fbpx
Logo

Doanh nghiệp SME là gì? Sự khác biệt giữa SMEs và startup

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Hiện nay, mô hình doanh nghiệp SME ngày càng phát triển. Theo khảo sát, SME chiếm tới hơn 96% tổng số các doanh nghiệp, tạo ra từ 50% tổng số việc làm và đóng góp từ 30% đến 53% tổng thu nhập GDP.

Vậy thì, bạn đã biết gì về doanh nghiệp SME, cở sở pháp lý nào để xác định và hỗ trợ doanh nghiệp SME? Vai trò của doanh nghiệp SME là gì và mô hình này có điểm gì khác biệt so với Startup?

Đọc ngay bài viết doanh nghiệp SME là gì? Vai trò, sự khác biệt SME và Startup dưới đây của Miko Tech để cùng tìm hiểu ngay nhé!

Doanh nghiệp SME là gì?

Doanh nghiệp SME là gì? SME (viết tắt của Small and Medium Enterprise) được hiểu là một loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Khái niệm này được sử dụng trên thị trường toàn cầu để nói đến tất cả các doanh nghiệp cùng quy mô ở mọi ngành nghề.

Tìm hiểu doanh nghiệp SME là gì?
Tìm hiểu doanh nghiệp SME là gì?

Hiện nay, mô hình doanh nghiệp SME đang được nhiều người lựa chọn bởi quy mô, yêu cầu phù hợp. Bên cạnh đó, chúng ta có thể được phần đãi ngộ hợp lý, ưu tiên hơn là làm việc tại các tập đoàn lớn.

Doanh nghiệp SME chiếm hơn 96% tổng số các doanh nghiệp trên toàn thế giới hiện nay. Do đó, mô hình này giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết tối đa vấn đề việc làm cho người lao động và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Cũng vì vậy, tỷ lệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp SME là tương đổi lớn. Doanh nghiệp SME còn gặp nhiều khó khăn trong quản lý, tiếp cận chuỗi cung ứng hay huy động vốn và nguy cơ phá sản cũng không hề nhỏ.

Cơ sở pháp luật liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngày 26/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 80/2021/NĐ-CP, theo đó, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 5. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiêu chí này được hiểu như sau:

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ:

Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia BHXH không quá 10 người/năm và tổng doanh thu không quá 3 tỷ đồng/năm hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng/năm.

Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia BHXH không quá 10 người/năm và tổng doanh thu không quá 10 tỷ đồng/năm hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng/năm.

2. Doanh nghiệp nhỏ

Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia BHXH không quá 100 người/năm và tổng doanh thu không quá 50 tỷ đồng/năm hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng/năm.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia BHXH không quá 50 người/năm và tổng doanh thu không quá 100 tỷ đồng/năm hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng/năm.

Những doanh nghiệp nhỏ đảm bảo các tiêu chí trên nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1. Doanh nghiệp siêu nhỏ.

3. Doanh nghiệp vừa

Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia BHXH không quá 200 người/năm và tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng/năm hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng/năm.

Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia BHXH không quá 100 người/năm và tổng doanh thu không quá 300 tỷ đồng/năm hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng/năm.

Những doanh nghiệp vừa đảm bảo các tiêu chí trên nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2.

Nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cơ sở pháp lý liên quan SME
Cơ sở pháp lý liên quan SME

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 quy định về Nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Điều 05 như sau:

  • Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện.
  • Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực.
  • Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn lực ngoài Nhà nước do các tổ chức, cá nhân tài trợ được thực hiện theo quy định của tổ chức, cá nhân đó nhưng không được trái quy định của pháp luật.

Trường hợp SME đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, doanh nghiệp được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất.

Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật này thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhận hỗ trợ khi đã thực hiện đầy đủ quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp SME

Doanh nghiệp SME chỉ hoạt động trong quy mô vừa và nhỏ, do đó, có rất nhiều thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, chính sự cạnh tranh của thị trường, SME cũng gặp phải nhiều khó khăn, nguy cơ thất bại cao.

Thuận lợi

  • Nguồn nhân lực dồi dào: Doanh nghiệp SME sẽ không phải mất nhiều thời gian, công sức để tìm kiếm nguồn lao động.
  • Khả năng phát triển và tiến xa hơn: Doanh nghiệp chỉ cần biết nắm bắt thời cơ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng là đã có thể phát triển, đảm bảo được khả năng cạnh tranh và thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường. 
  • Vận hành linh hoạt: Doanh nghiệp SME dễ thay đổi để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường, đồng thời, dễ dàng đưa sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài nhờ sự hội nhập sâu rộng.
  • Điều hướng quản lý kinh doanh, thay đổi nhân sự và nhân viên nhanh chóng, dễ dàng hơn ngay cả trước những biến động của thị trường.
  • Chi phí đầu tư phát triển không quá cao, cơ hội thu hồi vốn nhanh hơn.

Khó khăn

Bên cạnh những cơ hội để phát triển, mô hình doanh nghiệp SME cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định đe dọa đến sự tồn tại, phát triển của họ. Một số thách thức mà SME gặp phải có thể kể đến như:

  • Nguồn vốn hạn chế: Các doanh nghiệp SME thường thiếu vốn để bắt đầu kinh doanh trong khi các ngân hàng và tổ chức tín dụng thường hạn chế cho vay đối với doanh nghiệp này.
  • Chiến lược marketing chưa hiệu quả: Các doanh nghiệp SME thường không quá đầu tư vào marketing, do đó, việc phát triển và quảng bá sản phẩm chưa hiệu quả.
  • Quản lý, điều hành thiếu kinh nghiệm: Người chủ doanh nghiệp SME chưa quản lý được nguồn lực, dòng tiền cũng như không có được chiến lược phù hợp nên sự điều hành chưa thực sự tối ưu.
  • Thị trường cạnh tranh khốc liệt: Doanh nghiệp SME chịu sự cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng quy mô và cả từ các thương hiệu lớn.
  • Cơ sở vật chất, hạ tầng tại các doanh nghiệp SME thường bị đánh giá thấp hơn, không được đầu tư, trang bị so với doanh nghiệp lớn.

Vai trò của doanh nghiệp SME

Thúc đẩy nền kinh tế đổi mới, năng động

Với quy mô vốn đầu tư nhỏ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, SME có thể tham gia vào nhiều thị trường tiềm năng. Từ đó, sản phẩm của doanh nghiệp SME cung cấp cho thị trường đa dạng, phong phú ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thúc đẩy nền kinh tế đổi mới, năng động
Thúc đẩy nền kinh tế đổi mới, năng động

Bên cạnh đó, doanh nghiệp SME có thể khai thác thế mạnh về đất đai, tài nguyên và lao động của từng vùng, đặc biệt là các ngành nông, lâm, hải sản và ngành công nghiệp chế biến. Từ đó, SME sẽ thúc đẩy nền kinh tế đổi mới, năng động.

Giải quyết nhu cầu việc làm và góp phần phát triển kinh tế xã hội

Vai trò của doanh nghiệp SME là rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Theo khảo sát, SME chiếm tới hơn 96% tổng số các doanh nghiệp, tạo ra từ 50% tổng số việc làm và đóng góp từ 30% đến 53% tổng thu nhập GDP.

Như vậy, doanh nghiệp SME đã giúp giải quyết được phần lớn nhu cầu việc làm. Nguồn lao động và sản phẩm được tạo ra từ các doanh nghiệp SME góp phần đẩy mạnh khả năng phát triển kinh tế xã hội.

Hình thành và phát triển đội ngũ lao động chất lượng cao

Chính sự cạnh tranh trong các doanh nghiệp SME đã tạo ra môi trường tốt cho các nhà kinh doanh thỏa sức sáng tạo, phát triển bản thân. Họ sẽ cảm thấy tự do hơn, năng động hơn, được rèn luyện để có trình độ cao hơn.

Khi người lao động làm việc trong môi trường SME, họ thường được hoạt động trong nhiều vị trí khác nhau. Nhờ đó, người lao động dần trở nên linh hoạt, am hiểu nhiều lĩnh vực và ngày càng phát triển bản thân.

Phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ

Doanh nghiệp SME luôn đóng góp vào sự phát triển của ngành thương mại dịch vụ ở địa phương. Đặc biệt là ở khu vực nông thôn, doanh nghiệp SME đóng vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp SME thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Qua đó, SME đang dần tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng.

Đóng góp vào GDP quốc gia

Mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ đều góp sức mình vào GDP của đất nước. Các doanh nghiệp SME đóng góp từ 30-53% tổng thu nhập GDP và sản xuất 19% – 31% trong tổng lượng hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Sự khác biệt giữa SME và Startup

Nói đến Startup, mọi người thường nghĩ đến một công ty nhỏ khoảng từ 10-15 người bắt đầu hoạt động. Điều này đúng nhưng không đủ để nói về Startup. Do đó, Startup dễ bị nhầm lẫn với doanh nghiệp SME.

Sự khác biệt giữa SME và Startup
Sự khác biệt giữa SME và Startup

Cùng Miko Tech phân biệt 2 thuật ngữ, 2 loại hình doanh nghiệp này này theo các tiêu chí sau:

Khái niệm

  • Doanh nghiệp SME là các công ty vừa, nhỏ và siêu nhỏ về vốn, nhân sự, người lao động và doanh thu.
  • Startup là những doanh nghiệp đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung, có khả năng tăng trưởng mạnh về quy mô.

Mục tiêu kinh doanh

  • Doanh nghiệp SME thường kinh doanh theo một mô hình đã được thử nghiệm với một quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ
  • Startup là chỉ doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp và có thể lớn mạnh thành một công ty quy mô lớn với một tầm nhìn rộng.

Cạnh tranh

  • Doanh nghiệp SME không chịu ảnh hưởng quá nhiều vào việc phải độc đáo hay đột phá để cạnh tranh. 
  • Startup luôn có sự cạnh tranh gay gắt, cần các sản phẩm đột phá, sáng tạo độc đáo để đứng vững trên thị trường cũng như thu hút thêm vốn đầu tư. 

Chủ sở hữu

  • Doanh nghiệp SME thường được sở hữu bởi cá nhân và ít huy động vốn từ bên ngoài. Việc điều hành chủ yếu từ các thành viên trong gia đình.
  • Startup thường sẵn sàng chia sẻ cổ phần và kêu gọi vốn đầu tư để đảm bảo khả năng tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp của mình. 

Tốc độ tăng trưởng: 

  • Doanh nghiệp SME có thể có lợi nhuận từ ngày đầu tiên. Tuy nhiên, doanh thu không tăng trưởng nhiều.
  • Startup thường chịu lỗ trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, doanh thu có thể đạt được có thể tăng trưởng nhanh.

Vòng đời công ty

  • Doanh nghiệp SME có tỷ lệ thất bại trong ba năm đầu ít (khoảng 32%).
  • Startup có tỷ lệ thất bại trong ba năm đầu cao (có thể lên đến 92%).

Các câu hỏi thường gặp về Doanh nghiệp SME

Đặc điểm chung của doanh nghiệp SME là gì?

Câu trả lời: Doanh nghiệp SME thường có quy mô nhỏ, hoạt động linh hoạt và nhanh chóng thích nghi với thị trường. Họ thường tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh cụ thể và có khả năng tạo ra sự sáng tạo và đột phá trong ngành.

Doanh nghiệp SME đóng góp như thế nào cho nền kinh tế?

Câu trả lời: Doanh nghiệp SME đóng góp quan trọng cho nền kinh tế bằng cách tạo việc làm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở cấp độ địa phương và quốc gia, đồng thời góp phần thúc đẩy sự đa dạng và cạnh tranh trong thị trường.

Các ngành nghề phổ biến mà doanh nghiệp SME thường hoạt động là gì?

Câu trả lời: Các doanh nghiệp SME có thể hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau, bao gồm thương mại, dịch vụ, công nghệ thông tin, sản xuất, du lịch, nông nghiệp, và nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.

Có những hỗ trợ nào dành cho doanh nghiệp SME?

Câu trả lời: Chính phủ và các tổ chức kinh tế thường cung cấp các chương trình hỗ trợ và chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp SME, bao gồm hỗ trợ vốn vay, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, và các chính sách khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.

Qua bài viết trên, Miko Tech đã thông tin đến bạn doanh nghiệp SME là gì? các cơ sở pháp lý liên quan đến SME mà bạn cần biết. Bên cạnh đó, những thuận lợi, khó khăn mà doanh nghiệp SME gặp phải cũng đã được thể hiện rõ ràng.

Miko Tech hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, giúp bạn đã có thểm kiến thức về doanh nghiệp SME là gì? Vai trò, sự khác biệt SME và Startup. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

23.12.2022 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!