fbpx
Logo

Brand Name Nghĩa Là Gì? Cách Đặt, Vai Trò, Vấn Đề Chiến Lược

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Brand name nghĩa là gì? Đây là một khái niệm không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Brand name có tầm ảnh hưởng lớn, quyết định đến sự phát triển của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Trong bài viết này, hãy cùng Mikotech tìm hiểu Brand name nghĩa là gì? Vai trò, nguyên tắc, cách xây dựng, giá trị cốt lõi và ý nghĩa của tên thương hiệu. Cùng với đó là giải đáp thắc mắc tên thương hiệu có phải tên doanh nghiệp, tên nhãn hiệu hay không?

Brand name nghĩa là gì?

Brand name là gì? Brand name (tên thương hiệu) là tên (thường là một danh từ riêng) được nhà sản xuất, tổ chức áp dụng cho một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể.
Brand name nghĩa là gì?
Brand name nghĩa là gì?

Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa chính xác nào để miêu tả chính xác cụm từ tên thương hiệu. Tuy nhiên, trên thực tế thì tên thương hiệu được hiểu là một cái tên mà doanh nghiệp, tổ chức đặt cho một dòng sản phẩm, dịch vụ mà họ đang cung cấp.

Tên thương hiệu có phải là tên doanh nghiệp không?

Bạn cần lưu ý, tên thương hiệu không phải là tên doanh nghiệp. Lý do là vì tên thương hiệu mang phạm vi hẹp hơn so với tên doanh nghiệp. Tên thương hiệu có thể sử dụng để chỉ sản phẩm được tạo ra còn tên doanh nghiệp sử dụng để chỉ tổ chức tạo ra sản phẩm đó.

Ví dụ:

Công ty Unilever tạo ra rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau như: Sunlight (nước rửa chén), Lipton (trà túi lọc), Dove (dầu gội), Pond (sữa rửa mặt), Vaseline (sữa dưỡng thể),…

Trong đó: Unilever được hiểu là tên doanh nghiệp. Sunlight, Lipton, Dove, Pond, Vaseline là các tên thương hiệu thuộc doanh nghiệp.

Tuy nhiên cũng có một số trường hộ tên thương hiệu và tên doanh nghiệp trùng nhau như công ty Pepsi.

Tên thương hiệu có phải là nhãn hiệu hàng hóa không?

Một số người nhận định rằng tên thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa là một. Tuy nhiên thực tế chỉ ra điều này là không chính xác.

Nói một cách đơn giản hơn thì thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu hàng hóa là phần xác. Nhãn hiệu được tạo ra trong thời gian ngắn, trong khi để tạo dựng được thương hiệu và ghi dấu ấn với khách hàng cần thời gian dài đôi. 

Nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ. Ngược lại thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của một doanh nghiệp và nhận được sự công nhận của người tiêu dùng chính.

Vai trò của brand name đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Sau khi đã tìm hiểu brand name nghĩa là gì thì chúng ta hãy cùng nhau khám phá những vai trò đặc biệt của brand name đối với doanh nghiệp.

Đầu tiên, brand name có thể giúp doanh nghiệp “bắn mũi tên trí nhớ” vào tâm trí khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Ngược lại, tên thương hiệu không hay, doanh nghiệp vẫn có thể tồn tại nhưng để đến gần hơn với khách hàng cần thời gian dài.

Vai trò của brand name đối với sự phát triển của doanh nghiệp
Vai trò của brand name đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Thứ nhất, tên thương hiệu là điều mà khách hàng nhìn thấy khi doanh nghiệp của bạn xuất hiện trên thị trường. Tên thương hiệu là sản phẩm, cho phép khách hàng có thể ghi nhớ, chấp nhận, ủng hộ hay phản đối, tẩy chay.

Bởi vậy, bạn có thể làm marketing, có chiến lược kinh doanh hấp dẫn, nhưng khách hàng không thể gọi tên thương hiệu thì điều đó thật vô nghĩa.

Thứ hai, tên thương hiệu giúp cho doanh nghiệp truyền tải các thông điệp truyền thông đến khách hàng. Bản thân tên thương hiệu đã ẩn chứa thông điệp và là công cụ truyền thông giúp giao tiếp, đánh vào tiềm thức khách hàng.

Thứ ba, tên thương hiệu giúp phân biệt các doanh nghiệp với nhau. Vì thế nó luôn là trọng tâm của bất kì một chương trình phát triển thương hiệu nào.

Thứ tư, tên thương hiệu được xem là công cụ bảo vệ người sở hữu nó trước những cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ như: ăn cắp bản quyền, sao chép, …

Brand name của doanh nghiệp càng giá trị, càng khẳng định được vị thế. Theo thời gian, cái tên có thể mang đến cho doanh nghiệp nguồn lợi nhuận ổn định. Vì thế khi đặt brand name của doanh nghiệp cần phải được dựa trên những nguyên tắc nhất định.

Xem thêm bài viết: Brand identity là gì? Vai trò và cách xây dựng brand identity

Nguyên tắc đặt brand name hiệu quả

Đặt tên thương hiệu là một trong những bước cực kỳ quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công của doanh nghiệp.

Tên thương hiệu được bảo hộ

Tên thương hiệu có hay đến đâu nhưng không được bảo hộ về mặt pháp lý thì rất dễ bị đạo nhái. Thậm chí bạn có thể mất đi tên thương hiệu. Chính vì vậy, hãy lựa chọn những tên thương hiệu được bảo hộ nhằm tránh rủi ro cho doanh nghiệp.

Thể hiện ngành nghề hay sản phẩm của doanh nghiệp

Với các thương hiệu mới, tên thương hiệu nên chọn gắn với ngành nghề hoặc sản phẩm đang kinh doanh. Điều này giúp cho doanh nghiệp rút ngắn thời gian tiếp cận khách hàng cũng như cắt giảm các chi phí truyền thông. Ví dụ tên thương hiệu BĐS “land”, ngành sữa gắn với từ “milk”…

Đơn giản và dễ ghi nhớ

Thông thường, brand name có tầm quan trọng lớn đối với doanh nghiệp nên khi đặt tên, doanh nghiệp thường “tham” và gắn liền với nhiều thông điệp. Điều này vô hình chung khiến cho tên thương hiệu rườm rà, khó nhớ.

Khách hàng sẽ không thể nhớ đến tên thương hiệu của bạn khi nhắc về sản phẩm. Bạn nên đặt tên thương hiệu đơn giản, dễ nhớ giống như một số thương hiệu lớn: Coca Cola, Honda, Amazon…

Thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Tên thương hiệu nên lựa chọn khác so với tên sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Bạn không nên đặt brand name trùng hoặc tương tự với các sản phẩm của đối thủ nhằm tránh việc hiểu nhầm cạnh tranh không lành mạnh.

Phù hợp thị trường và khách hàng mục tiêu

Khi đặt brand name, các bạn cần đảm bảo đầy đủ các tiêu chí nhằm phù hợp thị trường và khách hàng mục tiêu. Cụ thể:

Nguyên tắc đặt brand name hiệu quả
Nguyên tắc đặt brand name hiệu quả
  • Phân khúc thấp, bình dân: các bạn có thể hướng đến sự đơn giản.
  • Phân khúc cao cấp: Các bạn nên sử dụng từ tạo cảm giác sang trọng. Bạn cũng không thể đặt một cái tên tiếng Anh khi phân khúc thị trường là người Việt Nam với khách hàng có thu nhập thấp ở các vùng quê. Hoặc ngược lại, một cái tên tiếng Việt khó thành công ở nước ngoài. 

Bởi vậy, các bạn cần cân đối tất cả các nguyên tắc trên để có thể lựa chọn một brand name tạo giá trị cho doanh nghiệp. Chắc chắn một tên thương hiệu hay sẽ giúp cho DN của bạn “đi vào tâm trí” khách hàng một cách nhanh nhất. 

Cách xây dựng brand name thành công

Sau khi đã lựa chọn được brand name phù hợp, điều bạn cần đó là lựa chọn các kênh phù hợp nhằm xây dựng brand name.

Logo

Nếu tên gọi là thương hiệu dưới dạng tượng thanh thì logo chính là thương hiệu dưới dạng tượng hình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các bạn làm một cái logo rồi bảo “đó là thương hiệu”.

Thiết kế logo chính là một phần trong quá trình xây dựng thương hiệu. Chính vì vậy, nó cần phải có sự nhất quán với các kênh khác trong quá trình xây dựng brand name.

Mạng xã hội

Mạng xã hội là một trong các kênh phổ biến mà doanh nghiệp dùng để lan tỏa brand name. Tùy thuộc vào sản phẩm, chiến lược, phân cấp thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn cần lựa chọn kênh truyền thông phù hợp.

Website

Website vẫn được xem là “ngôi nhà”, là diện mạo của một thương hiệu. Bởi vậy, doanh nghiệp khi đã có brand name cần có website để khách hàng khám phá giá trị của doanh nghiệp.

Website
Website

Website cần thể hiện tính nhất quán trong thông điệp truyền thông, bao gồm: màu sắc, nội dung, hình ảnh.

Vấn đề chiến lược cần xem xét

Khi đặt tên thương hiệu cần phải xem xét những vấn đề chiến lược sau:

Đặt tên cho sản phẩm mới hay đổi tên cho sản phẩm hiện thời?

Vấn đề đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải xét đến khi lựa chọn tên thương hiệu là có phải họ cần đặt tên cho một thương hiệu gắn với sản phẩm mới hay không. Nếu sản phẩm cần đặt tên là sản phẩm mới, thì cần đặt một cái tên giúp thương hiệu trở nên khác biệt hẳn so với các đối thủ. 

Còn nếu đó không phải là sản phẩm mới thì cần cân nhắc việc đổi tên cho sản phẩm, có thể cho mục đích khác biệt hóa thương hiệu cho những thị trường khác nhau, cũng có thể do tên hương hiệu cũ đã lâu, nhàm chán và không còn gây hứng thú cho khách hàng.

Sản phẩm được gắn thương hiệu mang định hướng kinh doanh quốc tế không?

Các thương hiệu quốc tế nổi tiếng thường có một số đặc trưng như: sử dụng một tên đồng nhất trên tất cả các thị trường, thiết kế bao gói chung, thị trường mục tiêu là tương đối giống nhau trên tất cả các khu vực.

Rất nhiều doanh nghiệp hiệu không đặt mối quan hệ giữa mục tiêu phát triển kinh doanh ra quốc tế với việc đặt tên thương hiệu. 

Điều này là một trong những nguyên nhân cơ bản mà sau này doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, thậm chí cả thị trường để tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan tới nó. 

Những vấn đề liên quan có thể là tính pháp lí của tên thương hiệu ở thị trường toàn cầu (không được bảo hộ) hoặc những sai lầm về mặt ngữ nghĩa của tên thương hiệu khi dịch sang ngôn ngữ quốc tế, hoặc đôi khi là vấn đề không thể phát âm đúng tên thương hiệu đối với người nước ngoài.

Thương hiệu có phải là kết quả của chiến lược mở rộng dòng sản phẩm, là một phần của dòng sản phẩm nào đó hay chiến lược mở rộng thương hiệu không?

Một khi doanh nghiệp đã xác định ô nào trong ma trận chiến lược sản phẩm – thương hiệu được thực hiện thì vấn đề đặt tên thương hiệu chịu sự ràng buộc rất nhiều của chiến lược thương hiệu đó. 

Cách xây dựng brand name thành công
Cách xây dựng brand name thành công

Quyết định mở rộng dòng sản phẩm là một trong những quyết định hiệu quả và ít tốn kém nhất để giới thiệu một sản phẩm mới trong cùng dòng, mang một kiểu thiết kế như thương hiệu đã có. 

Thông qua việc sử dụng một thương hiệu hiện tại, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được các chi phí như thiết kế bao gói, phát triển thương hiệu, quảng cáo giới thiệu và các chi phí truyền thông và phân phối khác.

Bản thân sản phẩm và thị trường có cho phép thương hiệu của bạn bảo hộ hay không?

Nếu doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế chấp nhận độc quyền hoặc sản phẩm mới của doanh nghiệp là thứ rất khó bắt chước, thì ít có khả năng các đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện. 

Ngược lại, trong môi trường cạnh tranh, các phản ứng của đối thủ cạnh tranh là rất lớn thì cần phải lựa chọn một cái tên có khả năng được bảo vệ dưới hai góc độ pháp luật và thị trường.

Những cốt lõi nhất của một thương hiệu – Brand Name

Thương hiệu có thể được miêu tả là một doanh nghiệp, một dịch vụ, sản phẩm hoặc thậm chí là một cá nhân cụ thể, mang tính cách riêng biệt.

Người thiết kế không thể tạo ra thương hiệu hay thiết kế được ra một thương hiệu. Họ chỉ thiết kế các đặc tính mà phản ánh chính xác thương hiệu đó.

Thương hiệu phải xuất phát từ chính nội tại của công ty, từ các chiến lược thương hiệu đã được chỉ ra trước đó:

  • Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì?
  • Thương hiệu đại diện cho cái gì?
  • Điều gì làm sản phẩm/dịch vụ trở nên khác biệt?
  • USP – Unique Selling Point của doanh nghiệp là gì?
  • Đối tượng khách hàng mục tiêu là ai?

Ý nghĩa của Brand Name – Tên thương hiệu

Thông qua Brand Name, doanh nghiệp và công ty có thể gửi gắm những thông điệp, ý tưởng và định hướng phát triển của mình đến đại đa số người tiêu dùng.

Giữa thị trường ngày càng đa dạng và cạnh tranh, việc gọi tên một thương hiệu và gán cho nó những đặc thù riêng sẽ giúp cho sản phẩm, dịch vụ dễ dàng tiếp cận đến khách khi. Khi đó, sản phẩm của bạn dễ dàng tiêu thụ hơn.

Brand Name có vai trò cực kỳ quan trọng, đứng cùng hàng với tên doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, tên doanh nghiệp gắn liền với một doanh nghiệp thì tên thương hiệu sẽ gắn liền với một sản phẩm, dịch vụ.

Các câu hỏi thường gặp về brand name

Tên thương hiệu quan trọng như thế nào?

– Tên thương hiệu rất quan trọng vì chúng tạo nên bản sắc cho công ty của bạn. Chúng giúp bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Nó cũng đặt ra tinh thần cho công ty của bạn và cho khách hàng biết điều gì sẽ xảy ra.

Sự khác biệt giữa tên brand name và branding là gì?

– Brand name là cách người khác nhìn nhận về doanh nghiệp của bạn. Đó là sự kết nối cảm xúc mà bạn tạo ra với khán giả của mình. Branding là tập hợp các hành động bạn thực hiện để xây dựng thương hiệu của mình.
Đó là một quá trình bạn trải qua để tác động đến cách người khác nhìn nhận thương hiệu của bạn.

Tên thương hiệu có ảnh hưởng gì đến khách hàng?

– Việc ra quyết định của khách hàng phụ thuộc vào việc thương hiệu của bạn hoạt động tốt như thế nào, vì vậy khách hàng cần nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp.
Khách hàng ít có khả năng đầu tư vào những thương hiệu mà họ ít biết đến hơn, trong khi họ mua hàng từ những thương hiệu có uy tín, độ tin cậy và giá trị cao hơn.

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc Brand name nghĩa là gì? Vai trò, nguyên tắc, cách xây dựng, giá trị cốt lõi và ý nghĩa của tên thương hiệu. Quá trình xây dựng và tạo ra Brand name không hề đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

Hy vọng bài viết của Mikotech sẽ hữu ích đối với bạn trong quá trình tạo dựng thương hiệu của mình. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết!

03.01.2023 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!