fbpx
Logo

Kinh doanh chuỗi là gì? Những yếu tố quan trọng và các lưu ý

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Kinh doanh chuỗi ngày càng được càng doanh nghiệp lựa chọn làm mô hình kinh doanh bền vững, hiệu quả. Mô hình này giúp doanh nghiệp thu hút lượng lớn khách hàng, tăng sức cạnh tranh nhưng vẫn tiết kiệm chi phí đáng kể.

Nếu bạn chưa biết kinh doanh chuỗi là gì? Ưu và nhược điểm của kinh doanh chuỗi? Bạn muốn tìm hiểu những yếu tố quan trọng và các lưu ý khi xây dựng mô hình kinh doanh chuỗi thì hãy đọc ngay bài viết sau đây của Miko Tech.

Bài viết kinh doanh chuỗi là gì? Những yếu tố quan trọng và các lưu ý của Miko Tech để có câu trả lời cho mình nhé.

Kinh doanh chuỗi là gì?

Khái niệm kinh doanh chuỗi

Kinh doanh chuỗi (Business chain) là quá trình một chủ thể kinh doanh đầu tư các nguồn lực vào hình thức phân phối theo chuỗi. Chủ thể sẽ sở hữu và quản lý một nhóm các cửa hàng, điểm bán lẻ hàng hóa hữu hình và dịch vụ.

Khái niệm kinh doanh chuỗi là gì?
Khái niệm kinh doanh chuỗi là gì?

Đặc điểm của kinh doanh chuỗi

Sau khi hiểu được khái niệm kinh doanh chuỗi là gì, bạn sẽ thấy được kinh doanh chuỗi sẽ có những đặc điểm đặc trưng như sau:

  • Trụ sở trung tâm kinh doanh chuỗi được kết nối với hệ thống các cơ sở bán lẻ hoặc chi nhánh tọa lạc rộng khắp thị trường.
  • Một hệ thống kinh doanh theo chuỗi gồm từ hai hay nhiều hơn cơ sở được sở hữu và quản lí tập trung. Hệ thống cũng có thể kinh doanh một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng.
  • Các cửa hàng, điểm bán lẻ cũng có thể hội nhập theo chiều ngang. Nghĩa là, khi thêm một cửa hàng mới thì toàn bộ hệ thống lại tiếp cận thêm một nhóm khách hàng mới.
  • Các cửa hàng, điểm bán lẻ trong chuỗi hội nhập theo chiều dọc. Nghĩa là, thông qua các trung tâm phân phối, họ có thể mua các nhà sản xuất, dự trữ hàng hóa và từ đó phân phối cho các cửa hàng trong hệ thống.

Ưu và nhược điểm của kinh doanh chuỗi

Ưu điểm của kinh doanh chuỗi

Thu hút khách hơn và có lợi thế cạnh tranh về giá

Kinh doanh chuỗi được tổ chức bài bản và có các chiến lược về giá cả để cạnh tranh với đối thủ. Do đó, sản phẩm được bán từ các cửa hàng của một chuỗi bán lẻ thường có mức giá rẻ hơn so với các cửa hàng bán lẻ độc lập.

Giảm chi phí quảng cáo

Các cửa hàng, điểm bán lẻ trong chuỗi cũng không cần tốn nhiều chi phí cho quảng cáo vì doanh nghiệp thường gộp tất cả cửa hàng vào chiến dịch quảng cáo cho thương hiệu. Do đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể chi phí tiếp thị.

Phân tán rủi ro trong kinh doanh

Trong hệ thống kinh doanh chuỗi, các cửa hàng có thể bù trừ doanh số cho nhau. Nếu một cửa hàng nào đó hoạt động không hiệu quả và phải đóng cửa, sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực lớn lắm đến khả năng sinh lời của toàn hệ thống.

Linh hoạt trong quá trình vận hành

Bên cạnh đó, chủ thể có thể luân chuyển nhân viên qua lại giữa các cơ sở một cách linh hoạt để hỗ trợ nhau. Kinh doanh chuỗi cũng đem lại nhiều lợi thế trong hoạt động dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng sau bán.

Hiệu quả quản trị cao

Hệ thống kinh doanh theo chuỗi thực hiện các hoạt động giao dịch trực tiếp, không qua trung gian nên các dòng vận động trong kinh doanh vận động thẳng và nhanh. Điều này sẽ đem lại hiệu quả quản trị cao

Ưu và nhược điểm của kinh doanh chuỗi
Ưu và nhược điểm của kinh doanh chuỗi

Nhược điểm của kinh doanh chuỗi

  • Không có khả năng cung cấp được cho khách hàng sự lựa chọn đa dạng và chủng loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Bởi vì cửa hàng tập trung phân phối sản phẩm chủ lực theo định hướng của doanh nghiệp
  • Nếu không tổ chức quản lý khoa học thì thiệt hại về mặt tài chính sẽ là rất lớn. Hệ thống có quá nhiều cửa hàng sẽ tạo áp lực lớn cho công tác quản lí.
  • Quản lí của từng cửa hàng có quyền lực hạn chế và thiếu tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động, không thể tự mình đưa ra các quyết định lớn đối với cửa hàng mà phải tuân thủ theo chỉ đạo của doanh nghiệp chủ quản. 
  • Hàng hóa được dự trữ tại các cửa hàng trong chuỗi có nguy cơ “chết yểu” vì doanh nghiệp không thể ngay lập tức đưa ra sự điều chỉnh kịp thời nếu có một sự biến đổi lớn và bất ngờ của thị trường.

Những yếu tố quan trọng trong kinh doanh chuỗi

Để hình thành và quản trị kinh doanh chuỗi hiệu quả, doanh nghiệp cần cân nhắc nhiều yếu tố. Dựa trên các yếu tố quan trọng, doanh nghiệp sẽ xác định đúng phân khúc khách hàng, có kế hoạch đầu tư dài hạn để phát triển sản phẩm.

Các yếu tố sẽ tuỳ thuộc vào thời điểm, phương thức, năng lực nội tại của doanh nghiệp mà có sự thay đổi. Sau đây, Miko Tech sẽ chỉ ra 05 yếu tố quan trọng trong kinh doanh chuỗi mà bạn cần biết:

1. Năng lực

Yếu tố năng lực là yếu tố quan trọng hàng đầu mà doanh nghiệp cần quan tâm khi kinh doanh theo mô hình chuỗi. Doanh nghiệp cần đảm bảo các tiêu chí cụ thể như sau:

Yếu tố năng lực rất quan trọng trong kinh doanh chuỗi
Yếu tố năng lực rất quan trọng trong kinh doanh chuỗi
  • Khối lượng bán hàng và nhịp độ tăng trưởng,
  • Thị phần của các nhóm khách hàng mục tiêu. Đây là điều nhà sản xuất quan tâm nhiều nhất.
  • Thực trạng cơ cấu bán hàng tức là số lượng các đại diện bán hàng, bao gồm cả những người bán hàng theo giá niêm yết, hiệu quả từ hoạt động kinh doanh của họ
  • Sự xâm nhập thị trường khu vực chỉ ra số lượng các chi nhánh, vị trí của chúng, thị phần của những khách hàng chủ yếu tại thị trường địa phương
  • Tỷ trọng và thị phần tức là số lượng và cơ cấu người mua, tỷ lệ của mức bán buôn và bán lẻ.

2. Công tác hậu cần

Để mô hình kinh doanh chuỗi đạt hiệu quả lâu dài, doanh nghiệp cần đảm bảo các tiêu chí về công tác hậu cần. Yếu tố này ngày càng trở nên quan trọng trong tình huống tình hình thị trường thay đổi, chẳng hạn như:

  • Mặt bằng đẹp cho chuỗi cửa hàng có khả năng thu hút và tiếp cận khách hàng.
  • Diện tích và tình trạng của nhà kho bao gồm cả các cửa hàng, điểm bán lẻ tại các địa phương
  • Đặc điểm về giao thông vận tải
  • Chu kỳ cung ứng và số hàng lưu kho bị hỏng.

3. Chỉ số tài chính

Yếu tố chỉ số tài chính liên quan đến các tiêu chí như:

  • Giá trị và biến động công nợ
  • Độ quay vòng dự trữ kho
  • Khả năng thanh toán
  • Nhu cầu vốn lưu động
  • Điều khoản đối với người mua.

4. Hình ảnh

Yếu tố hình ảnh vô cùng quan trọng trong xây dựng thương hiệu đối với doanh nghiệp kinh doanh chuỗi. Trong đó, yếu tố hình ảnh của mỗi một phân phối trung gian là một phần thương hiệu bán hàng của doanh nghiệp.

Nếu quảng bá hình ảnh tốt, phù hợp với tệp khách hàng hướng đến thì hiệu ứng theo chuỗi sẽ mang đến lợi nhuận tốt. Ngược lại, chỉ cần một cửa hàng có những hình ảnh không tốt thì ngay lập tức cả hệ thống chuỗi sẽ bị ảnh hưởng.

Yếu tố này dựa trên các tiêu chí như: Sự phù hợp của việc giới thiệu hình ảnh hay danh tiếng của nhà sản xuất và nhà phân phối trung gian. Do đó, doanh nghiệp cần nhất quán ở tất cả các địa điểm kinh doanh về

  • Tiêu chuẩn mặt bằng
  • Hình ảnh cửa hàng, trưng bày
  • Tác phong nhân viên
  • Tiêu chuẩn chất lượng mặt hàng,.
  • Địa điểm kinh doanh

5. Quản trị chuỗi cửa hàng

Kinh doanh chuỗi đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược đầu tư dài hạn và đi từng bước vững chắc, không nôn nóng phát triển nhanh bằng mọi cách. Do vậy, doanh nghiệp cần chú trọng những yếu tố sau:

Quản trị chuỗi cửa hàng
Quản trị chuỗi cửa hàng

Hệ thống vận hành

Hệ thống vận hành dựa trên các tiêu chí như: Nguồn nhân lực, quy trình kiểm soát và phần mềm quản lý.

Trong đó, nguồn nhân lực là quan trọng nhất để mang lại sự thành công cho chuỗi cửa hàng. Nguồn nhân lực đảm bảo chuỗi được vận hành nhất quán, mang lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Một nguồn nhân lực tốt bao gồm quản lý có năng lực, nhiều kinh nghiệm, trung thực, tận tâm, gắn bó. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kiểm soát của doanh nghiệp.

Sản phẩm

Doanh nghiệp cần kiểm soát chất lượng sản phẩm và ổn định giá bán. Sản phẩm đảm bảo luôn đầy đủ, phong phú và phải phù hợp với từng địa điểm kinh doanh, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.

Chiến lược marketing và chăm sóc khách hàng

Doanh nghiệp phải có chiến lược marketing hiệu quả và cụ thể cho từng tháng, từng quý, từng năm cho từng điểm bán. Đồng thời, xây dựng dữ liệu khách hàng nhằm nắm bắt nhu cầu và kịp thời giải quyết các khiếu nại của khách hàng.

Các lưu ý khi tiến hành kinh doanh chuỗi

Quản trị phát triển nhân viên bán lẻ

Quản trị phát triển nhân viên bán lẻ là cấp độ khó khăn nhất, nhưng lại quan trọng nhất. Doanh nghiệp cần xây dựng nguồn nhân lực giỏi, tìm kiếm và đào tạo nhân viên có tiềm năng, định hướng để họ cùng chí hướng với chủ cửa hàng.

Doanh nghiệp cần khai thác đúng khả năng nhân viên của mình, tạo môi trường hay động lực thúc đẩy cho nhân viên khao khát cống hiến và phát triển. Chế độ đã ngộ hợp lý sẽ gắn kết nhân viên với thương hiệu chuỗi cửa hàng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần ưu tiên sử dụng các công cụ tiện lợi như phần mềm quản lý bán hàng. Điều này giúp việc kiểm kho, tìm hàng, in hóa đơn, lưu thông tin khách, … đều nhanh chóng và chính xác.

Tiếp thị

Doanh nghiệp cần tạo ra một sự đồng bộ trong việc nhận diện thương hiệu. Những chương trình xúc tiến và quảng bá rộng rãi cần được phân công với trách nhiệm rõ ràng đồng nhất cách thức triển khai. 

Với kinh doanh chuỗi, tốc độ thâm nhập thị trường sẽ được đẩy nhanh hơn. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động triển khai hợp tác với những thương hiệu có tiếng trên thị trường để có thể đẩy nhanh hiệu quả thương hiệu. 

Tài chính

Doanh nghiệp cần tạo được tính minh bạch trong hoạt động của toàn hệ thống và đặc biệt là trong các báo cáo tài chính. Điều này sẽ đảm bảo mô hình kinh doanh theo chuỗi thường thuận lợi phát triển ở thị trường. 

Đảm bảo minh bạch về tài chính
Đảm bảo minh bạch về tài chính

Bên cạnh đó, việc nắm bắt được cụ thể tình hình tài chính một cách rõ ràng và kịp thời cũng rất quan trọng. Nhờ vào cơ cấu tổ chức công ty theo hệ thống, việc quản lý tài chính của doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn.

Tổ chức hành chính nhân sự

Để phát triển bền vững mô hình kinh doanh chuỗi, doanh nghiệp phải phát triển theo mô hình kinh doanh theo chuỗi có thể từng bước lên cao. Điều này đòi hỏi đội ngũ quản lý cấp trung của doanh nghiệp phải có năng lực.

Trên thực tế nhiều nhân viên đảm nhận các vị trí trên còn thiếu năng lực quản lý nên hoạt động của chuỗi chưa thực sự hiệu quả. Điều này làm nhân viên dễ mất động lực làm việc, thiếu nhiệt huyết, không thể phát triển.

Những câu hỏi thường gặp về chain business

Ví dụ về chain business ở Việt Nam?

Một số chuỗi cửa hàng phổ biến tại Việt Nam như:
1. Circle K: Là chuỗi cửa hàng tiện lợi có mặt tại Việt Nam từ năm 2008. Hiện tại, Circle K có hơn 400 cửa hàng trên toàn quốc .
2. Family Mart: Là chuỗi cửa hàng tiện lợi Nhật Bản, có mặt tại Việt Nam từ năm 2009. Hiện tại, Family Mart có hơn 1.000 cửa hàng trên toàn quốc.
3. B’s mart: Là chuỗi cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc, có mặt tại Việt Nam từ năm 2018. Hiện tại, B’s mart có hơn 200 cửa hàng trên toàn quốc.
4. Ministop: Là chuỗi cửa hàng tiện lợi Nhật Bản, có mặt tại Việt Nam từ năm 2011. Hiện tại, Ministop có hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc.
5. Satrafoods: Là chuỗi siêu thị của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), có mặt tại Việt Nam từ năm 2017. Hiện tại, Satrafoods có hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc.
Ngoài các chuỗi cửa hàng tiện lợi ra, còn có các chuỗi cửa hàng trà sữa cũng hoạt động theo hình thức chain business, ví dụ như Starbuck, Phúc Long, Gong Cha,…

Sự khác biệt giữa công ty độc lập và kinh doanh chuỗi là gì?

– Trong kinh doanh theo chuỗi, một công ty mẹ sở hữu tất cả các địa điểm kinh doanh. Ngược lại, các chủ sở hữu độc lập điều hành các cửa hàng riêng lẻ theo mô hình kinh doanh nhượng quyền.

McDonald’s là một chuỗi nhà hàng hay công ty độc lập?

– McDonald’s là nhà bán lẻ dịch vụ thực phẩm toàn cầu hàng đầu thế giới với hơn 38.000 địa điểm tại hơn 100 quốc gia. Khoảng 93% nhà hàng McDonald’s trên toàn thế giới được sở hữu và điều hành bởi các chủ doanh nghiệp độc lập tại địa phương.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về kinh doanh chuỗi là gì? Ưu và nhược điểm của kinh doanh chuỗi? Bên cạnh đó, những yếu tố quan trọng và các lưu ý trong kinh doanh chuỗi cũng đã được thể hiện chi tiết.

Miko Tech hy vọng bài viết trên đã giúp bạn phần nào hiểu được kinh doanh chuỗi là gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

04.01.2023 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!