Chiến lược sản phẩm là gì lại đóng vai trò quan trọng trong thành công của các doanh nghiệp? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích kỹ hơn về chiến lược sản phẩm và hướng dẫn chi tiết các bước thiết lập nó.
Chiến lược sản phẩm là gì?
Chiến lược sản phẩm là gì? Chiến lược sản phẩm (Product Strategy) là kế hoạch do một công ty tạo ra để xác định tầm nhìn cho một sản phẩm và xác định cách thức thực hiện tầm nhìn đó.
Chiến lược sản phẩm định hướng các quyết định về phạm vi, vị trí, giá trị và cách tiếp cận sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Chiến lược sản phẩm cung cấp toàn bộ chi tiết về lợi ích mà sản phẩm mang lại, đối tượng khách hàng mục tiêu, cách phân phối và tiếp thị sản phẩm, cũng như các yếu tố cạnh tranh và tài nguyên cần thiết để thành công trong thị trường.
Lên chiến lược sản phẩm đòi hỏi cần có phân tích thị trường, hiểu biết về khách hàng và định hướng chiến lược dựa trên thông tin và mục tiêu kinh doanh của công ty.
Những yếu tố chính của chiến lược sản phẩm là gì?
Khi xây dựng chiến lược sản phẩm, ba yếu tố chính nhất định phải có là:
Tầm nhìn sản phẩm
Như chúng ta đã thảo luận ở trên, tầm nhìn sản phẩm mô tả sứ mệnh dài hạn của sản phẩm của bạn. Chúng thường được viết dưới dạng những tuyên bố ngắn gọn, đầy khát vọng để nói rõ những gì công ty hy vọng sản phẩm sẽ đạt được. Vì lý do này, tầm nhìn sản phẩm nên giữ nguyên.
Ví dụ: tuyên bố về tầm nhìn ban đầu của Google cho công cụ tìm kiếm của họ là “Sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó trở nên hữu ích và có thể truy cập được trên toàn cầu”.
Mục tiêu
Tầm nhìn sản phẩm sẽ dẫn đến các mục tiêu sản phẩm. Những mục tiêu này sẽ ảnh hưởng đến những gì công ty ưu tiên trên lộ trình sản phẩm của mình. Ví dụ về mục tiêu sản phẩm bao gồm:
- Tăng 50% lượt tải xuống bản dùng thử miễn phí trong 6 tháng tới.
- Cải thiện xếp hạng khách hàng trung bình của chúng tôi thêm một sao trên các trang web đánh giá sản phẩm chính.
- Tạo doanh thu 3 triệu đô trong vòng 12 tháng.
Sử dụng mô hình SMART là phương pháp tốt nhất khi đặt mục tiêu cho chiến lược sản phẩm. Giống như lộ trình sản phẩm, các mục tiêu phải cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, phù hợp và có thời hạn.
Xem thêm về: Mô Hình SMART Là Gì? Xác Định Mục Tiêu Marketing Theo SMART
Giải pháp
Các giải pháp được rút ra từ mục tiêu lớn mà chúng ta vừa nhắc tới ở trên. Giải pháp là những cách mà doanh nghiệp thực hiện để đáp ứng cho mục tiêu lớn. Đặc biệt, chúng phải thực hiện được và quan trọng, phức tạp mà đội ngũ của bạn phải phân tách thành các nhiệm vụ có thể thực hiện được. (Lộ trình sản phẩm, cuối cùng cũng chỉ là bản thiết kế tổng quan.
Ví dụ về các giải pháp cho mục tiêu sản phẩm bao gồm:
- Tăng cường dịch vụ bổ sung.
- Giảm tỷ lệ mất khách hàng.
- Thêm niềm vui cho khách hàng.
- Mở rộng vào các ngành công nghiệp hoặc khu vực địa lý mới.
- Bảo trì tính năng sản phẩm.
5 chiến lược sản phẩm phổ biến
Sau đây là các chiến lược sản phẩm phổ biến để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và thu hút sự quan tâm của khách hàng. Phần này sẽ giúp bạn hiểu rõ các chiến lược và áp dụng những cách tiếp cận độc đáo cho doanh nghiệp.
Chiến lược sản phẩm về nhãn hiệu
Việc đặt tên cho từng sản phẩm trong bộ sản phẩm ảnh hưởng đến tâm trí, cảm nhận và động lực mua của khách hàng. Có một số chiến lược đặt tên như sau:
- Tên riêng biệt: Giúp doanh nghiệp không bị ràng buộc vào từng loại sản phẩm và giảm rủi ro về mặt thương hiệu giữa các sản phẩm. Tuy nhiên, việc này yêu cầu nhiều chiến dịch quảng cáo, chi phí và thời gian để khách hàng nhận biết và mua hàng.
Ví dụ về chiến lược sản phẩm: thương hiệu Acecook với các dòng sản phẩm Hảo Hảo, Hảo 100, Phú Hương, Udon, Đệ Nhất, Bốn Phương,… - Tên chung cho tất cả sản phẩm: Với chiến lược đặt tên này sẽ giúp tiết kiệm chi phí ra mắt sản phẩm mới. Đặc biệt đối với doanh nghiệp đã có danh tiếng và vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, một sản phẩm bị mất uy tín có thể ảnh hưởng đến các sản phẩm khác.
Ví dụ: thương hiệu Vascara với nhiều sản phẩm như quần áo, túi xách, giày dép, mắt kính,… - Tên nhãn hiệu theo từng dòng sản phẩm: Giúp khách hàng dễ nhớ các sản phẩm cùng một nhóm và quảng bá cho một nhóm sản phẩm cùng dòng. Nhược điểm là khi có sự cố với một sản phẩm có thể ảnh hưởng đến các sản phẩm khác trong cùng dòng.
Ví dụ: dòng sản phẩm chăm sóc răng miệng P/S với kem đánh răng, bàn chải, nước súc miệng, nước thơm miệng. Hay dòng sản phẩm chăm sóc da – tóc Dove với dầu gội, dầu xả, lăn khử mùi, xịt tóc, kem dưỡng da,… - Kết hợp thương hiệu và tên riêng cho từng sản phẩm: Tận dụng uy tín của thương hiệu và tạo dấu ấn riêng cho từng sản phẩm. Điều này giúp giảm thiểu ảnh hưởng khi có sự cố với một sản phẩm.
Ví dụ về chiến lược sản phẩm này là Iphone với các phiên bản Iphone 5, Iphone 6, Iphone X, Iphone 14,…
Chiến lược tập hợp sản phẩm (Product Mix)
Để quản lý hiệu quả các sản phẩm hiện có và xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả, bạn cần nắm rõ về các kích thước sản phẩm sau:
- Chiều rộng: thể hiện các dòng sản phẩm của doanh nghiệp. Bao gồm các chuỗi sản phẩm có liên quan về đặc điểm, chức năng, và nhóm khách hàng mục tiêu.
Ví dụ: dòng sản phẩm chăm sóc da đầu gồm dầu gội kích mọc tóc, dầu gội ngăn gãy rụng, dầu gội làm suôn mượt, dầu gội trị gàu,… - Chiều sâu: thể hiện tổng số mẫu biến thể của từng sản phẩm trong một dòng, có thay đổi về mùi vị, khối lượng, màu sắc, kiểu dáng,…
Ví dụ: cùng một loại bàn chải P/S có thể có các biến thể về cấu trúc tạo lông như siêu mềm mảnh, muối tre, than bạc,… - Chiều dài: Tổng số sản phẩm mà doanh nghiệp sở hữu.
Đồng thời, doanh nghiệp cần xem xét các chiến lược sau:
- Mở rộng các dòng sản phẩm: Phát triển thêm các dòng mới để phục vụ các đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau.
- Kéo dài các dòng sản phẩm: Tăng số lượng sản phẩm trong mỗi dòng, làm cho dòng sản phẩm hoàn chỉnh hơn.
- Tăng chiều sâu sản phẩm: Tăng số lượng các biến thể sản phẩm.
- Điều chỉnh tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm: Tùy theo năng lực, uy tín và ngân sách, doanh nghiệp có thể mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh mới. Ví dụ: cửa hàng trà sữa A có thể mở thêm nhà hàng bò nướng A.
Đọc thêm về: 4P Trong Marketing Là Gì? Các Bước Xây Dựng Chiến Lược 4P Marketing
Chiến lược cho dòng sản phẩm (Product Line)
Chiến lược dòng sản phẩm (Product Line) bao gồm việc tăng thêm các mặt hàng và thay đổi dựa trên những mặt hàng đang có trong dòng sản phẩm.
- Tăng thêm các mặt hàng trong dòng sản phẩm: Bổ sung thêm sản phẩm mới vào dòng hiện có để phục vụ khách hàng và gia tăng lợi nhuận. Ví dụ như thương hiệu P/S bổ sung bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa, nước súc miệng,…
- Thay đổi dựa trên những mặt hàng đang có trong dòng sản phẩm:
a. Cải biến dòng sản phẩm: Điều chỉnh thành phần, cấu trúc như màu sắc, kích thước, bao bì,… để thu hút khách hàng và tăng tiêu thụ.
b. Hiện đại hóa dòng sản phẩm: Áp dụng công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Chiến lược theo từng sản phẩm (Product Item)
Khi triển khai chiến lược sản phẩm, bạn cần quan tâm tới 3 cấp độ sau:
- Phần cụ thể: Tạo yếu tố hữu hình để khách hàng chạm vào và cảm nhận thực tế các lợi ích cốt lõi của sản phẩm.
- Phần gia tăng: Cung cấp các dịch vụ, lợi ích bổ sung để làm nổi bật sản phẩm và tạo sự đánh giá khác biệt so với các sản phẩm trên thị trường.
- Phần cốt lõi: Nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu khách hàng để tạo ra lợi ích cốt lõi, chính là Unique Selling Proposition (USP) của sản phẩm.
Ví dụ: Cocoon tạo dầu gội bưởi với tinh dầu bưởi tự nhiên để ngăn tóc gãy rụng và kích mọc tóc, nhắm vào “nỗi đau” của khách hàng sau sinh.
Chiến lược sản phẩm theo vòng đời
Chiến lược theo vòng đời của sản phẩm cần quan tâm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn mới đưa sản phẩm ra thị trường: Đầu tư chi phí và thời gian để sản phẩm thâm nhập vào thị trường. Đẩy mạnh hoàn thiện sản phẩm dựa trên phản hồi của khách hàng, tập trung vào marketing và xây dựng kênh phân phối.
- Giai đoạn phát triển: Gia tăng sự lựa chọn cho khách hàng bằng cách cung cấp thêm dịch vụ, mở rộng chủng loại sản phẩm. Đồng thời xem xét giá, phát triển các kênh phân phối và hoạt động xúc tiến.
- Giai đoạn trưởng thành: Doanh nghiệp nên tập trung cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới bao bì và tính năng. Củng cố kênh phân phối, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đối với khách hàng mới và mới vùng địa lý.
- Giai đoạn suy thoái: Doanh nghiệp nên tung sản phẩm mới ra thị trường và kích thích mua hàng bằng các chương trình khuyến mại.
5 bước thiết lập chiến lược sản phẩm
Nếu bạn chưa hình dung được những bước thiết lập chiến lược sản phẩm thì hãy tham khảo những bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu khách hàng
Thay vì xây dựng chiến lược sản phẩm dựa trên suy nghĩ của bạn thì hãy tập trung vào suy nghĩ của người dùng. Nhiều nhà quản lý và quản trị thiết lập chiến lược bằng cách phát triển những ý tưởng mà họ nghĩ là tốt. Tuy nhiên, đôi khi họ lại quên mất đối tượng quan trọng nhất mà họ cần tập rung vào là người dùng.
Vì vậy, điều đầu tiên cần làm là xem xét tìm hiểu xem người dùng muốn gì, nghĩ gì và xây dựng chiến lược một cách khách quan dựa trên những gì mà bạn thu thập được.
Bước 2: Phát triển tầm nhìn sản phẩm
Bước này vô cùng quan trọng trong việc giúp chiến lược của bạn thành công. Tầm nhìn sản phẩm là một tuyên bố mô tả mục đích và mục tiêu của sản phẩm. Điều này quan trọng vì nó cung cấp hướng đi rõ ràng cho sản phẩm và giúp đảm bảo rằng chúng được phát triển theo cách đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu.
Bước 3: Xác định mục tiêu sản phẩm
Sau khi bạn đã thiết lập tầm nhìn tổng thể cho sản phẩm của mình, bước tiếp theo trong kế hoạch của bạn nên là sử dụng tầm nhìn đó để xác định mục tiêu sản phẩm. Khi có mục tiêu rõ ràng, các thành viên trong nhóm có thể tập trung vào việc phát triển các tính năng, chức năng và khía cạnh của sản phẩm để đạt được mục tiêu đó.
Những mục tiêu này cũng cung cấp một tiêu chuẩn để đo lường hiệu quả của chiến lược sản phẩm và đảm bảo rằng sản phẩm đạt được kết quả kỳ vọng. Nếu sản phẩm không đạt được các mục tiêu đã định, nhóm sản phẩm có thể điều chỉnh chiến lược và các hoạt động phát triển để đảm bảo sự tiến bộ và đạt được thành công dài hạn.
Bước 4: Lập lộ trình sản phẩm
Bây giờ bạn đã xác định được những mục tiêu chiến lược quan trọng nhất cho sản phẩm của mình, bạn đã sẵn sàng chuyển đổi những mục tiêu đó thành một lộ trình chi tiết cho sản phẩm.
Lộ trình sản phẩm giúp định hướng và phối hợp công việc của các phòng ban nội bộ, bao gồm bộ phận phát triển sản phẩm, bộ phận marketing, và bộ phận bán hàng. Nó đảm bảo rằng tất cả mọi người đang làm việc cùng nhau theo kế hoạch và chung một mục tiêu.
Product map cung cấp một cái nhìn tổng quan về các tính năng và cải tiến được dự định trong tương lai. Nó giúp truyền đạt thông tin quan trọng cho các bên liên quan, như cấp quản lý, đội ngũ phát triển, và khách hàng. Nó cũng đảm bảo rằng những công việc quan trọng nhất được thực hiện trước, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên.
Bước 5: Điều chỉnh kế hoạch
Lúc này, bạn đã có trong tay một chiến lược sản phẩm hợp lý và rõ ràng, đầy đủ. Bạn biết được mình cần làm gì, thời hạn trong bao lâu và những gì mà sản phẩm cần phải đạt được. Hãy triển khai thực hiện kế hoạch theo lộ trình sản phẩm mà bạn đã lập ở bước 4 và đừng quên cập nhật và thay đổi theo tình hình.
Không có kế hoạch là nào hoàn hảo 100% và bạn cũng không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Chẳng hạn như phản đối bất ngờ từ cấp trên, ngân sách hạn hẹp, tình hình cạnh tranh và xu hướng hành vi tiêu dùng,… Tất cả những yếu tố trên sẽ khiến bạn phải theo dõi chiến lược sản phẩm và thực hiện điều chỉnh liên tục.
5 mẹo thiết lập chiến lược sản phẩm
Việc đề ra chiến lược sản phẩm không hề đơn giản. Mỗi sản phẩm đều khác nhau và khó mà đưa ra một hướng dẫn chung về cách tạo một chiến lược cụ thể, nhưng những mẹo sau đây có thể giúp bạn tạo chiến lược sản phẩm hiệu quả hơn:
Xác định đối tượng mục tiêu
Sản phẩm được sử dụng bởi con người, vì vậy đặt người dùng và nhu cầu của họ lên hàng đầu luôn là một ý tưởng tốt. Chính vì vậy, ngay trước khi bạn bắt đầu tạo ra một sản phẩm, bạn cần hiểu biết sâu sắc về khách hàng mục tiêu của mình – những gì họ muốn và những nhu cầu của họ. Điều này đặc biệt quan trọng.
Hiểu được vấn đề của người dùng
Sản phẩm mà bạn thiết kế phải giúp người dùng giải quyết vấn đề của họ. Bạn không chỉ cần xác định vấn đề mà còn phải đảm bảo khách hàng sẵn lòng trả tiền cho nó. Điều cốt lõi là tìm ra lý do vì sao bạn tạo ra sản phẩm đó và đánh giá quyết định đó dựa trên giá trị mà chúng mang lại cho người dùng (khả năng chuyển đổi tiềm năng).
Hợp tác với các phòng ban
Hãy hợp tác và làm việc cùng các phòng ban khác. Chiến lược sản phẩm nên được định hình bởi ý kiến đóng góp từ các bên liên quan khác, như bộ phận kỹ thuật và bộ phận bán hàng. Nó là kết quả của sự hợp tác liên chức năng giữa các phòng ban cốt lõi trong công ty và tất cả những phòng ban này cùng hoạt động để hướng tới mục tiêu chung
Tập trung vào mục tiêu ban đầu
Bạn cần tập trung vào việc giải quyết vấn đề của người dùng và tập trung vào nó. Một số người tin rằng việc thêm nhiều tính năng vào sản phẩm trong quá trình phát triển sẽ làm tăng giá trị của nó đối với khách hàng mục tiêu. Kết quả là họ tiếp tục thêm quá nhiều tính năng không cần thiết, khiến sản phẩm được xây dựng kém chất lượng, đe dọa trải nghiệm người dùng và không còn theo đúng mong muốn ban đầu.
Xác định chỉ số đo lường thành công
Chỉ xác định hướng đi là chưa đủ, việc đo lường tốc độ tiến triển cũng rất quan trọng. Sử dụng các chỉ số giúp đo lường hiệu suất và cho biết liệu họ có đang đi đúng hướng hay không.
Nếu bạn đang tìm kiếm một cách tính toán hoặc đo lường, chúng tôi đề xuất sử mô hình quản lý mục tiêu OKR. Mô hình OKR tập trung vào việc xác định mục tiêu lớn và đo lường hiệu suất thông qua các kết quả chính. Nó khuyến khích sự tập trung và định hướng công việc của các thành viên trong một doanh nghiệp, giúp họ làm việc theo mục tiêu chung và đạt được kết quả kỳ vọng.
Lợi ích của chiến lược sản phẩm là gì?
Có một chiến lược sản phẩm “ổn áp” sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Định hướng rõ ràng: các chiến lược sản phẩm giúp xác định mục tiêu của sản phẩm, tập trung vào thành công và sự tồn tại bền vững.
- Tăng khả năng cạnh tranh: Các chiến lược đảm bảo đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó đạo ra sản phẩm có giá trị và khác biệt, cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.
- Giữ chân khách hàng: Tạo sản phẩm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, tăng lòng trung thành và tương tác với công ty.
- Tối ưu hóa sử dụng tài nguyên: Quản lý tài nguyên hiệu quả, định hình kế hoạch phân phối tài nguyên.
- Tăng hiệu suất và lợi nhuận: Tập trung vào sản phẩm có tiềm năng và tăng lợi nhuận thông qua hiệu suất cao và giảm chi phí.
- Định hình thông điệp quảng cáo: Xác định yếu tố cốt lõi và giá trị độc đáo của sản phẩm, tạo thông điệp quảng cáo sắc nét và hiệu quả.
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chiến lược sản phẩm là gì cũng như các bước thiết lập và mẹo để xây dựng chiến lược sản phẩm thành công. Hy vọng bài viết của Miko Tech đã mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích và hãy theo dõi để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị nhé!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/