Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chứng chỉ CCNA đã trở thành một chuẩn mực quan trọng đối với các chuyên gia mạng. Được cấp bởi Cisco Systems, chứng chỉ CCNA không chỉ khẳng định kỹ năng của người sở hữu mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Vậy chứng chỉ CCNA là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy?
Chứng chỉ CCNA là gì?
Chứng chỉ CCNA (Cisco Certified Network Associate) là một chứng chỉ chuyên nghiệp do Cisco Systems cấp cho các kỹ sư mạng máy tính và chuyên gia công nghệ thông tin.
Chứng chỉ CCNA hiện được công nhận và sử dụng tại hơn 150 quốc gia trên toàn cầu. CCNA xác nhận năng lực và kỹ năng chuyên môn của người sở hữu trong việc cài đặt, cấu hình, vận hành, khắc phục sự cố các mạng chuyển mạch và định tuyến vừa và nhỏ. Chứng chỉ CCNA được coi là bước đệm quan trọng để theo đuổi các chứng chỉ cao hơn như CCNP, CCIE,… trong các lĩnh vực mạng, bảo mật, không dây, lưu trữ, dữ liệu…
Lợi ích của chứng chỉ CCNA
Chứng chỉ CCNA là một trong những chứng chỉ quốc tế quan trọng nhất trong ngành công nghệ thông tin được cấp bởi Cisco Systems – “ông trùm” trong lĩnh vực sản xuất thiết bị mạng. Sở hữu chứng chỉ CCNA mang đến vô số lợi ích thiết thực cho người lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cụ thể là:
Nâng cao trình độ
Ngành công nghệ thông tin luôn thay đổi và phát triển không ngừng. Chứng chỉ CCNA giúp bạn nắm vững các khái niệm cơ bản và nâng cao về mạng, từ đó có khả năng xử lý và giải quyết các vấn đề mạng phức tạp. Với nền tảng kiến thức vững chắc này, bạn có thể tự tin làm việc trong nhiều vai trò khác nhau như kỹ sư mạng, quản trị mạng, chuyên viên tư vấn mạng, v.v.
Xác thực kỹ năng
Kỳ thi CCNA không chỉ đánh giá kiến thức lý thuyết mà còn chú trọng vào khả năng thực hành của bạn. Sở hữu chứng chỉ CCNA chứng tỏ bạn có kiến thức và kỹ năng chuyên môn được công nhận quốc tế. Chứng chỉ này cũng là một điểm cộng nổi bật trong hồ sơ xin việc, giúp bạn trở thành ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng.
Mở rộng cơ hội thăng tiến
Sở hữu chứng chỉ CCNA là một điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng, giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác và mở ra cơ hội thăng tiến trong công việc. CCNA là bước đệm hoàn hảo để bạn tiếp tục theo đuổi các chứng chỉ cao cấp hơn như CCNP (Cisco Certified Network Professional) và CCIE (Cisco Certified Internetwork Expert).
Cải thiện thu nhập
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực có chứng chỉ CCNA ngày càng cao trên thị trường lao động. Chứng chỉ CCNA không chỉ giúp bạn có được công việc tốt hơn mà còn có thể tăng mức thu nhập. Các chuyên gia mạng có chứng chỉ CCNA thường nhận được mức lương cao hơn so với những người không có chứng chỉ.
Các nội dung thi chứng chỉ CCNA
Kỳ thi CCNA 200-301 là bài thi đánh giá kiến thức và kỹ năng về mạng máy tính cơ bản do Cisco thiết kế và tổ chức. Bài thi có thời lượng 120 phút với ngôn ngữ thi là tiếng Anh hoặc tiếng Nhật. Bạn có thể đăng ký thi CCNA trực tuyến trên trang web của Pearson VUE hoặc qua các trung tâm đào tạo được Cisco ủy quyền. Các nội dung trong bài thi chứng chỉ CCNA là gì?
1. Mạng cơ bản (20%)
Nội dung kiến thức về mạng cơ bản trong bài thi CCNA bao gồm:
- Vai trò và chức năng của các thành phần mạng như bộ định tuyến, bộ chuyển mạch, máy chủ, thiết bị đầu cuối,…
- Đặc điểm của các kiểu cấu trúc mạng khác nhau
- So sánh các loại cáp mạng và giao diện vật lý thường dùng
- Xác định và khắc phục sự cố mạng
- So sánh hai giao thức mạng phổ biến là TCP và UDP
- Cấu hình, xác minh địa chỉ IPv4 và chia subnet
- Mô tả sự cần thiết của việc sử dụng địa chỉ IPv4 riêng
- Các loại địa chỉ IPv6
- Xác minh tham số IP cho hệ điều hành máy khách (Windows, Mac OS, Linux)
- Nguyên lý mạng không dây
- Các nguyên lý cơ bản của ảo hóa
- Chuyển mạch
Đọc thêm: Ảo Hóa Là Gì? 6 Loại Ảo Hóa Phổ Biến
2. Kết nối mạng (20%)
Nội dung kiến thức về kết nối mạng trong bài thi CCNA bao gồm:
- Cấu hình và xác minh VLAN mở rộng trên nhiều switch
- Cấu hình và xác minh kết nối giữa các switch
- Cấu hình và xác minh các giao thức lớp 2
- Cấu hình và xác minh EtherChannel (LACP) lớp 2/lớp 3
- Hoạt động cơ bản của giao thức Rapid PVST + Spanning Tree
- Mô tả kiến trúc không dây của Cisco và các chế độ AP
- Mô tả kết nối hạ tầng vật lý của các thành phần WLAN
- Mô tả kết nối truy cập quản lý AP và WLC
- Diễn giải cấu hình giao diện người dùng GUI của mạng LAN không dây
3. Kết nối IP (25%)
Nội dung kiến thức về kết nối IP trong bài thi chứng chỉ CCNA bao gồm:
- Giải thích các thành phần của bảng định tuyến
- Xác định cách một router đưa ra quyết định chuyển tiếp theo mặc định
- Cấu hình và kiểm tra định tuyến tĩnh IPv4 và IPv6
- Cấu hình và kiểm tra OSPFv2
- Mô tả mục đích, chức năng và khái niệm của giao thức dự phòng hop đầu tiên
4. Dịch vụ IP (10%)
Nội dung kiến thức về dịch vụ IP trong bài thi CCNA bao gồm:
- Cấu hình và kiểm tra dịch vụ mạng
- Cấu hình và kiểm tra NTP hoạt động ở chế độ máy khách và máy chủ
- Giải thích vai trò của DHCP và DNS trong mạng
- Giải thích chức năng của SNMP trong quản lý mạng
- Mô tả sử dụng các tính năng syslog bao gồm các cơ sở dữ liệu và các mức độ
- Cấu hình và kiểm tra máy khách và relay DHCP
- Giải thích Per-Hop Behavior – PHB cho QoS
- Cấu hình thiết bị mạng để truy cập từ xa bằng SSH
- Mô tả khả năng và chức năng của TFTP/FTP trên mạng
5. Bảo mật cơ bản (15%)
Nội dung kiến thức về bảo mật cơ bản trong bài thi chứng chỉ CCNA bao gồm:
- Các khái niệm cơ bản về an ninh mạng
- Các thành phần của chương trình bảo mật
- Cấu hình và kiểm soát quyền truy cập thiết bị bằng mật khẩu cục bộ
- VPN (Virtual Private Network)
- Cấu hình và kiểm tra danh sách kiểm soát truy cập (ACLs)
- Cấu hình và xác minh tính năng bảo mật lớp 2
- So sánh xác thực, phần quyền và kiểm toán
- Giao thức bảo mật Wi-Fi
- Cấu hình và kiểm tra WLAN trên giao diện đồ họa (GUI) sử dụng WPA2 PSK
6. Tự động hóa và lập trình (10%)
Nội dung kiến thức về tự động hóa và lập trình trong bài thi CCNA bao gồm:
- Tác động của tự động hóa lên quản lý mạng
- Mạng truyền thống so với mạng dựa trên bộ điều khiển
- Kiến trúc phần mềm được định nghĩa dựa trên bộ điều khiển
- So sánh quản lý thiết bị mạng truyền thống so với quản lý thiết bị bằng Cisco DNA Center
- Đặc điểm của RESTful API
- Khả năng của các công cụ quản lý cấu hình Puppet, Chef và Ansible
- Nhận dạng các thành phần của dữ liệu được mã hóa JSON
Chi phí thi chứng chỉ CCNA (tính đến tháng 6/2024) là 300 USD (khoảng 7,15 triệu đồng) nhưng có thể thay đổi theo thời gian hoặc khu vực. Ngoài ra, chi phí cho các khóa học CCNA có thể dao động từ vài triệu đến khoảng chục triệu đồng. Như vậy, tổng chi phí cho việc thi CCNA có thể dao động từ khoảng 7,15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Xem chi tiết nội dung thi chứng chỉ CCNA tại đây
Những vị trí công việc cần có chứng chỉ CCNA
Chứng chỉ CCNA mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực mạng máy tính. Những vị trí mà bạn có thể ứng tuyển với chứng chỉ CCNA là gì?
Kỹ sư mạng (Network Engineer)
Kỹ sư mạng là người chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai, vận hành và bảo trì hệ thống mạng máy tính. Chứng chỉ CCNA cung cấp cho bạn kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ này, bao gồm:
- Cài đặt và cấu hình thiết bị mạng như router, switch, firewall.
- Khắc phục sự cố mạng.
- Giám sát hiệu suất mạng.
- Bảo mật mạng.
- Cập nhật và nâng cấp hệ thống mạng.
Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật mạng
Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật mạng cung cấp hỗ trợ cho người dùng về các vấn đề liên quan đến hệ thống mạng máy tính. Họ thường giải đáp thắc mắc của người dùng, chẩn đoán và khắc phục sự cố mạng cũng như hướng dẫn người dùng sử dụng các dịch vụ mạng. Chứng chỉ CCNA giúp chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật mạng có kiến thức chuyên môn để giải quyết các vấn đề mạng một cách hiệu quả.
Chuyên gia bảo mật mạng
Các chuyên gia bảo mật mạng chịu trách nhiệm bảo vệ hệ thống mạng máy tính khỏi các mối đe dọa an ninh mạng. Họ cần có kiến thức chuyên sâu về các kỹ thuật bảo mật mạng, cũng như khả năng phân tích và phòng chống các cuộc tấn công mạng. Chứng chỉ CCNA cung cấp cho chuyên gia bảo mật mạng những kiến thức cơ bản về mạng máy tính, giúp họ dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ các khái niệm bảo mật mạng nâng cao.
Kỹ sư an ninh mạng
Kỹ sư an ninh mạng là chuyên gia chịu trách nhiệm bảo vệ hệ thống mạng máy tính khỏi các mối đe dọa an ninh mạng. Họ có nhiệm vụ đảm bảo rằng dữ liệu, hệ thống và mạng được bảo vệ khỏi hành vi truy cập trái phép. Mặc dù không bắt buộc nhưng chứng chỉ CCNA sẽ là một lợi thế lớn cho những ai muốn theo đuổi sự nghiệp ở vị trí kỹ sư an ninh mạng.
Kỹ sư quản trị hệ thống
Kỹ sư quản trị hệ thống là chuyên gia chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo trì các hệ thống máy tính. Chứng chỉ CCNA cung cấp kiến thức nền tảng về thiết kế, cấu hình và quản lý các mạng dữ liệu. Điều này rất quan trọng cho Systems Administrator vì họ cần hiểu và quản lý môi trường mạng trong tổ chức.
Tổng kết
Chứng chỉ CCNA không chỉ giúp bạn chứng minh được năng lực cá nhân mà còn là một bước đệm quan trọng để bạn tiến xa hơn trong ngành công nghệ thông tin. Hy vọng bài viết trên của Miko Tech đã giúp bạn hiểu được chứng chỉ CCNA là gì cũng như những thông tin quan trọng về nội dung thi.
Ý Nhi tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM và có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Trong quá trình làm việc, Ý Nhi có kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, thể thao điện tử, marketing, SEO,…