Keyframe là gì trong biên tập video? Keyframe là công cụ quan trọng giúp bạn tạo ra các hiệu ứng chuyển động mượt mà, điều chỉnh các yếu tố như độ sáng, độ tương phản, màu sắc, vị trí và kích thước của các phần tử trong video. Trong bài viết sau, Miko Tech sẽ giải thích cho bạn về keyframe cũng như những kiến thức liên quan.
Keyframe là gì?
Keyframe là điểm đánh dấu trong timeline của phần mềm chỉnh sửa video, nơi bạn thay đổi giá trị của một thông số nào đó cho một lớp (layer) trong video.
Keyframe là yếu tố then chốt để tạo ra chuyển động cho các đối tượng trong video. Bằng cách đặt keyframe tại các thời điểm khác nhau và điều chỉnh giá trị của thông số, bạn có thể tạo ra các hiệu ứng chuyển động như di chuyển, thay đổi kích thước, xoay, thay đổi độ mờ, v.v.
Số lượng keyframe bạn cần thiết phụ thuộc vào độ phức tạp của hiệu ứng bạn muốn tạo. Đối với các chuyển động đơn giản như di chuyển một đối tượng từ điểm A đến điểm B, bạn có thể chỉ cần hai keyframe: một ở điểm A và một ở điểm B. Đối với các chuyển động phức tạp hơn, như tạo hiệu ứng morphing hay hiệu ứng glow, bạn có thể cần nhiều keyframe hơn để tạo ra chuyển động mượt mà và chính xác.
Vai trò của keyframe trong sản xuất video
Trong làm phim, keyframe có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Để tạo animation bằng keyframe, tất cả những gì bạn cần là là thiết lập một điểm bắt đầu và một điểm kết thúc. Điều này cho biết đối tượng trông như thế nào và nó nằm ở đâu trong khung hình khi bắt đầu và chúng trông như thế nào, nằm ở đâu khi kết thúc animation.
Mặc dù keyframe có nhiều công dụng, nhưng nhìn chung keyframe chủ yếu được sử dụng cho bốn thao tác sau:
Xoay đối tượng
Keyframe có thể được dùng để xoay đối tượng trong hoạt hình và chỉnh sửa video. Đây là một ứng dụng phổ biến của keyframe, giúp tạo ra chuyển động xoay mượt mà cho các đối tượng. Chẳng hạn, bạn muốn tạo một video lyric trên Youtube và muốn có hình ảnh một đĩa CD xoay liên tục ở background. Bạn có thể dùng keyframe xoay để tạo ra hiệu ứng này cho video.
Thay đổi kích thước
Bằng cách sử dụng keyframe, bạn có thể tạo hiệu ứng thay đổi kích thước cho các đối tượng trong hoạt hình và chỉnh sửa video. Cũng giống như khi bạn zoom in hoặc zoom out trên camera, bạn có thể dùng keyframe để tạo ra hiệu ứng tương tự cho các đối tượng trong video. Khi đó, các đối tượng sẽ thay đổi kích thước sang lớn hơn hoặc nhỏ hơn
Di chuyển đối tượng
Keyframe cho phép bạn thay đổi vị trí của đối tượng theo hai hướng chính: ngang (trục x) và dọc (trục y). Bạn chỉ cần xác định điểm bắt đầu và điểm kết thúc mà bạn muốn đối tượng đến. Phần mềm sẽ tự động tạo chuyển động mượt mà giữa hai điểm này. Ví dụ, bạn có thể sử dụng keyframe để di chuyển một nhân vật hoạt hình từ bên trái sang bên phải màn hình, tạo hiệu ứng như nhân vật đang đi lại.
Khám phá thêm về: Motion Graphics Là Gì? Các Ứng Dụng Nổi Bật Trong Thực Tế
Điều chỉnh độ mờ
Độ mờ (Opacity) là mức độ trong suốt của một đối tượng. Độ mờ của một đối tượng trải dài từ 0% cho đến 100%, số phần trăm càng lớn thì đối tượng càng hiển thị rõ ràng. Ngược lại, độ mờ giảm dần từ 100% sẽ cho phép bạn nhìn thấy những layer bên dưới nó. Keyframe có thể được sử dụng để tạo hiệu ứng chuyển tiếp giữa hai cảnh quay một cách mượt mà.
Điều chỉnh tốc độ
Keyframe cho phép bạn điều chỉnh tốc độ phát lại của video theo thời gian. Bạn có thể sử dụng keyframe để tạo hiệu ứng tua nhanh (fast forward) hoặc tua chậm (slow motion) cho một số đoạn video nhất định. Những hiệu ứng này giúp bạn nhấn mạnh các chi tiết quan trọng, tạo sự kịch tính hoặc thay đổi nhịp điệu cho video. Ví dụ, bạn có thể sử dụng keyframe để tua chậm một cảnh quay hành động để tạo sự kịch tính.
Giúp video sống động hơn
Keyframe là một công cụ tuyệt vời giúp video của bạn thêm phần sống động. Bạn có thể sử dụng keyframe để tạo hiệu ứng thu phóng, biến đổi kích thước, xoay tròn, di chuyển theo đường cong, v.v. Những hiệu ứng này giúp video trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của người xem và truyền tải thông điệp hiệu quả hơn. Bằng cách sử dụng keyframe, bạn có thể tự do sáng tạo và tạo ra những video thu hút.
5 loại keyframe trong After Effects
After Effects cung cấp cho người dùng nhiều loại keyframe khác nhau để tạo hiệu ứng mượt mà và kiểm soát các thay đổi trong video. Để hiểu hơn về keyframe là gì thì cùng điểm qua 5 loại keyframe chính trong After Effects.
Các loại keyframe chính trong After Effects bao gồm:
1. Linear Keyframe (Keyframe tuyến tính)
Đây là loại keyframe cơ bản nhất trong After Effects. Linear Keyframe tạo ra chuyển động thẳng với tốc độ đồng đều giữa hai điểm keyframe. Keyframe tuyến tính được biểu thị bằng hình thoi, thường được sử dụng cho các chuyển động đơn giản, không cần quá mượt mà.
Ví dụ, nếu bạn có một linear keyframe cho vị trí của một đối tượng di chuyển từ A đến B trong khoảng thời gian nhất định, đối tượng sẽ di chuyển một cách đồng đều và mượt mà từ A đến B mà không có bất kỳ thay đổi tốc độ nào giữa các điểm. Loại keyframe này sẽ tạo ra một chuyển động thẳng với tốc độ không thay đổi.
2. Hold Keyframe
Hold keyframe là một loại keyframe trong hoạt hình và biên tập video, được sử dụng để giữ nguyên giá trị của một thuộc tính cho đến khi có keyframe tiếp theo. Nói một cách đơn giản, khi bạn đặt một hold keyframe cho một thuộc tính nào đó của một đối tượng (ví dụ: vị trí, màu sắc, hoặc kích thước), giá trị của thuộc tính đó sẽ không thay đổi cho đến khi có một keyframe khác đặt ra giá trị mới.
Chẳng hạn, nếu bạn có một keyframe hold cho vị trí của một đối tượng tại thời điểm 0 giây và một keyframe khác cho vị trí của đối tượng tại thời điểm 1 giây, thì vị trí của đối tượng sẽ giữ nguyên cho đến khi đến thời điểm 1 giây, khi đó nó sẽ chuyển đến vị trí mới được chỉ định.
3. Keyframe Bezier
Keyframe Bezier là một loại keyframe trong phần mềm chỉnh sửa video After Effects, được sử dụng để tạo chuyển động mượt mà và tự nhiên cho các đối tượng. Khác với keyframe tuyến tính tạo ra chuyển động với tốc độ không đổi, keyframe Bezier cho phép người dùng điều chỉnh hình dạng đường cong chuyển động, tạo ra các chuyển động phức tạp và tinh tế hơn.
Keyframe Bezier được biểu thị bằng đường cong, trông hơi giống với biểu tượng đồng hồ cát. Người dùng có thể kiểm soát chính xác hình dạng đường cong chuyển động bằng cách điều chỉnh các điểm điều khiển (control point). Loại keyframe này phù hợp cho các hiệu ứng cần độ cong chuyển động tự nhiên, ví dụ như chuyển động của nhân vật hoạt hình, di chuyển camera,…
4. Keyframe Bezier tự động
Keyframe Auto-Bezier (Bezier tự động) là một loại keyframe đặc biệt cho phép tạo chuyển động cho các đối tượng mà không cần điều chỉnh đường cong Bezier thủ công. Loại keyframe này tự động tạo đường cong Bezier dựa trên các điểm keyframe được đặt trên timeline, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng.
Keyframe Bezier tự động thường được biểu thị bằng hình dạng cong với đường viền màu xanh lam trong After Effects. Keyframe này thích hợp để tạo các chuyển động tự nhiên nhưng không cần điều chỉnh chi tiết, chẳng hạn như các chuyển động quay lặp đi lặp lại.
5. Continuous Bezier Keyframe
Continuous Bezier Keyframe (hay Keyframe Bezier liên tục) là một loại keyframe cho phép điều chỉnh hình dạng đường cong chuyển động cho từng điểm keyframe riêng biệt. Continuous Bezier Keyframe cung cấp nhiều điểm điều khiển hơn so với Bezier thông thường, giúp tạo ra hiệu ứng chuyển động phức tạp và linh hoạt hơn.
Tìm hiểu thêm về: Frame Rate Là Gì? Các Chuẩn FPS Được Sử Dụng Hiện Nay
Tổng kết
Keyframe đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những hiệu ứng chuyển động mượt mà giúp video trở nên ấn tượng hơn. Qua bài viết này, chúng ta nhận thấy rằng keyframe là một công cụ mạnh mẽ trong biên tập video. Hy vọng Miko Tech đã giúp bạn hiểu được keyframe là gì cũng như các loại keyframe phổ biến. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bổ ích và chờ đón những nội dung thú vị hơn nhé!
Ý Nhi tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM và có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Trong quá trình làm việc, Ý Nhi có kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, thể thao điện tử, marketing, SEO,…