fbpx
Logo

Chiến lược khác biệt hóa là gì? Lợi ích và 7 bước tạo dựng

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh để tìm khách hàng riêng cho mình. Chiến lược khác biệt hóa giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các đối thủ trong cùng lĩnh vực và có tệp khách hàng tiềm năng.

Vậy chiến lược khác biệt hóa là gì? Tại bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp khái niệm, lược sử hình thành và 4 chiến lược tạo nên chiến lược khác biệt hóa. Ngoài ra, bài viết còn giới thiệu 7 bước, tầm quan trọng và ưu nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa là gì?

Cùng tìm hiểu bài viết ” Chiến lược khác biệt hóa là gì? Lợi ích và 7 bước tạo dựng ” của Miko Tech nhé

Chiến lược khác biệt hóa là gì?

Chiến lược khác biệt hóa (tiếng anh gọi là differentiation strategy) hay điểm khác biệt là một chiến lược về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Chiến lược này nhằm mục đích tạo ra các yếu tố khác biệt từ đó tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực đồng thời tạo được ấn tượng cho khách hàng, khiến họ nhớ hơn đến thương hiệu của mình.

Những chỉ số về sự thành công của điểm khác biệt này sẽ mang đến cho khách hàng những lợi ích nhất định và mang lại cho thương hiệu của doanh nghiệp sự trung thành của khách hàng. Điều này là hoàn toàn có lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Lược sử hình thành chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược khác biệt hóa là một trong ba chiến lược tổng quát bao gồm: chiến lược tập trung, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược chi phí tối ưu, được xuất bản trong quyển sách “Lợi thế cạnh tranh” bởi Giáo sư Michael Porter.

Michael Porter là một trong những giáo sư nổi tiếng, uyên bác của Đại học Harvard. Một trong những cuốn sách kinh điển của ông có thể kể đến đó là: “Chiến lược cạnh tranh” (Competitive Strategy), “Lợi thế cạnh tranh” (Competitive Advantage), … 

Trong đó phải kể đến cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (Competitive Advantage of Nations), được mệnh danh là cuốn sách “gối đầu giường” của nhiều chiến lược gia trên thế giới.

Theo giáo sư Michael Porter, chiến lược khác biệt hóa có thể được ứng dụng thành 2 cách như sau

  1. Chiến lược khác biệt hóa rộng (tập trung vào nhiều khách hàng/thị trường)
  2. Chiến lược khác biệt hóa hẹp (tập trung vào thị trường nhỏ)

Chiến lược khác biệt hóa là phương pháp hàng đầu thế giới được các doanh nghiệp sử dụng như là một phương thức điều chế ra “sự độc nhất” cho doanh nghiệp của mình. Vận dụng tốt các kỹ năng, tư duy, sáng tạo thì có thể đem lại sự độc quyền duy nhất cho doanh nghiệp của mình.

Nhưng để làm được điều đó, các nhà doanh nghiệp phải biết ứng dụng đúng chiến lược khác biệt hóa cho nhóm đối tượng mà doanh nghiệp đang hướng tới. Nếu áp dụng sai, không chỉ mất đi vị thế cạnh tranh mà còn phải chịu sự lãng quên bởi các nhà sáng lập.

  • Chiến lược khác biệt hóa rộng 

Doanh nghiệp áp dụng chiến lược hóa rộng (hay còn gọi là chiến lược hóa phổ quát) khi muốn đến những đối tượng khách hàng phổ biến, phạm vi rộng lớn, không phân biệt độ tuổi, mục đích sử dụng.

Ví dụ: Vinamilk là thương hiệu áp dụng chiến lược khác biệt hóa rộng, sử dụng thương hiệu bảo trợ (vinamilk) trên tất cả dòng sản phẩm tập trung cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng cụ thể: sữa dành cho trẻ thấp còi, sữa dành cho người muốn giảm cân, …

  •   Chiến lược khác biệt hóa hẹp 

Trái ngược với chiến lược khác biệt hóa rộng, thì chiếc lược khác biệt hóa hẹp chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng có thị trường phân khúc nhỏ (Niche market – Thị trường ngách). Đây là thị trường ít người để ý đến và tính chất cũng như mục đích kém người sử dụng.

Tuy là thị trường ít người biết đến nhưng lại tạo được độ nhận diện cao nếu thành công trên các lĩnh vực này. Cho nên chúng ta nên dành toàn bộ thời gian, nguồn lực và chi phí trong việc phát triển thị trường này. Điều này có thể khiến các doanh nghiệp nhỏ, các startup hoặc các agency gặt hái được thành công to lớn.

4 chiến lược tạo sự khác biệt hóa hiện nay

Có nhiều cách để tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, 4 yếu tố là sản phẩm, dịch vụ, hình ảnh, nhân sự được chú trọng hơn cả. Vì vậy, có thể nói đây chính là 4 chiến lược không thể thiếu khi doanh nghiệp muốn tạo sự khác biệt.

1. Khác biệt hóa sản phẩm

  • Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

    Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

Để có thể tạo sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ thì doanh nghiệp cần tập trung vào đặc điểm như: Chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, công dụng, thiết kế, độ bền, tuổi thọ,….

2. Khác biệt dịch vụ

Ngoài khác biệt về sản phẩm thì sự khác biệt về dịch vụ đi kèm bán hàng cũng nên được đầu tư. Chất lượng dịch vụ cũng là một yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh và tăng sự hiệu quả của chiến lược. Vậy nên, doanh nghiệp có thể chú trọng đến những dịch vụ như: Giao hàng tận nơi, hướng dẫn sử dụng, chế độ đổi trả, bảo hành,…

3. Khác biệt hóa nhân sự

Các công ty có thể trở thành độc nhất nhờ việc thuê, đào tạo những kỹ năng cho đội ngũ nhân viên của mình tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Khi nhân viên của doanh nghiệp được đào tạo tốt hơn cần có đủ kiến thức, kinh nghiệm cần thiết, có tính tín nhiệm, nhiệt tình, thân thiện và khả năng giao tiếp tốt.

4. Khác biệt hóa hình ảnh

Hình ảnh sản phẩm là thứ khách hàng nhìn thấy đầu tiên và gây ấn tượng mạnh với họ, ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Để xây dựng được hình ảnh công ty, sản phẩm cần có hình ảnh logo, tên, nhãn mác, đặc điểm, màu sắc,… thu hút và nổi bật với khách hàng.

Tầm quan trọng của chiến lược khác biệt hóa trong doanh nghiệp

Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn thương hiệu của mình được nổi bật và được khách hàng biết đến nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Chính những mong muốn của doanh nghiệp đã tạo nên những điều quan trọng của chiến lược khác biệt hóa, cụ thể:

Khác biệt với đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Chiến lược khác biệt hóa giúp doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ trực tiếp

Chiến lược khác biệt hóa giúp doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ trực tiếp

Nhờ có sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp nhận được vô số những lợi thế nhất định. Với những sự khác biệt về dịch vụ, khác biệt hoá để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm theo mong muốn của họ.

Ngoài ra, khi tạo được sự khác biệt, doanh nghiệp của bạn sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều về các mối đe dọa đến từ đối thủ. Từ đó, nguồn thu của doanh nghiệp cũng lớn hơn.

Tác động tới Brand Loyalty

Sự trung thành của khách hàng chính là rào cản khiến họ không thể chấp nhận sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp khác nếu như họ không bị thuyết phục. Chính vì vậy, bạn nên tận dụng những điểm khác biệt để tác động đến lòng trung thành của khách hàng. Từ đó, xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng. Điều này sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ.

7 bước để xây dựng chiến lược khác biệt hoá

Có rất nhiều chiến lược khác biệt hoá được tạo ra mỗi ngày và không có giới hạn. Chiến lược khác biệt hoá phụ thuộc vào sự nhạy bén về thị trường và khả năng sáng tạo của đội ngũ thực hiện. Tuy nhiên vẫn có 7 bước cơ bản giúp doanh nghiệp có thể đạt được sự khác biệt hoá.

  • Bước 1: Sự khác biệt hoá về chất lượng
  • Bước 2: Một chức năng/ tính năng mới
  • Bước 3: Đáp ứng một nhu cầu chưa được khám phá
  • Bước 4: Cung cấp một dịch vụ chưa từng có
  • Bước 5: Giải quyết nhiều nhu cầu của nhiều khách hàng cùng lúc
  • Bước 6: Độ tin cậy của sản phẩm được chứng minh
  • Bước 7: Tạo ra các bộ phận dễ dàng thay thế, thiết bị ngoại vi hay phụ kiện

Ưu nhược điểm của chiến lược

Chiến lược khác biệt hóa sẽ có một số ưu nhược điểm nhất định, cụ thể như:

Ưu và nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa

Ưu và nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa

Ưu điểm

  • Doanh nghiệp ít bị cạnh tranh bởi các đối thủ trong ngành do có số lượng lớn tập khách hàng trung thành với nhãn hiệu sản phẩm của công ty, đồng thời sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp khó bị bắt chước.
  • Chiến lược khác biệt hóa giúp doanh nghiệp tạo ra được lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của mình. Thực tế, khi người tiêu dùng đã hài lòng và yêu thích sự khác biệt của bạn, họ sẽ khó có thể chọn được sản phẩm, dịch vụ của các thương hiệu khác nữa.
  • Sự khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ và lòng trung thành của khách hàng có thể tạo hàng rào cản trở sự các công ty khác tìm cách gia nhập ngành. Khi đó, việc loại bỏ các đối thủ cạnh tranh mới được tiến hành dễ dàng mà không gây hao tổn lợi ích. Việc này càng giúp doanh nghiệp của bạn đứng vững được trên thị trường và có cơ hội chiếm vị trí độc quyền.
  • Khác biệt hóa nhấn mạnh và sự khác biệt tích cực so với đối thủ, nhờ vậy lợi ích mang đến cho khách hàng cao hơn bên cạnh khả năng cung cấp đa dạng nhu cầu của khách hàng. Qua đó doanh nghiệp có thể thu được nhiều nguồn lợi, thúc đẩy phát triển bền vững.

Nhược điểm

  • Khi sử dụng chiến lược khác biệt hóa, khả năng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng nhanh chóng bị bắt chước bởi các đối thủ khác trong ngành.
  • Để thực hiện được chiến lược này, doanh nghiệp cần tập trung vào hoạt động nghiên cứu, phát triển, truyền thông, giao tiếp để cung cấp thông tin sản phẩm có tính độc đáo, khác biệt về sản phẩm, dịch vụ của mình so với đối thủ cạnh tranh.
  • Khi theo đuổi chiến lược khác biệt hóa, doanh nghiệp rất dễ đưa ra những sản phẩm với đặc tính cao quá mức cần thiết, dẫn đến tốn kém trong khi khách hàng không cần, không biết đến, không xem trọng hay đánh giá cao.
  • Chi phí để tạo ra khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ khá cao, nếu không cân nhắc, doanh nghiệp có thể chịu tổn thất nặng nề.

Qua bài viết trên, Miko Tech đã cung cấp cho bạn những kiến thức về chiến lược khác biệt hóa là gì, lược sử hình thành và 4 chiến lược tạo nên chiến lược này. Bên cạnh đó, bài viết còn giới thiệu 7 bước có bản hình thành, tầm quan trọng và ưu nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa.

Hy vọng bài viết trên đã có thể giúp bạn có thêm nhiều thông tin về chiến lược khác biệt hóa và hỗ trợ cho quá trình kinh doanh của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này nhé!

14.03.2023 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!