Giọng nói thương hiệu chỉ cách thức thương hiệu truyền tải nội dung bằng âm thanh. Tên tiếng Anh là Brand voice.
Nhiều người không biết đến thuật ngữ này cho nên để hiểu rõ hơn, Mikotech đã tổng hợp những thông tin liên quan đến Brand voice là gì cũng như cách sử dụng và xây dựng hiệu quả, cách phân biệt Brand voice và những thuật ngữ gây nhầm lẫn khác.
Giọng nói thương hiệu là gì? Tại sao lại xuất hiện giọng điệu thương hiệu?
Giọng nói thể hiện tính cách của bản thân thông qua ngôn ngữ giao tiếp. Giọng điệu là cách mỗi người thay đổi giọng nói sao cho phù hợp với từng tình huống, từng đối tượng và được đánh giá bằng các tính từ như vui tươi, thân thiện, trang trọng,…
Ví dụ như đối với trẻ em thì ngôn từ tươi sáng, vui nhộn còn đối với doanh nhân thì cần phải có ngôn từ thông minh, thuyết phục.
Giọng điệu đòi hỏi phải có sự thay đổi khéo léo, bổ trợ cho giọng nói giúp cho khách hàng cảm nhận đúng định hướng của thương hiệu. Giọng điệu là yếu tố nằm trong giọng nói thương hiệu. Giọng điệu càng tốt thì giọng nói của bạn càng có sự thu hút, thuyết phục.
Tại sao brand voice lại quan trọng?
Digital marketing là môi trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu. Bạn chỉ có thể nổi bật giữa đám đông nếu biết tận dụng content, hình ảnh, chất lượng sản phẩm,… Giọng nói thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật giữa đám đông.
Trong Sprout Social Index, cuộc khảo sát người tiêu dùng thể hiện lý do tại sao một số thương hiệu lại nổi bật, trong đó 40% cho biết nội dung đáng nhớ, 30% cá tính riêng biệt và 32% cách kể chuyện hấp dẫn. Qua đó, có thể thấy giọng nói thương hiệu giữ vai trò quan trọng.
Nội dung bao gồm nhiều yếu tố như hình ảnh, ngôn ngữ, video,… Nghiên cứu khác của Sprout Social Index cho thấy lý do người tiêu dùng hủy theo dõi các thương hiệu ở các phương tiện truyền thông, trong đó, 45% cho thấy họ không thích cách thương hiệu chia sẻ những thông tin không liên quan.
Khách hàng dễ bị thu hút với giọng điệu, nội dung toát lên được tinh thần của thương hiệu, đem lại cho họ cảm giác tương tự như những gì mô tả.
Chiến lược thương hiệu có dễ dàng thành công khi không có giọng nói?
Khẳng định tính cách thương hiệu
Thông qua giao tiếp, khách hàng có thể đánh giá được những đặc điểm cơ bản về thương hiệu mà doanh nghiệp muốn hướng đến.
Qua đó, mức đồ phù hợp và yêu thích của khách hàng cũng được diễn ra. Nếu như giọng nói thương hiệu là những gì khách hàng muốn truyền đạt thì bạn sẽ nắm chắc lượng lớn khách hàng trung thành. Cho nên, giọng nói thương hiệu phải đồng nhất với tính cách thương hiệu.
Nổi bật hình ảnh thương hiệu trên thị trường
Giọng nói thương hiệu có thể trùng lặp nhưng giọng điệu thì không. Giọng điệu thương hiệu giúp khách hàng nhận diện và gắn kết với thương hiệu.
Tạo sức ảnh hưởng nhất định đến đối tượng mục tiêu
Đầu tiên để thuyết phục khách hàng là thông qua ngôn ngữ giao tiếp. Khi khách hàng chấp nhận nghe bạn trình bày thì bạn mới có cơ hội chứng minh bằng hành động.
Nếu giọng nói của bạn đảm bảo 3 yếu tố là quan điểm rõ ràng, thông điệp tích cự, dẫn chứng hành động thực tế thì bạn sẽ chinh phục được lòng tin của khách hàng.
Thể hiện tính nhất quán trong chiến lược thương hiệu
Thiếu hụt trong cách diễn đạt cho dù chiến lược có kỹ lưỡng thì cũng khó thành công. Cho nên, hãy thể hiện rõ ràng cá tính trong giọng nói thương hiệu, chạm được đến suy nghĩ của khách hàng thì chiến lược thương hiệu sẽ nhanh chóng đạt được mục đích.
Làm thế nào để xác định giọng nói và giọng điệu cho thương hiệu?
Tìm hiểu đối tượng mục tiêu
Để tiết kiệm thời gian thì cần xác định đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến. Giọng nói thương hiệu không chỉ thể hiện đặc trưng của doanh nghiệp mà còn giải đáp được khúc mắc của khách hàng. Cho nên, hiểu rõ về đối tượng khách hàng mình hướng đến sẽ dễ dàng đạt được mục đích cuối cùng.
Tham khảo thị trường
Giọng nói thương hiệu có thể trùng lặp nhưng quan trọng là cần nhấn mạnh điểm nổi bật của thương hiệu để khách hàng có thể tự phân biệt được trong quá trình tìm hiểu.
Liệt kê các tính từ phù hợp
Khi đã xác định được đối tượng khách hàng, đã đến lúc bạn vận dụng kỹ năng tìm kiếm cá tính từ hình mẫu cho thương hiệu.
Các tính từ được lựa chọn phải bám sát với mục đích đã đề ra, tiếp cận dễ dàng đối tượng khách hàng hướng đến.
Bên cạnh đó, số lượng tính từ cũng là điều cần quan tâm. Nếu quá nhiều tính từ thì khách hàng sẽ khó nhận diện và ghi nhớ. Cho nên, tốt hơn hết chỉ nên khoanh vùng từ 3 đến 5 từ, có như vậy thì khả năng truyền tải thông tin sẽ hiệu quả hơn.
Lập bảng phân tích giọng nói thương hiệu
Để chiến lược thương hiệu có hướng đi đúng thì chúng ta cần phải phân tích chi tiết 4 yếu tố sau:
- Tính cách mà giọng nói cần thể hiện
- Mô tả sơ lược về tính cách nói trên
- Những điều nên làm
- Và những điều không nên làm trong quá trình sử dụng
Hãy tham khảo ví dụ bên dưới
Tính cách giọng nói | Mô tả | Nên | Không nên |
Năng động | Chúng tôi muốn trở thành một người bạn mang đến năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh. | – Hình ảnh nhiều màu sắc; – Ngôn ngữ trẻ trung, gần gũi – Thể hiện được tính tích cực, năng động. |
– Sử dụng những từ ngữ mang tính hàn lâm – Đem đến thông tin tiêu cực, nhàm chán. |
Đam mê | Chúng tôi là những người trẻ mạo hiểm, phá vỡ vòng tròn an toàn của bản thân | – Thể hiện hoạt động dứt khoát, mạnh mẽ – Nhấn mạnh cảm xúc thoải mái, vui vẻ – Truyền cảm hứng bằng những câu chuyện có thật – Ngôn từ ngắn gọn, xúc tích. |
– Ngôn từ khó hiểu, dài dòng – Nói về những rủi ro – Dẫn chứng viễn vong, ảo tưởng. |
Truyền thông nội bộ và chỉnh sửa
Để biết được gióng nói đạt yêu cầu hay không thì hãy áp dụng chúng vào nội bộ. Khi đó, với sự am hiểu khách hàng, nhân viên sẽ đưa ra những đánh giá khách quan góp vần hoàn thiện giọng nói thương hiệu.
Ví dụ về những brand voice ấn tượng
Ví dụ về brand voice ấn tượng không thể không nói đến Apple. Quảng cáo của Apple luôn khiến khách hàng bị thu hút bởi những hình ảnh tối giản, content độc đáo, hình ảnh sắp xếp cẩn thận.
Trang web của họ luôn có brand voice rõ ràng thông qua ngôn ngữ đơn giản. Họ đi vào vấn đề một cách trực tiếp nhưng tự nhiên.
Phân biệt giọng nói thương hiệu (Brand Voice) và giọng điệu thương hiệu (Brand Tone)?
Giọng nói thương hiệu nên đáp ứng một số yêu cầu sau đây:
- Khác biệt và độc nhất: Hãy nói không với cách nói hài hước của Baemin, cách thể hiện thông tin của ASOS hoặc bắt chước theo brand voice của bất kỳ thương hiệu nào. Bạn phải tự sáng tạo ra tiếng nói cho thương hiệu của mình;
- Nhận diện dễ dàng: Làm mọi cách để giúp khách hàng có thể nhận diện và ghi nhớ dễ dàng giọng nói thương hiệu của bạn;
- Hỗ trợ và bổ sung: Phải có sự tương tác với những phần còn lại trong bộ nhận diện thương hiệu;
- Sự đồng nhất: Bài đăng trên Facebook hay trả lời thư điện tử của khách hàng thì tiếng nói thương hiệu của bạn phải đồng nhất với các mục tiêu mà bạn cung cấp.
Khi tiếng nói thương hiệu (Brand Voice) đã nhất quán thì giọng điệu (Brand Tone) của bạn có thể thay đổi tùy tình huống khác nhau. Hay nói cách khác. tiếng nói thương hiệu bao gồm những nội dung mà bạn giao tiết còn giọng điệu là cách chi tiết bạn thể hiện giọng nói và sẽ gắn liền với cảm xúc, thái độ.
7 bước để tạo tiếng nói thương hiệu của bạn
Các bước dưới đây giúp bạn tìm kiếm được tiếng nói thương hiệu phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Bước 1: Nhắc lại tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp
Trước khi bắt tay xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thì bạn nên tìm hiểu chuyên sâu và ghi nhớ sứ mệnh ban đầu mà doanh nghiệp bạn đã đặt ra.
Lấy tuyên bố sứ mệnh của Hiệp hội Bệnh Alzheimer như một ví dụ:
Hiệp hội đã nêu rất rõ nhiệm vụ của họ là “chấm dứt bệnh Alzheimer và tất cả các chứng sa sút trí tuệ khác – bằng cách đẩy nhanh nghiên cứu toàn cầu, thúc đẩy giảm nguy cơ và phát hiện sớm, đồng thời tối đa hóa dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ có chất lượng.”
Để thực hiện sứ mệnh này, họ cam kết những “Giá trị cốt lõi” nhất là tính chính trực, tính toàn diện, tính đa dạng, cam kết hướng đến sự xuất sắc,…
Qua đó, có thể khẳng định, tiếng nói cần phải bắt nguồn từ sứ mệnh và có sự liên kết với giá trị cốt lỗi mà bạn đã đặt ra.
Bước 2: Kiểm tra tất cả nội dung mà bạn đã sản xuất
Khi đã tạo ra nội dung cho thương hiệu thì bạn nên đánh giá lại những nội dung đó. Các nội dung này bao gồm:
- Website
- Landing page
- Quảng cáo
- Bài đăng trên blog
- Video
- Bài đăng trên mạng xã hội
- Bảng chỉ dẫn trong cửa hàng
Sau đó, bạn hãy phân tích ngôn ngữ và giọng điệu cùng hiệu suất hoạt động của chúng. Có nghĩa là bạn có thể đánh giá ngôn ngữ hay giọng điệu đang hoạt động tốt hay chưa khi đăng lên các trang mạng xã hội – số lượng bình luận, like, share,… Từ đó, thống kê được những nội dung nào gây được sự chú ý, nội dung nào chưa hấp dẫn.
Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn
Bạn phải biết đối thủ mình xây dựng giọng nói thương hiệu như thế nào mà có thể thu hút được khách hàng từ đó bạn mới có thể xây dựng được brand voice có sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, không phải tìm hiểu đặc điểm của giọng nói thương hiệu của đối thủ để tạo ra một giọng nói thương hiệu tương tự. Thay vào đó, bạn hãy sáng tạo ra một giọng nói thương hiệu có sự khác biệt, đặc điểm phân biệt rõ ràng, không gây nhầm lẫn với những đối thủ khác.
Bước 4. Xác định khán giả của bạn và lắng nghe họ
Nghiên cứu đối tượng khách hàng là bước quan trọng để tìm ra brand voice phù hợp. Vì brand voice có độc đáo mà khách hàng không nhận diện và ghi nhớ được thì cũng vô ích.
Nếu bạn đã có lượng khách hàng trung thành thì hãy làm một cuộc khảo sát. Hãy thử hỏi những điều như sau:
- Mô tả thương hiệu của chúng tôi trong ba từ.
- Nếu thương hiệu của chúng tôi là một người, thì đó sẽ là ai?
- Bạn có nghĩ rằng cách giao tiếp của chúng tôi phù hợp với sản phẩm /dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp không?
Bạn chắc chắn nhận được phản hồi khi biến nó thành một cuộc thi hay có phần quà sau khi trở thành 50 người làm khảo sát đầu tiên.
Sau khi đã nhận được ý kiến, bạn hãy so sánh mức độ trùng lặp thương hiệu của mình với những gì bạn đã nói về bản thân. Nếu như trùng khớp thì bạn đã có tiếng nói thương hiệu đi đúng hướng.
Lưu ý nhỏ là giọng nói thương hiệu lý tưởng mà khán giả muốn nghe có thể không phải là giọng nói mà bạn mong đợi họ muốn nghe. Hãy nhớ điều đó nhé!
Bước 5: Viết ra bạn là ai và sẽ giao tiếp như thế nào
Như đã nói, tiếng nói thương hiệu giữ vai trò quan trọng. Hãy viết ra những tính từ mô tả chi tiết, chính xác nhất tính cách thương hiệu của bạn và trả lời câu hỏi như sau:
- Nếu thương hiệu của bạn có thể nói thì tiếng nói ấy sẽ có âm thanh như thế nào?
Khi đó bạn đã chắc chắn biết được những tính từ mô tả thương hiệu của mình. Hãy chọn những tính từ mô tả được đặc điểm chính mà bạn nghĩ là quan trọng để truyền đạt tính cách của mình.
Bước 6: Kiểm nghiệm brand voice mới của bạn (đánh giá và điều chỉnh)
Sau khi đã hoàn thành bước 5 thì bạn hãy thử brand voice của bạn trên một nền tảng nhất định. Hãy viết một bài đăng mẫu trên blog bằng giọng điệu mới được tìm ra.
Sau đó, hãy hỏi bạn bè xem họ nghĩ gì. Nếu nhận được đánh giá tốt thì hãy thử gửi email đến một nhóm độc giả thân thiết xem họ có thích hay không.
Bên cạnh đó, bạn hãy đánh giá cách thức hoạt động của tiếng nói thương hiệu với các yếu tố khác như là xem giọng điệu của bạn có phù hợp với phần còn lại của bộ nhận diện hay không để đảm bảo tính nhất quan trong xây dựng hình ảnh.
Trong trường hợp bạn hụt hẫng trong quá trình thử nghiệm thì đừng vội chán nản mà hãy thử chuyển đổi sang kênh truyền thông khác để xem kết quả như thế nào.
Bước 7: Tạo các nguyên tắc để đảm bảo tính nhất quán của thương hiệu
Tính nhất quán là chìa khóa thành công ở một số thương hiệu. Bất kỳ nội dung nào cũng phải có tính nhất quán.
Ví dụ như Enchanteur, một nhãn hiệu mang ý nghĩa “duyên dáng, quyến rũ”, một người bạn đồng hành với người phụ nữ đi tìm kiếm hạnh phúc, sự lãng mạn trong cuộc sống. Tất cả video quảng cáo luôn thể hiện nội dung với brand voice duyên dáng, quyến rũ.
Hay Dollar Shave Club, một thương hiệu dao cạo râu, giám đốc điều hành có linh cảm dao cạo râu có tính giải trí và ông đã tạo ra video ra mắt hài hước mà không thua kém gì video quảng cáo. Video này không chỉ có sức lan truyền mà còn là tiếng vang mãi về sau của thương hiệu này.
Để đảm bảo tính nhất quán thì bạn phải đặt ra nguyên tắc cho cách tiếng nói thương hiệu được phát ra trong những hoàn cảnh khác nhau.
Trên đây, Mikotech đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Brand voice là gì? Cách xây dựng, sử dụng sao cho hiệu quả brand voice. Hơn thế nữa, bạn còn biết được điểm khác biệt giữa tiếng nói thương hiệu và giọng điệu thương hiệu. Nếu muốn xây dựng được tiếng nói thương hiệu đặc sắc, độc đáo thì bạn có thể tham khảo các thương hiệu thành công khác. Chúc các bạn thành công!