Growth Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua các chiến lược cá nhân hoá. Từ đó, chiến lược Growth Marketing tạo ra sự tăng trưởng đột biến cho doanh nghiệp và giúp nắm bắt nhu cầu của từng phân khúc thị trường.
Vậy thì, Growth Marketing là gì? Bên cạnh đó, làm sao để phát triển chiến lược Growth Marketing hiệu quả tối đa và những điều cần biết về Growth Marketing là gì?
Đọc ngay bài viết Growth Marketing là gì? Cách phát triển và những điều cần biết của Miko Tech sau đây để tìm câu trả lời cho mình nhé!
Growth Marketing là gì?
Khái niệm về Growth Marketing
Growth Marketing được hiểu là tiếp thị tăng trưởng. Đây là một phương pháp tiếp cận, tương tác, thu hút và giữ chân khách hàng để tạo ra sự tăng trưởng đột biến cho doanh nghiệp trong thời gian dự tính.
Điểm khác biệt của Growth Marketing so với các phương pháp tiếp thị khác là tập trung vào sở thích của khách hàng. Từ đó, Growth Marketing thiết kế, cung cấp các thông điệp cá nhân hoá theo nhu cầu của từng phân khúc thị trường.
Điều này giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng trưởng hiệu quả nhất. Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ không mất công sức tập trung vào việc quảng cáo rộng rãi mà không hướng đến đối tượng khách hàng cụ thể.
Sự ra đời của Growth Marketing
Thuật ngữ Growth Marketing được doanh nhân Sean Ellis sáng lập vào năm 2010. Sean Ellis là một chuyên gia tăng trưởng được các công ty công nghệ săn đón, nhờ khả năng tăng trưởng thành công cho nhiều công ty khác nhau.
Nhiệm vụ của ông là xây dựng hệ thống và đặt nền móng cho chiến lược tăng trưởng của công ty. Sau đó, ông phải tìm kiếm cộng sự để trao lại chìa khóa.
Sean không chỉ tìm kiếm một Marketer truyền thống mà còn phải có khả năng phát triển cơ sở người dùng nhanh chóng. Bởi với một startup, mục tiêu hàng đầu là tăng trưởng và Growth Marketer sẽ đáp ứng được yêu cầu này.
Cách phát triển Growth Marketing
Xác định khách hàng mục tiêu
Để bắt đầu một chiến dịch marketing, việc xác định đúng khách hàng mục tiêu là rất quan trọng. Điều này giúp cho chiến dịch marketing được triển khai đúng đối tượng, tập trung và tối ưu hóa các chiến lược để tiếp cận với họ.
Việc chọn đúng nhóm khách hàng mục tiêu cũng giúp hạn chế sự lãng phí về ngân sách và thời gian. Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thành công cho chiến dịch.
Các đối tượng khách hàng mục tiêu có thể đa dạng, từ phụ nữ, nam giới, người lớn tuổi hoặc độ tuổi teen. Việc tìm hiểu và xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ là bước đầu tiên để bắt đầu chiến dịch marketing hiệu quả.
Nghiên cứu nhóm khách hàng tiềm năng
Để triển khai Growth Marketing hiệu quả, việc tìm hiểu về khách hàng tiềm năng là rất quan trọng. Bằng cách nghiên cứu về nhân khẩu học cụ thể, bạn có thể xác định được các nhóm khách hàng phù hợp nhất để tiếp cận.
Nếu bạn đã có hệ thống kinh doanh trực tuyến, bạn có thể tạo khảo sát để thu thập thông tin, phản hồi từ khách hàng. Nếu chưa, bạn cũng có thể tiến hành tại cửa hàng bằng cách cung cấp ưu đãi để khách hàng trả lời các câu hỏi.
Việc tìm hiểu khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn định hình được chiến lược tiếp cận và tăng cường mối quan hệ với khách hàng. Từ đó, doanh số và hiệu quả kinh doanh cũng sẽ tăng cao.
Chọn lựa nền tảng phù hợp
Để tiếp cận khách hàng trực tuyến hiệu quả, việc lựa chọn nền tảng phù hợp là rất quan trọng. Đầu tiên, bạn nên xem xét tính chất lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm hành vi của khách hàng mục tiêu để chọn được nền tảng phù hợp nhất.
Hiện nay, mạng xã hội có nhiều kênh phổ biến như Facebook, Youtube, Twitter, Instagram, Tiktok,… Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu kênh mà đối tượng khách hàng sử dụng nhiều nhất để tiếp cận với họ.
Ngoài các kênh mạng xã hội, Email marketing và Blog cũng là hai nền tảng quan trọng trong Growth Marketing. Với Email marketing, bạn có thể tạo các nội dung khác nhau cho từng loại đối tượng khách hàng mục tiêu để tăng hiệu quả công việc.
Ngoài ra, Blog cũng là một kênh tiếp cận khách hàng tiềm năng rất hiệu quả. Blog cho phép bạn tạo nội dung chuyên sâu và cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng mục tiêu của bạn.
Xây dựng nội dung truyền thông
Để thu hút khách hàng, bạn cần xây dựng nội dung truyền thông phù hợp với kênh tiếp cận được lựa chọn. Bạn có thể thử nghiệm các loại nội dung khác nhau để đánh giá hiệu quả và chọn ra nội dung phù hợp nhất.
Trước khi bắt đầu tạo nội dung, bạn nên xem lại số liệu thống kê có sẵn để biết nội dung nào đã thúc đẩy doanh số tốt nhất. Sau đó, bạn có thể chuyển đổi chủ đề đó thành các dạng khác nhau tùy thuộc vào kênh đăng bài.
Bạn cần lưu ý đến các đặc điểm của đối tượng khách hàng mục tiêu và đảm bảo rằng nội dung được trình bày rõ ràng và hấp dẫn. Điều này giúp khách hàng cảm thấy thú vị và muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Những điều cần biết về Growth Marketing
Các thành phần trọng yếu của chiến lược Growth Marketing
Growth Marketing hiệu quả có thể dựa trên các chỉ số quan trọng như tỷ lệ thu hút khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi, giữ chân khách hàng. Để đạt được những chỉ số này, các Growth Marketer thường áp dụng một số chiến thuật hàng đầu.
Mặc dù các chiến thuật này thường được sử dụng trong không gian thương mại điện tử nhưng chúng cũng có thể được áp dụng cho các doanh nghiệp truyền thống. Cụ thể:
A/B Testing
A/B Testing là một phương pháp quan trọng trong chiến lược tiếp thị tăng trưởng. Phương pháp này được áp dụng trong nhiều định dạng như Email Marketing, Landing Page, quảng cáo trên mạng xã hội và nhiều định dạng khác.
A/B Testing liên quan đến việc triển khai thử nghiệm giữa hai hoặc nhiều biến thể khác nhau. Từ đó, A/B Testing tìm ra biến thể hiệu quả nhất trong việc thu hút khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Sau đó, phương pháp này sẽ giúp bạn tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị trong tương lai xung quanh biến thể đó. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả tổng thể của chiến lược marketing.
Quan trọng khi áp dụng A/B Testing là tập trung vào việc tuỳ chỉnh từng phân đoạn để tìm ra nội dung phù hợp nhất với từng nhóm khách hàng. Sau đó, bạn có thể tiếp tục thử nghiệm các biến thể mới để nâng cao hiệu suất của chiến dịch.
Cross-channel marketing
Cross-channel marketing là một chiến lược tiếp thị đa kênh, sử dụng nhiều kênh khác nhau để tiếp cận khách hàng. Cross-channel marketing bao gồm Email Marketing, SMS, Push Notifications, In-App Message, Direct Mail…
Khi thực hiện chiến lược này, Marketer cần tập trung vào từng khách hàng để hiểu sở thích giao tiếp của họ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến dịch phù hợp.
Customer Lifecycle
Customer Lifecycle còn được gọi là hành trình khách hàng. Đây là quá trình mà một khách hàng trải qua khi họ khám phá, tương tác, mua hoặc chuyển đổi, và sau đó tương tác với một doanh nghiệp.
Để đơn giản hóa, Customer Lifecycle có ba giai đoạn quan trọng mà nhà tiếp thị nên tập trung là: kích hoạt, nuôi dưỡng và kích hoạt lại. Mỗi giai đoạn đóng một vai trò độc đáo trong việc đóng góp vào trải nghiệm khách hàng.
- Giai đoạn kích hoạt
Đây là giai đoạn đầu tiên của vòng đời. Trong đó các công ty nhắm mục tiêu thu hút sự chú ý và quan tâm của người tiêu dùng.
Ở giai đoạn này, nhà tiếp thị tăng trưởng nên nhắm mục tiêu đến khách hàng bằng các chiến dịch chào mừng, giới thiệu, dùng thử miễn phí và các chiến lược khác. Mục đích để xây dựng sự quen thuộc và nâng cao uy tín.
- Giai đoạn nuôi dưỡng
Đây là thời điểm các công ty nuôi dưỡng và thu hút khách hàng để củng cố mối quan hệ. Giai đoạn này thường chiếm một phần lớn trong quy trình tiếp thị đa kênh mà khách hàng nhận được từ các thương hiệu.
- Giai đoạn kích hoạt lại
Đây là giai đoạn cuối cùng tập trung vào việc tái tương tác với khách hàng. Các công ty thường kích hoạt lại mức độ tương tác của khách hàng để thúc đẩy giữ chân và lòng trung thành thông qua các chiến dịch cụ thể.
Trường hợp điển hình của Airbnb áp dụng thành công chiến lược Growth Marketing
Airbnb (Airbed & Breakfast) là mô hình kinh doanh kết nối những người cần chỗ ở với những người cho thuê nhà trên toàn thế giới thông qua một ứng dụng hoặc trang web. Hiện nay, Airbnb có mặt tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Kể từ khi ra đời, Airbnb đã mang đến những thay đổi đáng kể cho ngành du lịch và cạnh tranh trực tiếp với các mô hình khách sạn truyền thống. Chiến lược Growth Marketing đã đóng góp quan trọng vào thành công của Airbnb, cụ thể:
- Hack Craigslist: Chiến dịch Growth Marketing nổi tiếng của Airbnb là đăng tải tự động quảng cáo trên Craigslist, ngay cả khi chưa có sự chấp thuận từ Craigslist.
- Thiết kế sản phẩm: Sản phẩm từ nhà thiết kế Chesky và Gebbia luôn cam kết đem lại trải nghiệm tận tâm, tuyệt vời cho cả chủ nhà và khách hàng.
- Đơn giản hóa: Khách hàng có thể dễ dàng đăng thông tin về phòng cho thuê, tìm kiếm và đặt phòng trên ứng dụng và trang web của Airbnb.
Airbnb áp dụng thành công chiến lược Growth Marketing
Những điều cần lưu ý khi áp dụng chiến lược Growth Marketing
Khi áp dụng chiến lược Growth Marketing, bạn cần lưu ý các điểm sau đây:
- Hiểu rõ khách hàng: Cần tìm hiểu và định hình khách hàng mục tiêu, nắm bắt nhu cầu và hành vi của họ để có thể đưa ra các chiến lược phù hợp.
- Xác định các chỉ số đo lường sự thành công của chiến dịch để đánh giá hiệu quả và điều chỉnh chiến lược nếu cần.
- Tập trung vào sản phẩm: Sản phẩm cần được thiết kế và phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời mang tính đột phá và tạo ra giá trị mới để thu hút khách hàng.
- Tập trung vào khách hàng hiện tại: Việc giữ chân khách hàng hiện tại cũng rất quan trọng, vì đây là nguồn doanh thu ổn định và sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp.
- Kết hợp nhiều kênh marketing: Cần sử dụng các kênh marketing khác nhau để đưa sản phẩm tới khách hàng mục tiêu, bao gồm cả kênh truyền thống và kênh số.
- Tập trung vào các thử nghiệm: Việc thử nghiệm các chiến lược khác nhau để tìm ra chiến lược hiệu quả nhất là một phần quan trọng trong chiến lược Growth Marketing.
- Tập trung vào việc tối ưu hoá: Cần liên tục tối ưu hoá chiến lược để đạt được hiệu quả cao nhất và giảm thiểu chi phí.
- Tạo nên sự kết nối với khách hàng để nâng cao sự tương tác và đáp ứng nhu cầu của họ, cũng như tạo ra những trải nghiệm tốt hơn để khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp trong tương lai.
Tóm lại, bài viết đã cung cấp thông tin về Growth Marketing là gì. Bên cạnh đó, các bước để phát triển chiến lược Growth Marketing hiệu quả tối đa và những điều cần biết về Growth Marketing cũng đã được thể hiện chi tiết. Miko Tech hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về Growth Marketing. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5 năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên SEO nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: TranTienDuy.com