fbpx
Logo

Isometric Là Gì? Ý Nghĩa, Công Dụng Của Kỹ Thuật Isometric

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Isometric là gì? Kỹ thuật vẽ Isometric là một phương pháp độc đáo để biểu diễn các đối tượng trên bề mặt phẳng. Ứng dụng của kỹ thuật Isometric rất đa dạng, thường là trong các lĩnh vực sáng tạo và kỹ thuật. Trong bài viết sau, Miko Tech sẽ giới thiệu cho bạn về kỹ thuật này cũng như những ứng dụng trong thực tế.

Isometric là gì?

Isometric là một phương pháp mô tả các đối tượng 3D trong không gian 2D. Đây là thao tác vẽ tranh cơ bản đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu về vẽ tranh 3D.
khái niệm isometric là gì
Khái niệm isometric là gì?

Ý nghĩa của kỹ thuật vẽ isometric:

Với kỹ thuật vẽ isometric, các trục tọa độ x, y và z được vẽ với góc 120 độ so với nhau. Phong cách này giúp người xem quan sát được cả ba mặt của vật thể gồm mặt trước, mặt trên và mặt bên từ một góc nhìn cố định. Kỹ thuật này thường được sử dụng để vẽ bản đồ, biểu đồ, kiến trúc và biểu diễn các vật thể dưới góc nhìn 3D trong không gian 2D.

Phương pháp isometric mở ra nhiều góc nhìn đa chiều hơn cho nhà thiết kế và người xem. Phong cách này cũng tạo ấn tượng và sự thích thú đối với người xem. Đặc biệt, khi doanh nghiệp muốn cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn, isometric là phương pháp hữu ích giúp doanh nghiệp sở hữu các bản vẽ tổng quan và dễ tiếp nhận hơn.

Điểm đặc trưng của Isometric

Trong thiết kế Isometric, thay vì sử dụng thiết bị vẽ (thước), các nhà thiết kế thường sử dụng phác thảo bằng tay vì nó mang lại sự thuận tiện và dễ dàng trong quá trình sáng tạo. Bằng cách này, các bản phác thảo có thể được vẽ nhanh chóng, cho phép nhà thiết kế biểu đạt ý tưởng trong đầu mình trên giấy một cách nhanh nhất.

Đặc trưng của isometric
Đặc trưng của isometric

Trong khi các bản vẽ thiết kế khác thường có sự đa dạng trong màu sắc, bảng thiết kế Isometric tập trung vào độ chính xác của kích thước, do đó màu sắc được giới hạn và đơn giản.

Bước đầu tiên trong quá trình thiết kế không yêu cầu việc hiển thị các chi tiết phức tạp, mà tập trung vào phác thảo nhanh chóng các ý tưởng trong đầu. Do đó, phương pháp này rất hữu ích cho các nhà thiết kế.

Đặc tính này cũng là lý do tại sao bảng thiết kế Isometric được sử dụng trong các buổi gặp khách hàng, giúp khách hàng có thể đưa ra những yêu cầu về thay đổi chi tiết. Sau khi ý tưởng đã được xác định, nhà thiết kế sẽ sử dụng bản vẽ đó để tạo nên tác phẩm hoàn thiện.

Công dụng nổi bật của bản vẽ Isometric

Nhà thiết kế sẽ sử dụng bản vẽ Isometric để trình bày sắp xếp của họ cho khách hàng và giải thích ý đồ lắp ráp của các chi tiết trong bản thiết kế.

Trong một bản vẽ isometric thông thường, tất cả các thành phần được lắp ráp lại với nhau, dẫn đến việc các chi tiết quan trọng bên trong không thể nhìn thấy. Tuy nhiên, với bản vẽ “exploded Isometric”, các thành phần chi tiết trong một bản vẽ được “bóc tách” rõ ràng, cho phép người dùng nhìn thấy các chi tiết bên trong. Các bộ phận sẽ được tách ra theo một đường thẳng trung tâm.

exploded Isometric
Công dụng nổi bật của bản vẽ Isometric

Ngoài ra, phương pháp isometric cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sáng tạo khác như thiết kế game, phần mềm, ứng dụng và hoạt hình…

3 quy tắc khi vẽ Isometric

Isometric là một phương pháp rất phổ biến trong các lĩnh vực như kỹ thuật, kiến trúc, thiết kế và vẽ minh họa. Kỹ thuật vẽ Isometric đòi hỏi người thực hiện cần tuân theo 3 quy tắc chính để biểu diễn chính xác các đối tượng trong không gian 3 chiều.

1. Vẽ đường thẳng song song không hội tụ

Kỹ thuật vẽ Isometric không có các điểm song song hội tụ. Trong phối cảnh thông thường, các đường thẳng song song trong thực tế (ví dụ như hai bên đường ray xe lửa) dường như hội tụ tại một điểm rất xa, càng nhìn ra xa thì các đường thẳng đó càng gần nhau.

Khác với góc nhìn tự nhiên của con người, isometric có các trục tạo thành các góc bằng nhau (thường là 120 độ). Điều này tạo ra một góc nhìn cố định, không bị biến dạng, các đường thẳng song song sẽ luôn song song với nhau và không bao giờ hội tụ tại một điểm.

Quy tắc vẽ isometric
Quy tắc vẽ isometric

2. Quy tắc 120 độ

Quy tắc 120 độ là nền tảng của kỹ thuật vẽ isometric. Ba trục ngang, dọc và chéo tạo thành các góc bằng nhau 120 độ. Một vật thể được vẽ theo kỹ thuật isometric sẽ hiển thị ba mặt: mặt trước, mặt trên và một mặt bên. Điều này làm cho việc vẽ và hiển thị các đối tượng 3D trở nên dễ dàng và logic hơn.

Quy tắc vẽ isometric là gì
Quy tắc 120 độ khi vẽ isometric

Góc 120 độ giúp tạo ra một bố cục cân bằng và hài hòa cho bản vẽ isometric, tránh cảm giác rối mắt hoặc mất cân bằng. So với các góc khác, góc 120 độ cũng dễ vẽ hơn và giúp người vẽ dễ dàng xác định vị trí của các điểm và đường thẳng trong bản vẽ isometric.

3. Đơn giản là tốt nhất

Kỹ thuật vẽ isometric thể hiện nhiều góc độ của một đối tượng trên cùng một mặt phẳng, điều này có thể khiến hình ảnh trở nên phức tạp nếu có quá nhiều chi tiết. Do đó, tốt nhất là giữ cho bản vẽ isometric đơn giản và loại bỏ các chi tiết không cần thiết. Ngoài ra, việc sử dụng một số lượng màu sắc nhất định cũng giúp thiết kế dễ nhìn và không làm người xem bị rối mắt.

Ứng dụng của Isometric

Isometric đang trở nên rất phổ biến, nhưng câu hỏi đặt ra là các thương hiệu đang sử dụng chúng như thế nào? Kỹ thuật vẽ này có thể được ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Một số ứng dụng của phương pháp Isometric là:

Thiết kế logo

Bất kể bạn là một startup đang tìm kiếm logo để xây dựng nhận diện thương hiệu hay một doanh nghiệp lâu đời mong muốn làm mới mình, các biểu tượng isometric đều có thể tạo thêm điểm nhấn độc đáo và bắt mắt. Logo được vẽ theo phương pháp isometric có hiệu ứng ba chiều thú vị cùng phong cách hiện đại, giúp thương hiệu trông trẻ trung và năng động hơn.

Khám phá thêm về: Top 9 trang web thiết kế logo miễn phí nổi bật nhất

Thiết kế banner website

Banner là một hình ảnh lớn nổi bật được đặt ở vị trí đầu trang web, thường nằm ngay dưới thanh điều hướng. Banner website đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của người dùng, giới thiệu nội dung chính của trang web và tạo ấn tượng tốt đẹp.

Kỹ thuật isometric ngày càng được ưa chuộng trong thiết kế banner website. Hình ảnh isometric với góc nhìn 3D độc đáo và bố cục cân bằng mang đến hiệu ứng thị giác thu hút, tạo ấn tượng mạnh mẽ với người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Thiết kế đồ họa

Trong ngành thiết kế đồ họa, kỹ thuật vẽ isometric là một công cụ mạnh mẽ để tạo ra các hình ảnh có chiều sâu và trực quan. Kỹ thuật vẽ isometric cho phép bạn tạo ra các hình ảnh 3D đơn giản mà không cần sử dụng các công cụ phức tạp của phần mềm đồ họa.

isometric trong thiết kế đồ họa
Isometric trong thiết kế đồ họa

Trình bày hoặc hiển thị sản phẩm theo phương pháp isometric là một cách hiệu quả để thu hút sự chú ý của khách hàng. Bằng cách sử dụng góc nhìn isometric, bạn có thể biểu diễn các sản phẩm của mình một cách hấp dẫn, cho phép khách hàng hình dung sản phẩm tốt hơn.

Giáo dục

Trong các môn như Toán học và Kỹ thuật, phương pháp isometric được sử dụng để vẽ hình ảnh minh họa trong giáo trình và sách giáo khoa. Các hình ảnh isometric giúp học sinh hiểu rõ hơn về các khái niệm phức tạp, chẳng hạn như hình học không gian hoặc cấu trúc của các thành phần máy móc.

isometric trong giáo dục
Isometric trong giáo dục

Khi giảng dạy, giáo viên có thể ứng dụng kỹ thuật isometric để tạo các bản vẽ trực quan. Chẳng hạn, giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh ba chiều để giải thích và trình bày các khái niệm phức tạp. Học sinh cũng sẽ được giao các bài tập về hình học, xây dựng mô hình, hoặc biểu diễn dữ liệu. Điều này giúp học sinh hiểu được khái niệm không gian và phát triển kỹ năng tư duy 3D.

Cơ khí – Điện

Trong ngành cơ khí, kỹ thuật vẽ isometric được sử dụng để biểu diễn và trình bày các bản vẽ kỹ thuật của các công cụ, máy móc, và bộ phận cơ khí. Các bản vẽ isometric giúp hiển thị các chi tiết và mối quan hệ giữa các bộ phận, giúp kỹ sư cơ khí và nhà sản xuất hiểu rõ hơn về các thiết bị này để tiến hành lắp ráp hoặc sữa chửa.

Đối với ngành điện, isometric được sử dụng để biểu diễn và trình bày các bản vẽ kỹ thuật của các hệ thống điện, bảng điều khiển và mạch điện. Các bản vẽ isometric giúp hiển thị các chi tiết và mối quan hệ không gian của các thành phần điện, giúp kỹ sư điện và nhà sản xuất hiểu rõ hơn về cấu trúc và kết nối.

Kiến trúc và xây dựng

Trong lĩnh vực kiến trúc và thiết kế nội thất, kỹ thuật isometric được áp dụng để tạo ra các bản vẽ 3D trong kế hoạch xây dựng và bố trí nội thất. Phương pháp này cho phép kiến trúc sư và nhà thiết kế tạo ra các hình ảnh 3D của các công trình, căn hộ, văn phòng và không gian được thiết kế. Isometric giúp hiển thị các chi tiết kiến trúc và mô phỏng không gian một cách rõ ràng, trực quan hơn.

isometric trong kiến trúc và xây dựng
Isometric trong kiến trúc và xây dựng

Với góc nhìn isometric, người xem có cái nhìn toàn diện về cấu trúc, từ bố trí nội thất đến các chi tiết kỹ thuật, mà không cần đến nhiều bản vẽ cho các góc độ khác nhau. Ngoài ra, kỹ thuật vẽ isometric giúp việc truyền đạt ý tưởng và thiết kế cho các bên liên quan như khách hàng và đội ngũ xây dựng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Tổng kết

Kỹ thuật vẽ isometric là một công cụ hữu ích trong việc biểu diễn mô hình 3D và minh họa các khái niệm không gian trong các lĩnh vực kỹ thuật và giáo dục. Qua việc sử dụng hình ảnh isometric, chúng ta có thể truyền tải thông tin một cách trực quan và dễ hiểu, giúp người xem dễ dàng hình dung các hệ thống và khái niệm phức tạp.

Hy vọng bài viết trên của Miko Tech đã giúp bạn hiểu được Isometric là gì và những ứng dụng của phương pháp này trong thực tế. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu hữu ích và chờ đón những nội dung mới vào ngày mai nhé!

10.04.2024 Ý Nhi

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!