Chiến dịch email marketing đang ngày càng trở nên quan trọng trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng của các thương hiệu. Cùng tìm hiểu các bước tạo chiến dịch và khám phá 5 loại chiến dịch phổ biến mà bạn nên biết.
Chiến dịch email marketing là gì?
Chiến dịch email marketing là một chiến dịch tiếp thị bằng cách gửi email hàng loạt đến nhiều người nhận. Mục tiêu chính của hình thức này là khuyến khích người xem thực hiện một hành động cụ thể. Chẳng hạn như mua sản phẩm hoặc dịch vụ, dùng thử hoặc tìm hiểu thêm về công ty.
Nếu được xây dựng tốt, các chiến dịch email marketing có thể giúp tăng lưu lượng truy cập và cả doanh số bán hàng. Ngoài ra, chúng còn giúp xây dựng một mối quan hệ với những người xem, đồng thời thúc đẩy liên kết giữa với nội dung liên quan. Một chiến dịch email marketing hiệu quả thường có các đặc điểm sau:
- Tiêu đề ấn tượng: Tiêu đề của email phải ấn tượng vì đó là điểm tiếp xúc đầu tiên với người đọc. Do đó, nó cần đủ thu hút để họ tiếp tục đọc những nội dung phía sau.
- Dễ đọc: Email có nội dung quá dài hoặc font chữ khó đọc sẽ không làm người đọc hứng thú. Hãy đảm bảo rằng email có bố cục dễ đọc và độ dài vừa phải.
- Thích nghi với thiết bị di động: Nhiều người có thể kiểm tra email từ điện thoại di động. Vì vậy, email của bạn nên tương thích với mọi thiết bị và hạn chế khả năng bị người nhận bỏ qua.
- Liên quan: Nội dung của email nên được cá nhân hóa cho người nhận nó. Quá trình này sẽ được đơn giản hóa thông qua việc thu thập dữ liệu về đối tượng của bạn.
- Có CTA: CTA giúp người đọc biết rõ mình cần làm gì khi nhận được mail từ thương hiệu. Chẳng hạn, bạn gửi email với nội dung ưu đãi giảm 50%, như vậy tốt nhất email nên kèm theo CTA “Mua ngay” hoặc “Đăng ký ngay”.
Lợi ích của chiến dịch email marketing
Email marketing có thể là một công cụ tiếp thị cực kỳ mạnh mẽ mà doanh nghiệp của bạn có thể tận dụng. Một số lợi ích mà doanh nghiệp có được từ các chiến dịch email marketing bao gồm:
Tăng nhận thức về thương hiệu
Email có thể giúp bạn lan truyền thông điệp về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ bằng cách chia sẻ tài liệu giá trị, tin tức, ưu đãi và nhiều thông tin khác với những người đăng ký nhận tin. Bạn cũng nên điều chỉnh nội dung và thiết kế email của bạn cho phù hợp với bộ nhận diện thương hiệu để tạo ra sự nhất quán và tăng nhận thức về thương hiệu.
Tăng lưu lượng truy cập website
Email marketing là một cách tuyệt vời để kéo lưu lượng truy cập vào trang web của bạn. Bạn có thể chia sẻ đoạn trích từ các bài viết gần đây và dẫn người đăng ký đến bài viết đầy đủ trên website thông qua liên kết. Việc thêm CTA vào email quảng cáo để dẫn người đăng ký đến trang đích và trang bán hàng để tìm hiểu thêm về sản phẩm của bạn cũng làm tăng lưu lượng truy cập.
Tạo doanh số bán hàng và doanh thu
Email có thể giúp giới thiệu sản phẩm và dịch vụ với khách hàng và thử nghiệm các kỹ thuật bán hàng khác nhau để tạo thêm doanh thu. Ví dụ, bạn có thể cung cấp mã giảm giá và cam kết miễn phí giao hàng để kích thích hành vi mua sắm. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các kỹ thuật upselling và cross-selling để tăng giá trị đơn hàng trung bình.
Thúc đẩy các kênh khác
Chiến dịch email marketing có thể giúp thúc đẩy các kênh marketing khác như Facebook, Twitter, Insstagram hoặc landing page. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu khách hàng mới chia sẻ đánh giá hoặc tổ chức giveaway trên trang Facebook hoặc bắt đầu một challenge trên Instagram và mời người đăng ký tham gia các chương trình để nhận quà.
Giữ chân khách hàng hiệu quả
Với email, bạn có không gian để thử nghiệm các loại chiến dịch khác nhau và tự do sáng tạo. Thay đổi các chiến dịch email và triển khai thường xuyên giúp thương hiệu duy trì được sự quan tâm của khách hàng và khơi dậy sự hứng thú của họ về thương hiệu. Việc triển khai các chiến dịch email marketing thường xuyên cũng giúp họ nhớ đến thương hiệu lâu hơn.
Thu thập dữ liệu kinh doanh
Sử dụng các chiến dịch email marketing cho phép bạn thu thập dữ liệu của khách hàng và tìm hiểu thêm về hành vi của họ. Bạn có thể làm điều này bằng cách theo dõi các số liệu thống kê hoặc gửi các bảng khảo sát và biểu mẫu phản hồi qua email. Hãy tận dụng thông tin này để cải thiện chất lượng chiến dịch email của bạn.
5 bước tạo chiến dịch email marketing thành công
Một chiến dịch email marketing có thể thúc đẩy người nhận email thực hiện hành động, tối ưu hóa tỷ lệ mở email, tương tác với doanh nghiệp và tạo cơ hội tiềm năng để tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, việc tạo ra một chiến dịch email thành công có thể rất thách thức.
Dưới đây là các bước mà bạn có thể tham khảo để tạo ra một chiến dịch mạnh mẽ và có mục tiêu rõ ràng.
Bước 1: Đặt mục tiêu của chiến dịch email marketing
Đặt ra mục tiêu chiến dịch là yếu tố quan trọng quyết định xem chiến dịch email marketing của bạn có thành công hay không. Hãy nghĩ đến các mục tiêu hàng năm của công ty hoặc mục tiêu mà sản phẩm hoặc dịch vụ cần đạt được trong năm. Dựa trên điều này, bạn có thể lên kế hoạch để thực hiện các chiến dịch gửi email quảng cáo sau khi sản phẩm hoặc dịch vụ ra mắt.
Bước 2: Xác định đối tượng của chiến dịch
Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách sau:
Xác định chân dung khách hàng
Chân dung khách hàng là một hình mẫu khách hàng lý tưởng đại diện cho tệp khách hàng mục tiêu của công ty. Đương nhiên, không phải mọi khách hàng tiềm năng đều phù hợp với hình mẫu đó. Do đó, việc xác định đối tượng mục tiêu là rất quan trọng. Hãy xác định xem ai sẽ có lợi từ việc sử dụng sản phẩm của bạn và các thói quen, mong muốn và đặc điểm của họ là gì?
Biết về những “nỗi đau” của khách hàng
Doanh nghiệp của bạn phải nhắm đến việc giải quyết những “nỗi đau” của khách hàng. Hãy giới thiệu công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ như một giải pháp cho vấn đề của khách hàng và đảm bảo họ hài lòng với thương hiệu. Chẳng ai lại muốn mua một sản phẩm hoặc dịch vụ mà không biết nó có công dụng gì và có thể mang lại lợi ích.
Phân khúc khách hàng tiềm năng
Hãy phân nhóm những người đăng ký email dựa trên địa điểm địa lý, sở thích, thói quen mua sắm và các đặc điểm khác. Hãy tùy chỉnh và gửi email có mục tiêu đến từng nhóm trong danh sách email và sở thích độc đáo của nó, thay vì tạo ra một phiên bản duy nhất cho tất cả người nhận. Dưới đây là 4 cách mà bạn có thể phân nhóm danh sách email:
- Dựa trên hành vi: thời gian duyệt web, truy cập trang web, giỏ hàng bị bỏ trống, mua sắm bất ngờ.
- Dựa trên địa điểm địa lý: thành phố, tiểu bang và quốc gia.
- Dựa trên nhân khẩu học: tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
- Dựa trên tâm lý học: lối sống, sở thích, giá trị.
Bước 3: Tạo nội dung email
Tạo mẫu email
Việc đầu tiên mà bạn cần xem xét khi tạo nội dung email là chọn mẫu. Hiện nay có nhiều công cụ có thể giúp bạn tạo mẫu email sao cho bắt mắt và thu hút hơn. Lưu ý rằng email của bạn nên hiển thị tốt trên nhiều thiết bị khác nhau như laptop, điện thoại, máy tính bảng,…
Viết nội dung email
Cá nhân hóa nội dung email cho các nhóm đối tượng khác nhau dựa trên hành vi của họ. Người nhận thường tương tác tốt hơn với các email được cá nhân hóa dựa trên sở thích của họ. Tùy chỉnh email để phù hợp với người nhận dựa trên dữ liệu thu thập được sẽ giúp chiến dịch có hiệu quả cao hơn.
Tiêu đề email hấp dẫn
Tiêu đề là yếu tố quan trọng để tăng tỷ lệ mở email – điều quan trọng với một chiến dịch thành công. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng các tiêu đề bạn sử dụng ngắn gọn và súc tích. Ví dụ, bạn có thể sử dụng giọng điệu hài hước, biểu tượng cảm xúc (emojis), khơi gợi sự tò mò trong tiêu đề để thu hút sự chú ý của người nhận.
Kiểm tra email trước khi gửi
Bạn nên tiến hành kiểm tra toàn diện email bao gồm thiết kế, nội dung và CTA. Bạn có thể sử dụng A/B Testing để thử nghiệm các yếu tố khác nhau và xem yếu tố nào hoạt động tốt nhất. Hãy thử nghiệm cả thời gian gửi email và các thiết kế email khác nhau mà bạn lựa chọn. Cuối cùng, bạn có thể tìm ra thời điểm tốt nhất để gửi email và cả thiết kế được người xem ưa thích nhất.
Bước 4: Lên lịch cho chiến dịch
Sau khi kiểm tra và điều chỉnh chiến dịch, bạn phải lên lịch và gửi email đến danh sách những người đăng ký. Sau đó, hãy kiểm tra lại tất cả các chi tiết của chiến dịch, thêm danh sách những người mà bạn muốn gửi và cuối cùng, gửi email đến các nhóm người đăng ký nhận email từ bạn.
Bước 5: Đo lường hiệu quả, điều chỉnh và cải tiến
Theo dõi các chiến dịch email marketing của bạn vì điều này sẽ giúp bạn xác định xem chiến dịch có thành công hay không. Điều quan trọng là xem xét tỷ lệ thành công của chiến dịch và thực hiện điều chỉnh nếu cần. Hãy phân tích tỷ lệ mở email, tỷ lệ nhấp vào liên kết và nhiều chỉ số khác để kiểm tra sự thành công của chiến dịch.
5 loại chiến dịch email marketing thường thấy
Trong phần này, Miko Tech sẽ giới thiệu 9 loại chiến dịch email marketing mà công ty của bạn nên triển khai:
1. Email chào mừng
Email chào mừng là email đầu tiên mà một người nhận được khi họ đăng ký nhận thông tin từ bạn hoặc sau khi họ thực hiện một giao dịch. Loại chiến dịch email marketing này là một cách tuyệt vời để giới thiệu thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn đến những người nhận mới. những người nhận mới liên hệ mới đến thương hiệu, sản phẩm và/hoặc dịch vụ của bạn.
2. Bản tin
Bản tin là một trong những hình thức email marketing phổ biến nhất. Các bản tin này thường không tập trung vào mục đích thương mại mà chủ yếu để chia sẻ nội dung đến người nhận. Ví dụ, thương hiệu có thể dùng email để gửi những tin tức mới về ngành, mẹo sử dụng, giới thiệu tính năng của một sản phẩm,… Những bản tin này thường được gửi định kỳ như 1 lần/tuần, 1 lần/tháng,…
3. Quảng cáo
Những email quảng cáo có thể có nhiều bố cục và nội dung khác nhau nhưng mục đích chính vẫn là để quảng bá cho một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định hoặc thông báo đợt khuyến mãi hiện có. Những email này chủ yếu được sử dụng để khuyến khích người dùng thực hiện giao dịch.
4. Nhắc nhở giỏ hàng
Email nhắc nhở giỏ hàng là những email được gửi đến những khách hàng đã từng ghé thăm cửa hàng của bạn, thêm hàng vào giỏ nhưng chưa thực hiện thanh toán. Những email này là cách để nhắc nhớ khách hàng về dự định mua hàng của họ và thúc đẩy họ hoàn thành đơn hàng. Bạn có thể kết hợp với dịch vụ miễn phí giao hàng hoặc mã giảm giá sắp hết hạn để khuyến khích họ “chốt đơn”.
5. Email mùa vụ
Email mùa vụ được gửi vào những thời điểm cụ thể như ngày lễ, các ngày nghỉ đặc biệt, v.v. Chúng rất thích hợp để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với từng mốc thời gian trong năm. Bằng cách giới thiệu các sản phẩm liên quan đến sự kiện hoặc ngày lễ sắp diễn ra, doanh nghiệp có khả năng tăng doanh số bán hàng cho những mặt hàng cụ thể đó.
Lời kết
Chiến dịch email marketing mang lại nhiều lợi ích và có thể được tận dụng để góp phần vào việc tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. Bài viết cũng đã giới thiệu cho bạn 5 loại chiến dịch email marketing thường thấy. Mong rằng những thông tin mà Miko Tech cung cấp đã giúp bạn hiểu được và biết cách tạo chiến dịch email. Đừng quên truy cập website vào ngày mai để nhận thêm nhiều thông tin thú vị nhé!
Ý Nhi tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM và có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Trong quá trình làm việc, Ý Nhi có kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, thể thao điện tử, marketing, SEO,…