Công cụ Google Merchant Center là gì và vì sao công cụ này giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả? Với GMC này, doanh nghiệp có thể tăng khả năng bán hàng và tăng doanh số cũng như lợi nhuận. Cùng tìm hiểu Google Merchant Center và cách đăng ký sử dụng công cụ hay ho này nhé!
Google Merchant Center là gì?
Google Merchant Center (hay gọi tắt là GMC) là một công cụ của Google cho phép người dùng lưu trữ và quản lý thông tin sản phẩm. Các thông tin lưu trữ trên GMC có thể được cung cấp cho Google Shopping để sử dụng trong các quảng cáo mua sắm.
Khi thông tin sản phẩm được nhập vào GMC, Google sẽ sử dụng chúng để hiển thị thông tin sản phẩm trên kết quả tìm kiếm. Điều này giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình một cách hiệu quả hơn.
Cách thức hoạt động của Google Merchant Center
Trên Google Merchant Center, các doanh nghiệp có thể quảng cáo sản phẩm của mình trên Google Shopping và các kênh quảng cáo khác của Google.
- Để sử dụng, bạn cần đăng ký tài khoản và tải lên thông tin sản phẩm của mình. Thông tin này bao gồm tên, mô tả, hình ảnh, giá cả và các thông tin khác liên quan đến sản phẩm.
- Những thông tin sản phẩm của bạn sẽ được xác minh. Sau đó, Google sẽ đưa sản phẩm của bạn vào các kênh quảng cáo của mình.
- Khi người dùng tìm kiếm sản phẩm của bạn, chúng sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Nếu người dùng quan tâm và nhấp vào sản phẩm của bạn, họ sẽ được chuyển đến trang sản phẩm của bạn để xem và mua hàng.
Tin liên quan: GDN Là Gì? Thông Tin Về Google Display Network Cần Biết
Lợi ích khi sử dụng Google Merchant Center là gì?
GMC là một công cụ quan trọng cho các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh trực tuyến và tiếp cận đám đông khách hàng trên toàn thế giới. Google Merchant Center cung cấp nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp bao gồm:
Sản phẩm hiển thị tốt hơn với người dùng
Google Merchant Center cho phép bạn tích hợp thông tin sản phẩm vào nhiều kênh bán hàng khác nhau như Google Shopping, Google Images và YouTube. Điều này giúp mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng cơ hội bán hàng, đồng thời tạo sự hiện diện mạnh mẽ cho thương hiệu của bạn trên nhiều nền tảng khác nhau.
Quản lý sản phẩm tiện lợi
Với giao diện quản lý thông minh và trực quan, GMC cho phép bạn quản lý thông tin sản phẩm của mình. Chẳng hạn, bạn có thể dễ dàng tạo, chỉnh sửa và cập nhật thông tin sản phẩm, giá cả và khuyến mãi. Đặc điểm này giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức trong việc quản lý thông tin sản phẩm của bạn.
Theo dõi hiệu suất dễ dàng
Bằng cách kết hợp Google Merchant Center với Google Ads, bạn có thể theo dõi hiệu quả quảng cáo và các chỉ số liên quan như số lần hiển thị, tỷ lệ nhấp chuột và tỷ lệ chuyển đổi. Thông qua việc phân tích dữ liệu này, bạn có thể điều chỉnh chiến dịch quảng cáo để tối ưu hóa hiệu quả và đạt được kết quả tốt hơn.
Tăng tính tin cậy của sản phẩm
Khi thông tin sản phẩm của bạn xuất hiện trên Google, đặc biệt là trong kết quả tìm kiếm và trang Google Shopping, nó tạo ra sự uy tín và chuyên nghiệp cho thương hiệu của bạn. Khách hàng có xu hướng tin tưởng vào các sản phẩm được hiển thị trên nền tảng lớn như Google, và điều này góp phần xây dựng thương hiệu và tăng tính tin cậy.
Hỗ trợ đa ngôn ngữ
Hỗ trợ đa ngôn ngữ giúp bạn tạo ra một trải nghiệm mua hàng thuận tiện và thoải mái cho khách hàng nước ngoài. Bằng cách cung cấp thông tin sản phẩm bằng ngôn ngữ địa phương, bạn thu hút được sự quan tâm của khách hàng địa phương và tăng khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng mới. Khách hàng cũng cảm thấy thoải mái hơn khi mua hàng trong môi trường ngôn ngữ quen thuộc.
Cách đăng ký tài khoản Google Merchant Center
Để sử dụng bất cứ công cụ nào của Google, bạn cũng cần có một tài khoản Gmail. Tiếp theo, bạn hãy truy cập trang chủ của Google Merchant Center và thực hiện đăng ký theo hướng dẫn của Google. Cách đăng ký GMC tương đối đơn giản với 4 bước nhanh chóng như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, điền thông tin cần thiết về doanh nghiệp của bạn vào biểu mẫu đăng ký. Điều này bao gồm quốc gia trụ sở doanh nghiệp, tên doanh nghiệp và URL trang web. Sau đó, nhấp “Continue”.
- Bước 2: Tiếp theo, đọc kỹ các điều khoản và điều kiện. Nếu bạn đồng ý, đánh dấu vào ô “Yes, I agree…” và nhấp “Continue”.
- Bước 3: Nhập URL trang web vào ô tương ứng, sau đó bấm “Save” và “Finish”. Bạn cũng có thể bỏ qua bước này bằng cách chọn “Skip”, nhưng bạn vẫn phải thực hiện bước này tại trang tổng quan của Merchant Center.
- Bước 4: Để hoàn thành, sử dụng một trong bốn phương pháp để xác minh URL trang web và nhấn “Finish”.
Với các bước đơn giản như vậy, bạn đã hoàn tất thiết lập tài khoản Google Merchant Center.
Xác minh quyền sở hữu trang web như thế nào?
Để xác nhận quyền sở hữu trang web của bạn khi thiết lập quảng cáo mua sắm hoặc trang thông tin miễn phí về mua sắm, bạn cần thực hiện các bước sau.
Bước 1: Nhập URL website
Sau khi nhập thông tin doanh nghiệp và hoàn thành bước đăng ký, bạn sẽ được chuyển đến giai đoạn xác minh quyền sở hữu mới trang web. Đầu tiên, bạn sẽ nhìn thấy địa chỉ trang web bắt đầu bằng http:// hoặc https:// như hình dưới. Đây là địa chỉ website mà bạn đã nhập ở bước trước đó.
Buớc 2: Chọn phương pháp xác thực
Bước tiếp theo, bạn cần chọn một trong ba phương pháp sau để xác thực trang web thuộc quyền sở hữu của bạn:
- Thêm thẻ meta HTML
- Kết nối website với trình quản lý thẻ của Google
- Liên kết website với Google Analytics.
Sau khi chọn phương pháp, bạn cần làm theo các hướng dẫn của Google để hoàn tất quá trình xác minh trang web. Trong số 3 phương pháp trên thì phương pháp HTML là phương pháp nên sử dụng phương pháp thêm thẻ HTML để đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 3: Xác nhận quyền sở hữu trang web
Sau khi trang web của bạn đã được xác minh, nhấn vào nút “CLAIM URL” để xác nhận quyền sở hữu trang web. Lưu ý rằng bạn không nên xóa tệp HTML được thêm vào trong quá trình xác minh, ngay cả sau khi Google đã xác nhận URL để duy trì trạng thái đã xác minh.
Thiết lập nguồn cấp dữ liệu Google Merchant Center
Để tạo nguồn cấp dữ liệu cho GMC, bạn cần tạo một tệp thông tin chứa các thuộc tính của sản phẩm, bao gồm ID, đường dẫn sản phẩm, tiêu đề, mô tả, đường dẫn hình ảnh và giá. Bạn có thể xem qua các bước chi tiết sau:
Bước 1: Vào mục Product (Sản phẩm).
Bước 2: Nhấp chọn Feeds (Nguồn cấp dữ liệu).
Bước 3: Nhấp vào dấu “+” để tạo nguồn cấp dữ liệu mới và nhập các thông tin cơ bản như sau:
- Quốc gia mục tiêu: Chọn quốc gia mà bạn muốn quảng cáo sản phẩm.
- Ngôn ngữ: Chọn ngôn ngữ tương ứng với quốc gia mục tiêu.
- Điểm đến: Chọn Google Shopping từ danh sách nguồn cấp dữ liệu trên Google Merchant Center.
Google cung cấp nhiều cách để thiết lập nguồn cấp dữ liệu trên GMC, bao gồm:
- Sử dụng dữ liệu từ trang tính Google: Bạn có thể tạo hoặc chọn một trang tính Google đã có để thêm sản phẩm vào danh mục Feeds.
- Sử dụng lịch biểu để tự động tải lên tệp chứa thông tin sản phẩm từ website của mình.
- Tải lên tệp thông tin sản phẩm thông qua tài khoản Google Cloud Store, FPT hoặc SFTP.
- Sử dụng Content API để tương tác trực tiếp với GMC, đặc biệt hữu ích cho các tài khoản lớn hoặc phức tạp.
Bạn có thể chọn một trong các cách trên và nhập tên nguồn cấp dữ liệu. Sau đó, bạn nhấp vào nút “Tiếp tục” để hoàn thành quá trình thiết lập nguồn cấp dữ liệu trên GMC.
Cách tải sản phẩm lên Google Merchant Center
Có một số cách để tải dữ liệu sản phẩm lên Google Merchant Center, bao gồm:
- Tải lên bằng tệp CSV: Đây là cách tải dữ liệu sản phẩm lên Google Merchant Center phổ biến nhất. Để tải lên bằng tệp CSV, bạn cần tạo một tệp CSV có chứa thông tin sản phẩm của mình, bao gồm tên sản phẩm, giá cả, mô tả và các thuộc tính khác. Sau khi tạo tệp CSV, bạn có thể tải lên Google Merchant Center bằng cách nhấp vào nút “Tải lên nguồn cấp dữ liệu” trong Google Merchant Center.
- Tải lên bằng API: Google Merchant Center cũng cung cấp API cho phép bạn tải lên dữ liệu sản phẩm từ ứng dụng của riêng mình. Nếu bạn có một ứng dụng web hoặc ứng dụng di động, bạn có thể sử dụng API để tải lên dữ liệu sản phẩm mà không cần phải rời khỏi ứng dụng của mình.
- Tải lên thủ công: Bạn cũng có thể tải lên dữ liệu sản phẩm lên Google Merchant Center thủ công. Để làm điều này, bạn cần tạo một tài khoản Google Merchant Center và sau đó thêm các sản phẩm của mình vào tài khoản. Sau khi thêm các sản phẩm của mình, bạn có thể xem trước cách các sản phẩm của mình sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google.
Cách tải dữ liệu sản phẩm lên Google Merchant Center tốt nhất phụ thuộc vào nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp bạn. Nếu bạn có một số lượng nhỏ sản phẩm, bạn có thể tải lên bằng tệp CSV. Nếu bạn có một số lượng lớn sản phẩm, bạn có thể tải lên bằng API. Nếu bạn không có kỹ năng lập trình, bạn có thể tải lên dữ liệu sản phẩm lên Google Merchant Center theo cách thủ công.
Tìm hiểu thêm về: Google Business Là Gì? Hướng Dẫn Tối Ưu Google Business
Các câu hỏi thường gặp về Google Merchant Center
Google Merchant Center có giống như Google Shopping không?
– Không, Google Merchant Center và Google Shopping không giống nhau, mặc dù chúng có liên quan và thường được sử dụng cùng nhau.
Google Merchant Center là một nền tảng do Google cung cấp, cho phép các doanh nghiệp tải lên và quản lý dữ liệu sản phẩm của họ để sử dụng trong các dịch vụ khác nhau của Google, bao gồm cả Google Shopping.
Tôi có thể sử dụng Google Merchant Center mà không cần trang web không?
– Bất kỳ ai tham gia Mua hàng trên Google đều đủ điều kiện tham gia mà không cần phải có trang web. Tuy nhiên, nếu đang tham gia Quảng cáo mua sắm (Shopping Ads), Quảng cáo kho hàng tại địa phương (Local Inventory Ads) hoặc bất kỳ chương trình Merchant Center nào khác, bạn vẫn cần phải có trang web.
Google Merchant Center có tính phí khi bán sản phẩm không?
– Các nhà bán lẻ thuộc mọi quy mô có thể bán sản phẩm của họ trực tiếp trên Google mà không phải trả phí hoa hồng cho Google trên Google Merchant Center.
Lời kết
Như vậy, bài viết đã giới thiệu cho bạn biết Google Merchant Center là gì và hướng dẫn cách đăng ký tài khoản chi tiết để sử dụng công cụ này. Miko Tech hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về Google Merchant Center. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng bỏ qua những bài viết sắp tới của chúng tôi nhé!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/