nghiên cứu thị trường 

Số lượt tương tác của khách hàng trên mạng xã hội biến thành sự quan tâm thật của khách hàng, báo hiệu thắng lợi lẫy lừng của Giám đốc thương hiệu. Đó là khi đi thị trường, Brand Manager được thấy những phản hồi tích cực của khách hàng và chủ các đại lý bán lẻ trên toàn quốc khi nhắc đến tên thương hiệu.

Chỉ số ROI 

Chỉ số ROI là chỉ số lợi nhuận trên chi phí đầu tư. Nếu giá trị ROI càng lớn thì lợi nhuận doanh nghiệp thu về và sự tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp càng lớn. Đó cũng là một tín hiệu đáng mừng trong quản trị thương hiệu của Brand Manager, khi các khoản đầu tư về ngân sách và trí lực trở nên hoàn toàn xứng đáng.

Đọc tiếp tại: ROI trong marketing là gì? Cách tính ROI trong marketing, SEO

KPI cho vị trí Brand Manager
KPI cho vị trí Brand Manager dựa trên tỉ lệ ROI

Phân biệt Brand Manager và Marketing Manager

Tuy đây là hai vị trí thuộc lĩnh vực Marketing, nhưng vai trò của Brand Manager (Quản lý Thương hiệu) và Marketing Manager (Quản lý tiếp thị) là hoàn toàn khác nhau.

Dưới đây là một biểu đồ so sánh giữa Brand Manager và Marketing Manager để giúp hiểu rõ sự khác biệt giữa hai vị trí này:

Sự Khác BiệtBrand Manager (Quản lý Thương hiệu)Marketing Manager (Quản lý Tiếp thị)
Mục Tiêu ChínhXây dựng và bảo vệ thương hiệu.Thúc đẩy doanh số bán hàng.
Đối Tượng Khách HàngTập trung vào tạo dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng, thúc đẩy sự trung thành đối với thương hiệu.Tập trung vào tiếp thị thương hiệu cho nhiều đối tượng khách hàng.
Thời Hạn Hiệu QuảHiệu quả của công việc thường dài hạn.Hiệu quả của công việc thường ngắn hạn.
Tương Tác Với MarketingQuản lý, xây dựng thương hiệu cụ thể và rõ ràngBám sát vào thương hiệu để xây dựng và triển khai các chiến lược marketing

Cả hai vị trí này đều hướng tới kim chỉ nam là duy trì và tăng trưởng doanh thu cho công ty. Vì thế, Brand Manager và Marketing Manager phải kết hợp với nhau để xây dựng những chiến lược đẩy mạnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm về vị trí Business development manager là gì? Mô tả công việc chi tiết

Những câu hỏi thường gặp về công việc Brand manager

Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc, ngành nghề của Brand manager, cùng tìm hiểu thêm các câu hỏi phổ biến về vị trí này nhé!

Brand manager làm việc trong các lĩnh vực nào?

Brand manager có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực và ngành công nghiệp, bao gồm sản phẩm hàng tiêu dùng, dịch vụ, công nghệ, thực phẩm và đồ uống, y tế, du lịch và nhiều lĩnh vực khác.

Brand manager có quan hệ làm việc với các bộ phận nào trong công ty?

Brand manager thường có quan hệ làm việc chặt chẽ với các bộ phận như tiếp thị và quảng cáo, phát triển sản phẩm, tài chính, nghiên cứu thị trường, và quản lý chiến lược doanh nghiệp.

Brand manager có vai trò tương tự như marketing manager không?

Như đã đề cập, mặc dù có mối liên quan, nhưng vai trò của brand manager và marketing manager có sự khác biệt. Brand manager tập trung vào xây dựng và quản lý thương hiệu, trong khi marketing manager tập trung vào hoạt động tiếp thị và quảng cáo để thúc đẩy doanh số.

Tóm lại, Brand Manager là người quản lý và xây dựng cốt lõi của một thương hiệu, đóng góp quan trọng vào thành công của doanh nghiệp. Họ không chỉ tạo nên hình ảnh độc đáo mà còn kết nối thương hiệu với khách hàng một cách sâu sắc.

Qua bài viết trên, Miko Tech hy vọng bạn hiểu được Brand Manager là gì và biết được công việc, kỹ năng và cơ hội phát triển của giám đốc thương hiệu. Hãy chia sẻ bài viết này với bạn bè để họ cũng hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của Brand Manager trong ngành marketing và kinh doanh ngày nay nhé.

18.09.2023 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!