Gen Z là một thế hệ được biết đến với sự năng động, sáng tạo và vô cùng nhiệt huyết. Tuy nhiên, tính cách đặc biệt của Gen Z cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ các thế hệ trước. Để hiểu rõ hơn về thế hệ “độc là” này, hãy đến với bài viết dưới đây của Miko Tech.
Bài viết sẽ giúp bạn nắm được khái niệm Gen Z là gì, những tính cách và điểm đặc biệt trong làm việc của thế hệ Gen Z. Bên cạnh đó, thông qua bài viết, doanh nghiệp cũng sẽ biết được cách thay đổi để phù hợp hơn với thị trường việc làm Gen Z.
1. Gen Z là gì?
Gen Z (Generation Z) được hiểu là thế hệ những người trẻ sinh vào năm 1995 đến 2012 (cũng có một số ý kiến cho rằng Gen Z được sinh từ năm 1997 đến 2015). Thuật ngữ này được xuất hiện lần đầu tiên trong một bài báo Thời đại quảng cáo tháng 9 năm 2000.
Sự ra đời của thế hệ Gen Z gắn liền với quá trình bùng nổ công nghệ ở thời điểm hiện tại. Chính vì vậy, ngay từ bé, Gen Z đã được tiếp xúc rất sớm với những thiết bị công nghệ hiện đại. Đây cũng chính là lý do giúp cho thế hệ này trở nên vô cùng nhạy bén với internet, mạng xã hội…
Với những ưu thế công nghệ trên, Gen Z được kỳ vọng sẽ là “thuyền trưởng” đưa thế giới phát triển vượt bậc, tiếp cận những thay đổi trong thời đại số hóa.
2. Gen Z sở hữu những tính cách đặc biệt nào?
Tiếp xúc với môi trường công nghệ từ khá sớm, chính vì vậy, Gen Z sở hữu cho mình nhận thức mạnh mẽ về sức mạnh của thông tin, truyền thông xã hội… Một số tính cách đặc biệt của Gen Z có thể kể đến như:
Yêu thích sự tự do
Gen Z là những người yêu thích sự tự do cá nhân, tự chủ cuộc sống lẫn tài chính của mình. Nói cách khác, họ không thích gò bó mình trong một khuôn khổ hay quy chuẩn nhất định đã được đặt ra từ trước.
Khác với những thế hệ trước đó yêu thích sự an toàn, Gen Z luôn muốn thử mình trong những “nghịch cảnh” để khám phá năng lực của bản thân. Thay vì chọn cố chấp gắn bó lâu dài với một doanh nghiệp hay một đơn vị, thế hệ này lại thích làm việc tự do hoặc khởi nghiệp hơn.
Mong muốn thể hiện quan điểm của mình
Khi bước chân vào thị trường lao động, Gen Z mang trong mình khát khao lớn, muốn được chinh phục và thể hiện bản thân. Họ sẵn sàng xung phong và thử sức với những công việc mới mà mình chưa có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, họ cũng tự tin nêu lên quan điểm cá nhân của mình trong những cuộc tranh luận.
Trong khi những thế hệ trước lựa chọn cách im lặng hoặc “làm đẹp lòng” sếp thì Gen Z có thể “cãi tay đôi” khi cho rằng quyết định đó là sai. Điều này đôi khi gây ra những “ác cảm” về Gen Z trong môi trường làm việc.
Đề cao vấn đề tài chính
Đứng trước những thay đổi của nền kinh tế, Gen Z đã nhận thức về vấn đề tài chính từ rất sớm. Hai yếu tố mà Gen Z coi trọng nhất khi tìm kiếm một công việc đó chính là môi trường làm việc và chế độ lương thưởng.
Các “chiến binh” Gen Z có thể chấp nhận đầu tư một khoảng thời gian để học hỏi cải thiện bản thân. Tuy nhiên, Gen Z cũng đòi hỏi nỗ lực của họ phải được đền đáp xứng đáng, cụ thể ở đây chính là mức lương mà họ nhận được.
3. Điểm khác biệt của Gen Z so với những thế hệ trước đó
Điều khiến Gen Z trở nên khác biệt và có phần “nổi trội” hơn đàn anh, đàn chị đi trước chính là ở lối suy nghĩ táo bạo “dám nghĩ, dám làm”.
Theo nghiên cứu của Đại học Western Governors, nếu đặt trên bàn cân so sánh, Gen Z được đánh giá là nổi bật ở các điểm sau:
- Họ luôn mơ mộng hơn so với thực tế
- Họ có tư duy kinh doanh, chí cầu tiến hơn
- Hoạt ngôn, năng động trong cuộc sống hơn
- Mang trong mình tinh thần cạnh tranh cao hơn
- Mưu cầu an toàn và được bảo vệ
- Luôn có định hướng mục tiêu tài chính và sự nghiệp rõ ràng
Bên cạnh đó, Gen Z cũng được đánh giá là một thế hệ dễ thấu hiểu và đồng cảm với các vấn đề xã hội, ví dụ như cách biệt văn hóa, xu hướng tính dục, phân biệt chủng tộc,…
4. Phong cách làm việc “độc lạ” của Gen Z
Sự cách biệt về tuổi tác cũng tạo nên những khác biệt trong phong cách làm việc của gen Z với các thế hệ trước:
Tính cạnh tranh cao
Gen Z đã quen với phong cách làm việc có tính cạnh tranh và thích thử thách bản thân để đối đầu với khó khăn trong cuộc sống. Đôi khi, điều này có thể mang lại cảm giác tiêu cực cho những thế hệ khác trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách tích cực thì tính cách này lại giúp Gen Z phát triển xa hơn trong công việc.
Mặc khác, nếu công ty có thể khuyến khích tinh thần cạnh tranh lành mạnh ở nơi làm việc – đặc biệt là trong giai đoạn đào tạo, những nhân viên trẻ này sẽ có động lực làm việc rất lớn và dễ dàng phát huy tiềm năng bản thân.
Mang trong mình tinh thần cạnh tranh cao, Gen Z luôn không ngừng tìm kiếm những ý tưởng mới phục vụ cho công việc, tạo ra những lợi ích đáng kể cho công ty.
Tính độc lập
Bản chất cạnh tranh của Gen Z làm cho họ muốn tự kiểm soát công việc của mình, không thích dựa dẫm vào người nào khác. Cũng chính vì điều này mà các thế hệ khác thường xuyên cảm thấy Gen Z tự cao trong giao tiếp và không chịu lắng nghe những phê bình.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận theo một khía cạnh khác thì thế hệ Z luôn chủ động tìm tòi và tiếp cận với nhiều nguồn thông tin. Họ có những ý kiến mạnh mẽ và muốn được mọi người công nhận, lắng nghe những ý kiến đó.
Gen Z đặc biệt mong muốn có được sự bình đẳng trong công việc và được trao quyền tự quản lý, dẫn dắt các dự án. Họ chấp nhận rằng đôi khi mình sẽ gặp phải thất bại trong quá trình thực hiện nhưng chính những thất bại này lại là động lực để họ vững bước hơn.
Nhạy bén với công nghệ
Gen Z được sinh ra trong thời kỳ phát triển hưng thịnh của Internet và các sản phẩm công nghệ. Chính vì vậy, họ được xem như những “người bản địa” trong thế giới kỹ thuật số.
Các đồng nghiệp có lẽ sẽ không quá ngạc nhiên khi một nhân viên Gen Z có thể dễ dàng sử dụng thành thạo các loại máy móc trong văn phòng. Khi được giao một công việc cần sử dụng đến công nghệ, các bạn nhân viên trẻ này sẽ dễ dàng thao tác với các phần mềm nội bộ phức tạp chỉ qua một vài lần hướng dẫn.
Thế hệ Gen Z tự tin rằng họ có thể tận dụng tối đa những lợi ích từ công nghệ để phục vụ tốt cho công việc của mình.
Xem thêm về thế hệ nối tiếp gen Z – Gen Alpha
5. Doanh nghiệp nên thay đổi thế nào để thích ứng với thế hệ Gen Z
Công việc linh động, tự do
Theo nghiên cứu, 69,5% Gen Z thích làm việc theo hình thức hybrid (linh động làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa). Với khả năng làm việc độc lập, tính chất công việc tự do, linh động sẽ giúp Gen Z phát huy hết sở trường và tư duy sáng tạo của mình.
Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể cân nhắc mô hình làm việc kết hợp: online – offline, vừa mang lại cơ hội làm việc mới mẻ, vừa đảm bảo quản lý được các công việc đội nhóm của Gen Z trên văn phòng hiệu quả.
Xây dựng văn hóa đa dạng
Theo nghiên cứu, 63% Gen Z cảm thấy môi trường làm việc với sự đa dạng văn hóa, giáo dục, kỹ năng là vô cùng quan trọng. Môi trường làm việc công bằng và tôn trọng sự hợp tác chính là mấu chốt của một doanh nghiệp lý tưởng mà Gen Z tìm kiếm.
Bên cạnh đó, thực tế cũng cho thấy rằng những doanh nghiệp có văn hóa đa dạng cũng có thể giữ chân nhân viên được lâu hơn (khoảng tầm 5 năm).
Sử dụng công nghệ hiện đại
Hơn ¾ các bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z dành từ 1 tới 10 tiếng mỗi ngày để sử dụng và kết nối với các thiết bị điện tử, công nghệ. Không thể phủ nhận rằng, công nghệ chính là chìa khóa vàng của năng suất hiện đại.
Doanh nghiệp và đội ngũ quản lý am hiểu, cởi mở với công nghệ chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều ứng viên, trong đó có thế hệ Gen Z. Hiện nay, có một số ứng dụng công nghệ mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong công việc của mình như: phần mềm tổ chức, quản lý Jira, công cụ giao tiếp Slack, nền tảng CMS, các thiết bị điện thoại và điện tử,…
Việc sử dụng công nghệ hiện đại không những giúp doanh nghiệp thu hút, giữ chân được nhân viên tiềm năng mà còn có thể nâng cao doanh thu, góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín trong mắt khách hàng.
6. Những câu hỏi thường gặp về thế hệ Gen Z
Gen X, Y và Gen Z là gì?
– Thế hệ X sinh từ năm 1965 đến năm 1980. Tiếp theo là Thế hệ Y (thường được gọi là Millennials), sinh từ khoảng năm 1981 đến năm 1994. Thế hệ trẻ nhất trong lực lượng lao động ngày nay là Gen Z, sinh từ năm 1995 đến 2009.
Sau Gen Z là gen gì?
– Sau Gen Z là thế hệ Alpha từ năm 2010 đến năm 2024. Và theo đó, Thế hệ Beta sẽ ra đời từ năm 2025 đến năm 2039.
Gen Alpha sẽ như thế nào?
– Hơn 2,5 triệu đứa trẻ thế hệ Alpha được sinh ra mỗi tuần và đến năm 2025 sẽ có gần hai tỷ người trên gen Alpha.
Sinh ra từ công nghệ kỹ thuật số hiện đại như hiện nay, Gen Alpha sẽ là thế hệ giàu có nhất, có trình độ học vấn cao nhất và năng động nhất mà xã hội loài người chưa từng chứng kiến.
Trên đây là những giới thiệu tổng quan về thế hệ Gen Z mà Miko Tech muốn mang đến cho bạn. Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ hiểu hơn về gen Z là gì những nét tính cách, kiểu làm việc của Gen Z.
Trong thời đại hội nhập hiện nay, nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình không bị thụt lùi lại phía sau thì tốt nhất nên học cách thích nghi với thị trường lao động hiện tại. Đổi mới trong quy trình sản xuất và cách làm việc sẽ giúp doanh nghiệp tiến xa hơn trên con đường phát triển của mình.
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5 năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên SEO nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: TranTienDuy.com