fbpx
Logo

8 Điểm Khác Biệt Giữa Grocery Store Và Convenience Store

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Chất lượng cuộc sống phát triển, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, dẫn đến sự xuất hiện của nhiều cửa hàng bách hóa và tiện lợi. Vậy, điểm khác biệt giữa cửa hàng bách hóa (Grocery store) và cửa hàng tiện lợi (Convenience store) là gì? Cùng Miko Tech tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

Grocery Store là gì?

Grocery Store là cửa hàng bách hóa, chuyên tập trung vào việc bán các sản phẩm thực phẩm. Những cửa hàng này cung cấp các mặt hàng cần thiết để sử dụng hàng ngày như bánh kẹo, gạo, đường, muối, kem đánh răng, nước ngọt, bia và cung cấp cả các sản phẩm thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau, trái cây.

Ngoài ra, Grocery Store cũng có thể bán một số mặt hàng gia dụng như nồi cơm điện, nước rửa chén. ví dụ về Grocery Store, hay cửa hàng bách hóa có thể kể đến là Winmart, Bách Hoá Xanh và các cửa hàng tương tự.

Grocery Store
Grocery store là cửa hàng chuyên bán các sản phẩm thực phẩm và hàng hóa thiết yếu.

Convenience Store là gì?

Convenience Store là cửa hàng tiện lợi chuyên bán các sản phẩm tiện lợi như nước ngọt, bánh kẹo, mì tôm, cà phê và các sản phẩm tiêu dùng có kích thước nhỏ gọn khác.

Convenience Store có mô hình với ít nhân viên hơn, đồng thời diện tích cửa hàng nhỏ hơn so với Grocery Store. Tuy nhiên, Convenience Store thường có số lượng cửa hàng nhiều hơn, vì chúng được thiết kế để phục vụ khách hàng đang trên đường đi, cần mua gấp một vài món. Hầu hết các chuỗi cửa hàng tiện lợi hoạt động 24/24 và cả ngày lễ. Đây là lý do tại sao đây được gọi là cửa hàng tiện lợi.

Một số cửa hàng tiện lợi có thể phổ biến ở Việt Nam có thể kể đến như Circle K, B’s Mart, GS25, 7 Eleven, hay Family Mart.

grocery store là gì
Convenience store thường được đặt tại các vị trí thuận tiện, như gần các khu dân cư, trung tâm thành phố,…

8 điểm khác biệt giữa Convenience Store và Grocery Store

Grocery Store và Convenience Store đều là mô hình cửa hàng Brick and Mortar và là các cửa hàng bán các sản phẩm thiết yếu. Tuy nhiên, hai mô hình này có nhiều điểm khác nhau. Điều này có thể được thấy ở các đặc điểm sau đây:

1. Cách phục vụ nhu cầu khách hàng

Mục tiêu của các cửa hàng bách hóa như Winmart, Bách Hoá Xanh,… là đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, vì vậy, những cửa hàng này thường có một lượng hàng hóa đa dạng, phong phú và đa dạng chủng loại.

Cửa hàng bách hóa thường có mức tồn kho cao để đảm bảo đủ hàng để cung cấp cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng thường chọn Grocery Store để mua số lượng hàng hóa lớn, sử dụng trong một khoảng thời gian như vài ngày, vài tuần hoặc cả tháng.

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể tham gia vào các chương trình khuyến mãi, ra mắt sản phẩm mới, chương trình kích cầu và ổn định giá thị trường. Cửa hàng thường có sẵn xe đẩy hoặc túi mua hàng ở cổng ra vào để người mua hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm.

Mặt khác, Convenience Store có mục tiêu phục vụ nhanh chóng và tiện lợi cho người dùng. Đa số khách hàng ghé vào cửa hàng để mua 1-2 món hàng và hầu hết không cần mang theo giỏ mua hàng.

2. Quy mô, số lượng, diện tích cửa hàng

Grocery Store có diện tích lớn hơn để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, số lượng cửa hàng Grocery Store lại ít hơn Convenience store.

Trái ngược với đó, các cửa hàng tiện lợi – Convenience store có quy mô nhỏ hơn, với diện tích trung bình từ 50 đến 200m2. Chúng tập trung phục vụ khách hàng cần mua gấp, do đó mật độ của các cửa hàng tiện lợi được nhân rộng và phân bố rộng rãi hơn.

Grocery Store có quy mô lớn để phục vụ nhiều khách hàng, trưng bày và lưu trữ số lượng hàng hóa lớn và các POP trưng bày. Các cửa hàng siêu lớn thậm chí có bãi đậu xe riêng, khu vực sinh hoạt riêng cho nhân viên, nhà vệ sinh và khu vui chơi cho trẻ em. Grocery Store thường tọa lạc ở vị trí trung tâm, khu vực có dân cư đông.

cửa hàng bách hóa
Cửa hàng bách hóa có bãi đậu xe riêng

Trong khi đó, các cửa hàng tiện lợi tận dụng không gian ở vị trí đông đúc như giao lộ hoặc ngã ba, tiện lợi để khách hàng ra vào dễ dàng, với diện tích nhỏ đủ để trưng bày các sản phẩm thiết yếu.

3. Thời gian hoạt động

Các cửa hàng Grocery Store thường mở cửa trong khung giờ hành chính, từ khoảng 7h30 sáng đến tối, với thời gian đóng cửa không quá muộn, thường là khoảng 8h-9h tối. 

Trái lại, cửa hàng tiện lợi Convenience Store mở cửa lâu hơn, thường hoạt động 24/24h. Hầu hết Convenience Store không ngừng hoạt động suốt cả ngày.

4. Số lượng nhân viên

Grocery Store có số lượng nhân viên nhiều hơn rất nhiều so với cửa hàng tiện lợi Convenience Store. Bởi lẽ, Grocery Store bán nhiều mặt hàng hơn và có số lượng hàng lớn hơn đáng kể. Thông thường, Grocery Store có ít nhất từ 5-10 nhân viên, trong khi Convenience Store chỉ có từ 1-5 nhân viên.

  • Trong Grocery Store, đội ngũ nhân viên đa dạng và được phân công vào từng nhiệm vụ và bộ phận khác nhau, và mỗi người có quy trình làm việc riêng. Ngoài ra, các khu vực hàng hóa cũng có nhân viên chuyên trách, như quầy thịt, quầy bánh, quầy trái cây, nhân viên thu ngân, quản lý cửa hàng, kho hoặc an ninh.
  • Trong khi đó, Convenience Store thường chỉ có 2-3 nhân viên mỗi ca trực, và nhân viên thường phải đảm nhận luôn cả vai trò thu ngân, trưng bày và kiểm kê hàng hóa. Đáng chú ý, đa số các cửa hàng tiện lợi sẽ thường không có bảo vệ.

Bên cạnh đó, Grocery Store thường có nhiều quầy tính tiền. Trong khi đó, Convenience Store thường chỉ có 1 quầy tính tiền do khách hàng thường mua chỉ 1-2 món.

quầy thu ngân cửa hàng bách hóa
Quầy thu ngân cửa 2 cửa hàng

5. Giá bán sản phẩm

Giá bán tại các Convenience Store thường cao hơn so với Grocery Store. Grocery Store có giá thấp hơn khoảng 10% so với sản phẩm cùng loại ở Convenience Store. Lý do cho sự chênh lệch này là do Convenience Store có chi phí thuê mặt bằng và tổng số lượng nhân viên nhiều hơn trên địa bàn. Giá cao tại Convenience Store dẫn đến số lượng người mua ít hơn so với Grocery Store.

Trong Grocery Store, người tiêu dùng có thể tận dụng các chương trình khuyến mãi để có mức giá rẻ hơn so với các cửa hàng tiện lợi. Ngoài ra, các cửa hàng bách hóa và siêu thị thường cung cấp chương trình tích lũy điểm thành viên. Tuy nhiên, việc tính tiền có thể mất thời gian đáng kể trong các cửa hàng này do số lượng khách hàng đông đúc, đặc biệt vào cuối tuần.

6. Số lượng, chủng loại sản phẩm bán ra

Cửa hàng tiện lợi thường chỉ bày bán một loại sản phẩm cụ thể và thường chỉ trưng bày một số sản phẩm đặc trưng. Trong khi đó, cửa hàng bách hóa bày bán đa dạng mặt hàng với số lượng nhiều hơn rất nhiều. Ngoài ra, cửa hàng bách hóa cũng có sự đa dạng về chủng loại sản phẩm và nhãn hàng, vượt trội hơn so với cửa hàng tiện lợi.

7. Vị trí đậu xe

Cửa hàng bách hóa thường có bãi đỗ xe riêng, diện tích rộng và có nhân viên an ninh túc trực trong suốt thời gian làm việc để kiểm soát việc ra vào của xe. Khách hàng đến thì phải đi bộ từ khu vực đỗ xe đến trung tâm mua sắm.

Trong khi đó, cửa hàng tiện lợi thường không có nhân viên giữ xe. Do thời gian mua sắm tại đây chỉ khoảng 10 phút, diễn ra nhanh chóng, nên khách hàng có thể để xe ngay trước cửa hàng

cửa hàng tiện lợi
Bãi đậu xe ở cửa hàng tiện lợi

8. Thực phẩm chế biến

Cửa hàng tiện lợi tập trung vào sự tiện lợi và nhanh chóng cho khách hàng, vì vậy các mặt hàng ăn sáng và trưa được đặc biệt chú trọng. Khách hàng có thể tìm thấy các sản phẩm như mì gói, xúc xích, bánh mì, sandwich hoặc jambon,… được bày bán ở nơi này.

Còn ở cửa hàng bách hóa, khách hàng có thể mua được thực phẩm tươi sống hoặc đã qua chế biến.

Nguồn gốc của cửa hàng bách hoá ở Việt Nam

Cửa hàng bách hoá ở Việt Nam xuất hiện từ những năm 1990, đánh dấu bước phát triển của ngành bán lẻ trong nước. Trước đó, trong thập kỷ 1980, Việt Nam đang trải qua quá trình Đổi mới về kinh tế, và nền kinh tế đang mở cửa, thị trường tiêu dùng tăng lên. Sự thay đổi này đã tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày.

Mô hình cửa hàng bách hoá ở Việt Nam ban đầu thường là những cửa hàng nhỏ, gia đình quản lý, cung cấp các sản phẩm cơ bản như thực phẩm, đồ uống, và hàng tiêu dùng hàng ngày khác. Những cửa hàng này thường tập trung ở các khu vực đô thị và nông thôn để phục vụ nhu cầu đa dạng của cộng đồng.

Nguồn gốc của cửa hàng bách hoá ở Việt Nam có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển kinh tế và thay đổi lối sống của người tiêu dùng. Sự xuất hiện và phát triển của cửa hàng bách hoá đã giúp cải thiện tiện ích cho người tiêu dùng và đồng thời tạo ra cơ hội kinh doanh mới trong ngành bán lẻ.

Hi vọng thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về grocery store là gì và cách phân biệt giữa hai mô hình cửa hàng bách hóa và cửa hàng tiện lợi. Cả hai đều rất phổ biến và đang phát triển mở rộng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết, hãy để lại bình luận dưới đây và Miko Tech sẽ giải đáp cho bạn!

08.02.2024 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!