Các lợi ích của email marketing là rất rõ ràng trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Là một marketer, việc triển khai email marketing có thể trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của bạn. Cùng Miko Tech điểm qua 16 lợi ích của email marketing và giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc triển khai email marketing.
Mức độ áp dụng email marketing của doanh nghiệp B2B
Trong một báo cáo về Content Marketing của Content Marketing Institute vào năm 2020, top 3 những kênh phân phối content được sử dụng nhiều nhất là:
- Social media (91%).
- Website hoặc blog chính thức (89%).
- Email (87%).
Có thể thấy rằng, email marketing là một chiến lược không thể thiếu của các doanh nghiệp B2B. Vì vậy, bạn nên tập trung vào những số liệu này để phát triển những chiến lược email marketing mạnh mẽ.
16 Lợi ích của email marketing
Dưới đây là 16 lợi ích mà email marketing mang đến cho thương hiệu của bạn:
1. Tạo ra nội dung được cá nhân hóa
Với email marketing, bạn có thể tùy chỉnh các chiến dịch của mình và tạo nội dung nhắm đến khách hàng mục tiêu. Cá nhân hóa ở đây có thể việc thêm tên của người nhận vào email. Thực tế, những email có nhắc đến tên của người nhận trong mục “Tiêu đề” thường có tỷ lệ xem cao hơn.
Mặt khác, thương hiệu cũng có thể tạo nội dung được cá nhân hóa dựa trên phân khúc khách hàng của mình.
Chẳng hạn, bạn có thể gửi những email với nội dung khác nhau cho khách hàng thân quen và khách hàng chỉ mới mua hàng một lần. Thậm chí, bạn cũng có thể tạo danh sách email dựa trên khu vực địa lý hoặc mức độ tương tác.
2. Thu thập feedback và làm khảo sát
Theo dõi trải nghiệm của khách hàng là rất có giá trị nếu bạn muốn khách hàng tiếp tục tương tác và mua hàng từ thương hiệu. Email marketing là một công cụ có thể giúp bạn làm điều này.
Chẳng hạn, bạn có thể gửi khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng để thu thập phản hồi của họ thông qua các chiến dịch email.
Thực tế, đây là một trong những cách tốt nhất để tính Net Promoter Score (NPS). Net Promoter Score là một phương pháp đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với một sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức cụ thể. NPS đo lường mức độ mà khách hàng sẵn sàng giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ đó cho người khác.
Trong quá trình thu thập dữ liệu, khách hàng thường được yêu cầu đánh giá trên một thang điểm từ 0 đến 10 về việc họ có sẵn sàng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho người khác hay không. Dựa trên điểm số này, khách hàng sẽ được phân loại vào ba nhóm chính:
- Promoters (người giới thiệu): Những khách hàng đưa ra các điểm từ 9 đến 10. Họ là những người rất hài lòng và có xu hướng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho người khác.
- Passives (người trung lập): Những khách hàng đưa ra điểm từ 7 đến 8. Họ thường hài lòng với sản phẩm/dịch vụ, nhưng không chắc chắn họ sẽ giới thiệu cho người khác.
- Detractors (người phản đối): Những khách hàng đưa ra điểm từ 0 đến 6 không hài lòng và có thể có ý kiến tiêu cực về sản phẩm/dịch vụ.
Tùy thuộc vào từng nhóm khách hàng mà thương hiệu sẽ có những nội dung riêng biệt cho họ.
3. Cải thiện doanh số
Email marketing là một công cụ tiếp thị tuyệt vời nhưng nó cũng có thể cải thiện doanh số bán hàng. Các chiến dịch marketing qua email có thể được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ mới, thông báo về các ưu đãi hoặc chương trình đặc biệt để khuyến khích khách hàng mua hàng.
Các chiến dịch tiếp thị qua email có thể thúc đẩy khách hàng tốt hơn vì họ đã chọn nhận opt-in email, tức chủ động nhận thông báo và nội dung cập nhật của thương hiệu. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng email marketing để tự động hóa quy trình bán hàng, nhờ đó giúp tăng doanh số bán hàng.
4. Giao tiếp với khách hàng
Là một nhà tiếp thị, điều quan trọng là phải cải thiện giao tiếp với khách hàng của bạn. Khi khách hàng cảm thấy họ có thể nói chuyện và tương tác sâu sắc, họ có nhiều khả năng trở nên trung thành với thương hiệu của bạn hơn. Hãy nhớ lại lần cuối cùng bạn nhận email từ thương hiệu mà mình yêu thích, bạn cảm thấy thích thú hay phiền toái?
Nếu đó là nhãn hiệu bạn yêu thích, việc nhận được email marketing sẽ khiến bạn thích thú vì bạn sẽ được cập nhật những sản phẩm mới nhất cũng như nhận ưu đãi. Rõ ràng, email marketing là một cách giúp thương hiệu giữ chân những khách hàng trung thành. Ngoài ra, email còn giúp tiếp cận nhiều đối tượng hơn tại mọi thời điểm trong năm.
5. Tăng traffic cho website
Khi bạn có những nội dung với chất lượng tuyệt vời, làm thế nào để bạn phổ biến nội dung đó tới khán giả của mình? Gửi email là một trong những cách phổ biến. Với các chiến dịch tiếp thị qua email, bạn có thể điều hướng khách hàng đến trang web. Điều này làm tăng lưu lượng truy cập của website và cải thiện hiệu quả SEO.
Ngoài ra, bạn sẽ khiến khán giả tương tác với thương hiệu và trang web của mình nhiều hơn. Bên cạnh đó, khi tạo email liên kết đến nội dung của mình, hãy nhớ rằng mỗi email phải chứa lời kêu gọi hành động (CTA) để người đọc có thể nhấp vào và đến được trang web của bạn.
6. Quảng bá chiến dịch đúng lúc
Mặc dù các chiến dịch tiếp thị truyền thống có thời gian và địa điểm nhưng có thể mất hàng tháng để lên kế hoạch và tổ chức. Ngay cả khi chiến dịch marketing của thương hiệu đã khởi động, bạn cũng không chắc chắn rằng khách hàng mục tiêu sẽ nhìn thấy đúng thời điểm đó.
Tuy nhiên, với email marketing, bạn có thể tạo chiến dịch email trong thời gian ngắn hơn vì chúng không mất nhiều thời gian để lập kế hoạch. Ngoài ra, bạn có thể đảm bảo khách hàng mục tiêu nhận được email vào đúng thời điểm. Hầu hết các công cụ email marketing hiện này đều hỗ trợ việc lên lịch gửi email cho khách hàng khá tiện lợi.
7. Tăng lead
Tương tự như cải thiện doanh số bán hàng, bạn cũng có thể tăng lead (hay khách hàng tiềm năng) bằng tiếp thị email marketing. Trên thực tế, trong số các phương pháp inbound marketing, tiếp thị qua email được sử dụng để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
Các chiến dịch tiếp thị qua email có thể giúp bạn phân loại khách hàng tiềm năng đủ điều kiện để đội ngũ nhân viên bán hàng ưu tiên tiếp cận. Ngoài ra, nếu công ty đang thực hiện chấm điểm khách hàng tiềm năng, bạn có thể theo dõi xem liệu những khách hàng tiềm năng đó có xem email hoặc nhấp vào CTA trong email hay không.
8. Tiếp cận đúng người, đúng thời điểm
Để có một chiến dịch marketing thành công, bạn phải tiếp cận đúng đối tượng vào đúng thời điểm. Điểm này rất quan trọng.
Với tiếp thị qua email, việc tiếp cận mọi người sẽ dễ dàng hơn vì hầu hết mọi người đều kiểm tra email của mình ít nhất 1 lần mỗi ngày. Họ có thể kiểm tra nó bất cứ lúc nào và sử dụng nhiều thiết bị khác nhau. Nếu bạn thường xuyên xuất hiện trước khách hàng mục tiêu của mình, bạn có thể được họ ưu tiên.
9. Tạo ra các chiến dịch tối ưu chi phí
Các chiến dịch marketing truyền thống thường tiêu tốn khá nhiều chi phí, tuy nhiên chi phí cho các chiến dịch email marketing có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.
Ví dụ: bạn sẽ không phải trả tiền cho bất kỳ buổi chụp ảnh, chi phí thuê địa điểm hay in ấn, v.v. Tất cả những gì bạn cần là một chuyên gia viết quảng cáo và chuyên viên thiết kế đồ họa (nếu bạn không sử dụng template có sẵn).
Ngoài ra, các chiến dịch email marketing không mất nhiều thời gian để lên kế hoạch. Nếu cần, bạn có thể tạo email trong một ngày, tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với thời gian tạo các chiến dịch in ấn. Những hạn chế về thời gian và ngân sách có thể khiến các chiến dịch email marketing trở thành một phương án hiệu quả.
10. Cung cấp thêm giá trị cho người xem
Một trong những mục tiêu chính của bất kỳ doanh nghiệp nào là cung cấp giá trị cho khách hàng để khiến họ quay lại. Tiếp thị qua email là một cách tuyệt vời để nuôi dưỡng khách hàng trung thành vì bạn có thể tiếp cận họ ngay cả khi khách hàng không mua hàng.
Ngoài ra, vì khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng đã chọn nhận thông tin từ thương hiệu, bạn có thể sử dụng tiếp thị qua email để cung cấp thêm tài nguyên cho họ. Nếu bạn liên tục cung cấp giá trị cho khán giả của mình, họ sẽ quan tâm đến bạn hơn và có thể tìm đến thương hiệu khi có cơ hội cần dùng đến dịch vụ hoặc sản phẩm.
11. Tự quảng bá
Việc quảng bá bản thân cho những người không mấy quan tâm hoặc không muốn nhận thông tin từ bạn có thể tạo ra trải nghiệm tồi tệ. Tuy vậy, tự quảng bá thương hiệu là một trong những cách tốt nhất để có thêm khách hàng. Nếu bạn không thể quảng bá chính mình thì không ai có thể mua sản phẩm của bạn.
Với những chiến dịch email marketing, bạn sẽ có cơ hội để quảng bá chính mình, nhất là với những khách hàng đã opt in. Bạn có thể gửi email về những sản phẩm mới, tính năng của sản phẩm hoặc những lợi ích họ có được nếu sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm của thương hiệu. Nếu khách hàng có quan tâm đến nhãn hàng, họ sẽ không xem việc này là phiền phức.
12. Tự chủ về danh sách liên hệ
Với các nền tảng như mạng xã hội, bạn không sở hữu danh sách liên hệ của mình hoặc thậm chí thông tin bạn đăng. Thông thường, nội dung và danh sách người theo dõi bạn thuộc sở hữu của nền tảng truyền thông xã hội đó. Thử nghĩ xem, nếu mạng xã hội biến mất vào ngày mai, bạn sẽ mất bao nhiêu người theo dõi và khách hàng?
Đó là lý do tại sao việc xây dựng danh sách email lại quan trọng đối với các marketer. Việc tạo danh sách liên hệ qua email marketing giúp bạn tự do sắp xếp và tương tác một cách chủ động hơn. Tiếp thị qua email là một trong những phương pháp tốt nhất để tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn. Ngoài ra, nó cũng có thể cải thiện doanh số bán hàng và tăng lượng khách hàng tiềm năng.
13. Tăng độ nhận diện thương hiệu
Email marketing có thể là một cách tuyệt vời để nâng cao nhận thức về thương hiệu vì nó cho phép bạn thường xuyên xuất hiện trước đối tượng mục tiêu. Bằng cách liên tục gửi nội dung có giá trị và phù hợp, chẳng hạn như khuyến mãi, bản tin và cập nhật sản phẩm, bạn có thể xây dựng mối quan hệ với người đăng ký.
Bạn cũng có thể thêm các liên kết đến mạng xã hội trong email của mình. Điều này có thể giúp người đăng ký dễ dàng chia sẻ nội dung trên mạng xã hội của họ và mở rộng phạm vi tiếp cận thương hiệu. Phân tích email marketing cung cấp thông tin chi tiết có giá trị về cách người xem tương tác với nội dung của bạn, cho phép bạn tinh chỉnh chiến lược của mình và tối ưu hóa để có kết quả tốt hơn.
Đọc thêm về: Bộ nhận diện thương hiệu là gì? Vai trò và những lưu ý cần nhớ
14. Tiết kiệm thời gian
Bạn có thể tiết kiệm thời gian với tính năng tự động hóa email bằng cách tạo các chiến dịch tự động, được cá nhân hóa có thể lên lịch trước. Nhờ các công cụ email marketing được tự động hóa, bạn có thể thiết lập quy trình công việc kích hoạt các thông báo cụ thể dựa trên hành vi của người đăng ký hoặc danh sách được phân đoạn.
Ví dụ: bạn có thể thiết lập loạt email chào mừng tự động gửi đến những người đăng ký mới. Bạn cũng có thể gửi email thông báo về giỏ hàng để nhắc nhở khách hàng về các mặt hàng họ đã thêm vào giỏ nhưng chưa đặt mua.
Điều này có thể giúp các thương hiệu tiết kiệm thời gian và mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
15. Đo lường sự thành công của chiến dịch marketing
Chạy thử nghiệm A/B có thể giúp bạn xác định điều gì phù hợp nhất với khách hàng và tối ưu hóa chiến dịch email để có hiệu suất tốt hơn. Bạn có thể thiết lập thử nghiệm A/B với các yếu tố thay đổi là cách đặt chủ đề, hình ảnh hoặc CTA. Tiếp theo, hãy gửi các biến thể cho một số lượng người trong danh sách email và phân tích kết quả xem phiên bản nào hoạt động tốt nhất.
Sau khi đã thực hiện thử nghiệm và chọn được phiên bản tốt nhất, hãy gửi nó cho những người còn lại trong danh sách email. Các thử nghiệm A/B này có thể giúp bạn đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu và liên tục cải thiện hiệu quả của các chiến dịch email marketing.
16. Tìm hiểu thêm về khách hàng
Ở thời điểm mà công nghệ có mặt ở mọi lĩnh vực của đời sống như hiện nay, dữ liệu là tất cả. Bạn có thể theo dõi tỷ lệ mở email, tỷ lệ nhấp và tỷ lệ chuyển đổi để xác định loại nội dung và thông điệp mà khách hàng mục tiêu tương tác nhiều nhất.
Ngoài ra, bạn có thể thu thập dữ liệu thông qua biểu mẫu đăng ký và tài khoản mạng xã hội của họ. Những dữ liệu này cho phép bạn tìm hiểu về nhân khẩu học, sở thích và hành vi của những người đăng ký.
Sau đó, bạn có thể sử dụng thông tin này để phân nhóm danh sách email của mình. Từ đó, cung cấp nội dung phù hợp và cá nhân hóa cho từng nhóm đối tượng. Bằng cách liên tục tìm hiểu về đối tượng của mình thông qua tiếp thị qua email, bạn có thể cải thiện kết quả marketing và mang lại kết quả tốt hơn cho doanh nghiệp.
Lời kết
Đây không chỉ là một công cụ gửi thông điệp, email marketing thực sự là một cách tối ưu để tương tác với khách hàng và xây dựng mối quan hệ vững chắc. Từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu vượt trội.
Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng tìm hiểu về những lợi ích của email marketing đối với các thương hiệu. Hy vọng với 16 lợi ích mà Miko Tech đã nêu, bạn sẽ hiểu hơn về tầm quan trọng của email marketing.
Ý Nhi tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM và có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Trong quá trình làm việc, Ý Nhi có kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, thể thao điện tử, marketing, SEO,…