Business Development Manager là một vị trí quan trọng trong một doanh nghiệp, nhưng nhiều người vẫn còn thắc mắc về nghành nghề, công việc này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích một cách rõ ràng về Business development manager là gì và vai trò quan trọng của họ trong sự phát triển của doanh nghiệp.
Business development manager là gì?
Business development manager (viết tắt là BDM) là Giám đốc phát triển kinh doanh. Vị trí này góp phần chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý các mối quan hệ kinh doanh mới hoặc tối ưu hóa các mối quan hệ hiện có để thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng doanh số bán hàng của công ty.
Vai trò của họ bao gồm tìm kiếm cơ hội mới, thương lượng hợp đồng, và phát triển chiến lược kinh doanh để đạt được mục tiêu doanh số và lợi nhuận.
Tùy theo cách thức tổ chức mà vị trí này đảm nhiệm các công việc khác nhau. Thông thường, Business development manager sẽ là người kết nối khách hàng với sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, là cầu nối giữa ban lãnh đạo với nhân viên.
Tìm hiểu thêm về vị trí: Brand Manager Là Gì? Toàn Bộ Về Giám Đốc Thương Hiệu
Vai trò, trách nhiệm của Business development manager là gì?
Vai trò
Qua phần khái niệm về BDM chắc bạn cũng đã phần nào hình dung ra được vai trò của Business Development Manager đối với doanh nghiệp. Cụ thể, BDM có những vai trò như sau:
- Giúp các doanh nghiệp phát triển bằng cách tìm kiếm cơ hội mới, nghiên cứu khách hàng tiềm năng, thiết lập mối quan hệ với khách hàng và sắp xếp các cuộc hẹn cho giám đốc bán hàng.
- Đứng đầu bộ phận phát triển kinh doanh, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ xây dựng các hồ sơ thầu, thúc đẩy bán hàng trong thị trường mới bằng cách nghiên cứu và đưa ra chiến lược phát triển kinh doanh. Chiến lược phải độc đáo, hợp thời đại, tình hình thực tế và nhu cầu khách hàng.
- Quản lý và tổ chức đội ngũ kinh doanh bán hàng, nắm bắt và triển khai những phương pháp cụ thể trong việc nâng cao hiệu quả bán hàng của đội ngũ nhân viên cũng như phát huy năng lực của họ trong công việc.
- Xây dựng được đội ngũ bán hàng vững mạnh vì đây chính là gương mặt đại diện cho cả doanh nghiệp với khách hàng, đồng thời, giám sát, đảm bảo cho nhân viên đi đúng kế hoạch, yêu cầu công việc và mục tiêu đề ra.
Trách nhiệm
Nhìn chung, BMD là người chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh của công ty, xác định triển vọng bán hàng và khách hàng tiềm năng, quảng cáo và bán hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể, trách nhiệm của một BDM bao gồm:
- Xây dựng mối quan hệ với các khách hàng, đối tác để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh doanh sau này.
- Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng cũng như các đối tác kinh doanh.
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh, triển khai thực hiện các quy trình nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh.
- Định hướng triển vọng kinh doanh bằng cách xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu và thị trường mới.
- Xây dựng chiến lược Marketing.
Mô tả công việc chi tiết của Business development manager
Xuất phát từ vai trò, trách nhiệm của vị trí Business development manager trong doanh nghiệp mà họ có khối lượng công việc khá lớn. Sau đây, Miko Tech sẽ mô tả chi tiết các công việc của một BDM, cụ thể:
Xây dựng, triển khai các chiến lược kinh doanh
BDM là người xây dựng, triển khai các kế hoạch và chiến lược phát triển kinh doanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Họ cần đảm bảo các kế hoạch triển khai theo đúng định hướng và mục đích đề ra để kinh doanh hiệu quả nhất.
Các chiến lược này cần đảm bảo 2 yếu tố:
- Tăng doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cho công ty
- Đem lại sự hài lòng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của công ty.
Nghiên cứu các thị trường mới
BDM có vai trò nghiên cứu thị hiếu khách hàng và nhu cầu thị trường, tìm ra các thị trường mới. Cụ thể, họ sẽ xác định các cơ hội kinh doanh mới và phương pháp để tối ưu hóa vai trò của một doanh nghiệp trên thị trường hiện có.
Các cơ hội kinh doanh có thể ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm lĩnh vực tăng trưởng, xu hướng, cơ hội hợp tác, thiết kế sản phẩm và gia nhập thị trường mới… Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Đào tạo, lãnh đạo đội ngũ nhân viên
BDM là người đứng đầu các nhóm kinh doanh, marketing, PR, quan hệ khách hàng… Do đó, họ có nhiệm vụ quản lý, dẫn dắt, định hướng hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự phát triển và lợi nhuận của doanh nghiệp.
BDM là người lên kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh cho công ty để đảm bảo các chiến lược diễn ra thuận lợi và tốt nhất. Ngoài ra, BDM cũng chịu trách nhiệm quản lý và đưa ra kế hoạch tuyển dụng nhân sự khi cần thiết.
Việc giám sát các nhân viên cấp dưới để đảm bảo các công việc diễn ra đúng tiến độ cũng là công việc quan trọng của BDM. Đồng thời, BDM là người xét duyệt các kế hoạch làm việc, KPI của từng phòng, ban kinh doanh theo tuần, tháng.
Xây dựng quan hệ với đối tác
Để có thể phát triển vững chắc trên thị trường, doanh nghiệp không thể thiếu các mối quan hệ kinh doanh. Mối quan hệ này bao gồm quan hệ với khách hàng và với các đối tác, doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực.
BDM xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp để tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng với giá thành ưu đãi nhất. Đồng thời, BDM sẽ đàm phán với các đại lý, nhà phân phối về giá thành, chính sách phân chia lợi nhuận.
BDM sẽ là người duy trì các mối quan hệ lợi ích này. Từ đó, các mối quan hệ sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp.
Đọc thêm về vị trí: Account Trong Marketing Là Gì? Tìm Hiểu Về Account Từ A – Z
Xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng
Để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp, BDM phải chủ động thiết lập các mối quan hệ và tương tác với khách hàng. Thông qua đó, bạn cũng có thể nhận phản hồi về sản phẩm, dịch vụ và cải thiện để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Ngoài ra, BDM sẽ tìm kiếm các nhóm khách hàng tiềm năng. Sau đó, họ sẽ làm việc và phối hợp cùng bộ phận truyền thông để đưa ra các chiến dịch quảng cáo nhắm tới khách hàng tiềm năng để mang lại lợi nhuận tối ưu nhất.
Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong bộ máy tổ chức
Nhiệm vụ của một BDM thường liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau. Do đó, bạn phải có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các phòng, ban, các bộ phẩn để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong quá trình làm việc.
Bên cạnh đó, BDM sẽ tổng hợp hiệu suất kinh doanh theo tuần, tháng, quý và báo cáo với cấp quản lý cao hơn. Các dữ liệu này cũng là cơ sở đánh giá tình hình kinh doanh, các vấn đề đang gặp phải của doanh nghiệp.
Từ đó, BDM sẽ đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời và phù hợp để đảm bảo quá trình kinh doanh của tổ chức. Điều này giúp doanh nghiệp vận hành một cách chuyên nghiệp, đem lại hiệu quả tối đa.
Cập nhật công nghệ mới và vạch ra chiến lược phù hợp
Sự phát triển của công nghệ tác động lớn đến hành vi mua hàng và tương tác của người mua với doanh nghiệp. Do đó, BDM luôn phải thấu hiểu những tiện ích về công nghệ để xây dựng các kênh phân phối, tiếp thị hiệu quả.
Những tố chất cần có của một Business development manager
Để trở thành Giám đốc phát triển kinh doanh tài năng, bạn cần trau dồi những kỹ năng, trình độ sau đây:
Về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Vị trí BDM liên quan đến ngành quản trị kinh doanh hay ngành quản trị doanh nghiệp. Vì thế, ứng viên thường là người tốt nghiệp chuyên ngành này hoặc ngành liên quan khác trong khối ngành kinh tế.
Bên cạnh đó, có kinh nghiệm ở những vị trí tương đương, có thành tích công việc tốt hay đã từng làm công việc nhân viên kinh doanh… cũng là một lợi thế. Cụ thể, bị trí BDM yêu cầu như sau:
- Tốt nghiệp đại học ở các chuyên ngành như: quản trị kinh doanh, marketing hoặc các ngành học liên quan khác.
- Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing hoặc những vị trí việc làm tương đương.
- Nền tảng kiến thức vững chắc, đặc biệt là khả năng nghiên cứu về thị trường và nhu cầu của khách hàng.
- Hiểu biết và sử dụng thành thạo các loại phần mềm CRM, các kỹ năng tin học văn phòng.
Khám phá thêm về: Quản trị quan hệ khách hàng là gì? Mô hình và các phương pháp
Về kỹ năng cứng, kỹ năng mềm
Để phục vụ tốt hơn cho công việc, hãy cải thiện và nâng cao các kỹ năng sau nhé!
1. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và lãnh đạo
Kỹ năng giao tiếp là một yếu tố quan trọng đối với BDM. Bởi vì BDM không chỉ tham gia đàm phán với các đối tác trên thương trường mà còn trực tiếp triển khai những ý tưởng, chiến lược kinh doanh đến thành viên trong công ty.
Bên cạnh đó, kỹ năng lãnh đạo và teamwork cũng là yếu tố quan trọng của một BDM. Đồng thời, BDM phải biết tổ chức tốt, lựa chọn và dành sự quan tâm vào vấn đề trọng yếu, thiết lập và chỉ đạo thực hiện mục tiêu kinh doanh.
2. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong quá trình triển khai các chiến lược kinh doanh, có rất nhiều vấn đề phát sinh từ phía đối tác và khách hàng. Nhiệm vụ của BDM là phải nhanh chóng nhìn nhận ra vấn đề và kịp thời đưa ra hướng giải quyết, xử lý phù hợp.
3. Kỹ năng nắm bắt xu thế thị trường
Kỹ năng này đảm bảo BDM nhạy bén với thị trường, chịu khó tìm hiểu và quan sát thị trường để nắm bắt xu thế mới nhất để đưa vào chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, BDM cũng cần có khả năng đọc vị khách hàng tốt.
4. Kỹ năng thuyết trình
Đây là kỹ năng quan trọng và cần thiết để quản lý phát triển kinh doanh trao đổi, truyền đạt kế hoạch, dự án cho cấp dưới thực hiện tốt. Vì vậy, để đảm nhận công việc này thì ứng viên phải có kỹ năng thuyết trình vượt trội.
5. Kỹ năng ngoại ngữ, tin học và kỹ thuật
Ngoại ngữ tốt, thành thạo tiếng Anh là lợi thế lớn đối với ứng viên cho vị trí BDM. Bên cạnh đó, BDM cần có kỹ năng tin học thành thạo như Microsoft Word, Excel, PowerPoint và các phần mềm phân tích thống kê.
Quá trình sử dụng, hợp tác, khách hàng sẽ có những yêu cầu mới về kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ. Do đó, BDM phải có kỹ năng kỹ thuật cần thiết để hiểu và đề xuất cải tiến sản phẩm hoặc đưa ra giải pháp khi cần thiết.
Đọc thêm về: Front End Là Gì? Kỹ Năng Cần Có Để Trở Thành Front End Developer
Những câu hỏi thường gặp về business development manager
Điều gì tạo nên một business development manager hiệu quả?
Họ kiên cường và tập trung. Họ hỏi khách hàng tại sao họ từ chối và xem xét những điểm mà họ có thể truyền đạt đề nghị của mình theo một cách khác. Họ có thể tự nhận thức, vì vậy họ phân tích điểm mạnh và lĩnh vực phát triển của mình và tìm kiếm phản hồi từ người khác.
Điều quan trọng nhất cần có ở một business development manager là gì?
Đó là những kĩ năng bán hàng. Để nhắm mục tiêu các cơ hội phát triển, một business development manager phải có khả năng xác định các thành viên của đối tượng mục tiêu của công ty và tìm kiếm và theo dõi các cơ hội một cách hiệu quả. Ngoài ra, các nhà phát triển kinh doanh cần các kỹ năng để xây dựng mối quan hệ với các đối tác tiềm năng hoặc khách hàng tiềm năng.
Trong bài viết trên, Miko Tech đã giúp bạn hiểu về Business Development Manager là gì và chi tiết công việc của họ trong sự phát triển kinh doanh. Họ là những người đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ hội và kết nối doanh nghiệp với khách hàng tiềm năng. Hãy chia sẻ bài viết này để lan tỏa thông tin và giúp mọi người hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng này!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/