fbpx
Logo

Magento là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về Magento

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Magento là mã nguồn mở được đánh giá cao trong việc xây dựng các website thương mại điện tử. Với nhiều lợi thế nổi bật, Magento hứa hẹn sẽ giúp cho website của doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả.

Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về khía cạnh này thì hãy cùng Miko Tech tham khảo bài viết Magento là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về Magento sau đây.

Bài viết sẽ cung cấp cho bạn khái niệm của Magento, đối tượng nên tìm hiểu Magento, ưu nhược điểm khi sử dụng Magento cũng như những tính năng cơ bản, thành phần cấu trúc của nó. Cùng tìm hiểu nhé!

Đồng thời, tham khảo các dịch vụ thiết kế website ngay đây:

Magento là gì? Hiểu thế nào cho đúng?

Magento là gì? Magento là một loại mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP, sử dụng kỹ thuật lập trình hướng đối tượng và mô hình MVC (Modal-View-Controller) chuyên nghiệp.

Tìm hiểu thêm về: Mô hình MVC và vai trò của các thành phần: Model, View, Controller

Hiện nay, Magento được dùng chủ yếu để xây dựng nên các website thương mại điện tử.

Magento - Mã nguồn mở dành cho các website thương mại điện tử
Magento – Mã nguồn mở dành cho các website thương mại điện tử

Có 2 phiên bản Magento mà bạn có thể lựa chọn:

  • Magento Open Source: Là phiên bản mã nguồn mở được tải xuống miễn phí của Magento. Vì là bản không mất phí nên sẽ bị giới hạn nhiều tính năng.
  • Magento Commerce: Là phiên bản trả phí của Magento có đầy đủ các tính năng nổi bật và bản chất được nâng cấp, cải tiến tốt hơn về mọi khía cạnh.

Một số website thương mại điện tử đang sử dụng Magento ở Việt Nam: CellphoneS, Di Động Việt, CGV, Vua Nệm, Kidsplaza, Canifa,…

Lịch sử phát triển của Magento

Ngày 31/08/2007, phiên bản beta công khai đầu tiên được phát hành.

Ban đầu, Varien – công ty sở hữu Magento dự định phát triển một nhánh mới của osCommerce nhưng sau đó lại quyết định cho ra đời một phiên bản hoàn toàn mới – chính là Magento.

Tháng 2/2011, eBay tuyên bố đã đầu tư vào Magento trong năm 2010. Đến tháng 6/2011, eBay đưa ra thông báo mua toàn bộ Magento và đưa nó vào danh mục phát triển mới của công ty: X.Commerce. Bên cạnh đó, Roy Rubin cũng viết trên blog Magento: “Magento sẽ tiếp tục hoạt động bên ngoài Los Angeles, tôi và Yoav Kutner sẽ tiếp tục điều hành nó.

Ngày 3/11/2015, Magento tách ra thành một công ty độc lập thuộc sở hữu của quỹ đầu tư hàng đầu châu Âu – Permira.

T5/2018, Adobe thông báo mua lại Magento với giá 1,68 tỷ USD. Hãng này sẽ tích hợp agento vào Adobe Experience Cloud – nền tảng Enterprise CMS của hãng. Việc thu mua đã hoàn tất vào ngày 19/06/2018.

lich su hinh thanh magento
Magento trải qua quá trình phát triển lâu dài với nhiều lần đổi chủ

Lý do nên sử dụng Magento là gì?

Hiện nay, trên thế giới đang có hàng nghìn nền tảng website thương mại điện tử khác nhau. Vậy điều gì đã khiến Magento được đánh giá cao và sử dụng nhiều đến thế? Có thể kể đến một số điểm sau:

Tính linh hoạt cao

Magento cung cấp đầy đủ các tính năng đa dạng từ quản lý sản phẩm, thông tin khách hàng cho đến các chiến lược Marketing.

Ngoài ra, vốn là một loại mã nguồn mở nên khi sử dụng Magento, bạn có thể điều chỉnh, thêm bớt các nội dung, tính năng hữu ích, phù hợp với nhu cầu, mong muốn của doanh nghiệp.

Nếu bạn muốn định hướng website của mình theo chuyên nghiệp, lâu dài thì nên chọn phiên bản Magento Commerce để được cung cấp, hỗ trợ những tính năng nâng cao đặc biệt khác.

An toàn và bảo mật

Magento có độ bảo mật cao
Magento có độ bảo mật cao

Các phiên bản Magento 2 được đánh giá có độ bảo mật an toàn cao, đặc biệt là Magento Commerce. Điều này giúp cho doanh nghiệp sẽ được an toàn tuyệt đối, không sợ bị rò rỉ thông tin khi tiến hành các hoạt động kinh doanh trên website thương mại điện tử.

Thân thiện với SEO

Magento có nhiều tính năng thân thiện với SEO, giúp website của bạn có thể tối ưu được trên các công cụ tìm kiếm. Magento cho phép bạn có thể tạo, tìm kiếm URL đồng thời hỗ trợ các vấn đề liên quan đến SEO như: từ khóa, thẻ meta, tiêu đề,…

Tốc độ load trang nhanh

Thương mại điện tử là loại website có chứa rất nhiều nội dung và hình ảnh. Khi truy cập, người dùng có nhu cầu thực hiện các thao tác và chuyển đổi qua lại nhanh chóng. Nếu tốc độ chậm sẽ dẫn đến họ lập tức thoát trang và chuyển sang một website mới.

Tốc độ load trang nhanh chóng
Tốc độ load trang nhanh chóng

Vậy nên, để hạn chế điều đó xảy ra, Magento đã không ngừng cải thiện tốc độ trang với mong muốn giúp doanh nghiệp tăng lưu lượng truy cập đồng thời giữ chân khách hàng ở lại website mua sắm lâu hơn.

Thân thiện với thiết bị di động

Cả 2 phiên bản Magento Open Source (miễn phí) và Magento Commerce (có phí) đều được kết hợp với ngôn ngữ lập trình HTML5. Mục đích của sự kết hợp này là nhằm tăng độ thân thiện với thiết bị di động, tối đa hóa trải nghiệm mua sắm của người dùng.

Các tính năng, giao diện, tốc độ load trang,… được đánh giá có độ tương thích hoàn hảo trên thiết bị di động. Magento có hỗ trợ responsive nên không chỉ thiết bị di động mà website còn được hiển thị tốt, rõ ràng trên đa dạng các loại thiết bị từ PC, laptop, tablet,…

Tích hợp nhiều dịch vụ, nền tảng

Khi sử dụng Magento cho các website thương mại điện tử, các chủ cửa hàng có thể thêm các công cụ như Google Analytics để theo dõi, phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Đồng thời, bạn cũng dễ dàng tích hợp với nhiều nền tảng, dịch vụ do bên thứ ba cung cấp như: eBay, PayPal, Mail Chimp,…

Những tính năng cơ bản của Magento

Magento sở hữu những tính năng nổi trội như

  • Cho phép người dùng có thể đăng tải các thông tin, hình ảnh sản phẩm, chủ động trong các khâu quản lý đánh giá, danh mục sản phẩm yêu thích của khách hàng, quản lý hàng tồn kho,…
  • Với magento, khách hàng có thể tạo 1 hoặc nhiều tài khoản trên website và chủ động quản lý mọi vấn đề như: giỏ hàng, lịch sử giao dịch,…
  • Magento cho phép người dùng tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm thông qua các danh mục có sẵn.
  • Dễ dàng theo dõi thông tin liên quan đến các vấn đề nhập kho, xuất kho và quản lý số lượng hàng tồn với magento.
  • Khách hàng có thể dễ dàng thanh toán với nhiều hình thức khác nhau như: tiền mặt, thẻ ngân hàng, tín dụng, ví điện tử,…
  • Magento cung cấp nhiều tính năng, phương thức liên hệ khách hàng như: email, form, thông báo, chatbox,…
Các tính năng Magento
Các tính năng Magento

Ngoài ra, Magento còn mang đến nhiều điểm vượt trội khác như: so sánh sản phẩm, phân loại sản phẩm dựa trên đặc tính, tích hợp sẵn SEO, tìm kiếm nâng cao, đồng hóa dữ liệu,…

Cấu trúc trong Magento là gì?

Cấu trúc trong Magento được chia thành 2 loại chủ yếu là: Cấu trúc thư mục và cấu trúc Module.

Cấu trúc thư mục

Dưới đây là những thư mục có trong Magento:

  • 404: Thư mục này trong Magento được dùng để chứa các template và skin 404
  • app: Đây là một thư mục chứa tất cả các phần như: code (modules), template, ngôn ngữ, file cấu hình, theme và cài đặt mặc định của hệ thống.
  • downloader: Thư mục downloader dùng để cài đặt cũng như cấp Magento, kể cả khi không dùng SSH.
  • js: Thư mục chứa mã javascript.
  • lib: Thư mục chứa thư viện của nhà phát triển.
  • media: Thư mục chứa các file được tải lên trên hệ thống như: ảnh, video, tài liệu,…
  • pkginfo: Thư mục chứa các thông tin chi tiết về các gói cài đặt Magento.
  • report: Thư mục này chứa các báo cáo để hệ thống dùng mỗi khi gặp lỗi.
  • skin: Thư mục dùng để thiết kế theme, packages, templates. Các phần có trong thư mục skin: file css, image, javascript.
  • var: Thư mục var là nơi được dùng để chứa tệp, file của session, bộ nhớ catche, dữ liệu import, export.

Cấu trúc Module

Cấu trúc Module Magento được chia chủ yếu thành 2 phần: code và template.

  • Code: đóng vai trò xác định những hành động mà module sẽ tương tác với database.
  • Template: dựa vào code mà template sẽ thực hiện bố trí giao diện cho module.

Những thành phần trong Code của Template:

  • Block: Đây là nơi để download dữ liệu hay điều chỉnh dữ liệu từ database trước khi mà chúng được hiển thị ra ở template.
  • Controller: Thành phần này có vai trò nhận yêu cầu từ người dùng thông qua http, sau đó sẽ chuyển đến các lớp xử lý khác.
  • Etc: Phần etc sẽ bao gồm các file xml để config cho module. Một lưu ý là tùy theo module mà các file xml sẽ có sự khác nhau.
  • Helper: Khi cho vào các helper class thì các hàm được định nghĩa trong helper có thể sẽ được gọi ở bất kỳ nơi nào. Đây là nơi dùng để chứa các “công cụ” giúp cho quá trình lập trình sẽ trở nên dễ dàng hơn
  • Module: Thành phần chứa các câu lệnh để truy vấn trực tiếp với các cơ sở dữ liệu.
  • Sql: Sql thường bao gồm các câu lệnh sql dùng để tạo bảng vàng, thực hiện tương tác thay đổi dữ liệu,…

Những câu hỏi thường gặp về Magento

Magento được sử dụng để làm gì?

Magento được sử dụng để phát triển các trang web thương mại điện tử trên nền tảng Zend Framework. Đây là một mã nguồn mở quan trọng và phức tạp nhất trong lĩnh vực ngôn ngữ PHP, với việc sử dụng hướng đối tượng và mô hình MVC (Model-View-Controller) rõ ràng.

Học Magento cần học những gì?

Để trở thành một lập trình viên Magento, bạn cần phải nắm vững các kỹ năng cơ bản sau:
– Hiểu rõ về ngôn ngữ lập trình PHP.
– Có kinh nghiệm về phát triển module theo cách modunlar (modunlar developement).
– Quen thuộc và hiểu về kiến trúc MVC (Model-View-Controller).
– Sử dụng thành thạo lập trình hướng đối tượng (OOP – Object-Oriented Programming).
– Thành thạo trong việc thao tác với cơ sở dữ liệu MySQL.
– Nắm vững và biết cách sử dụng XML để có thể cấu hình các module trong Magento.
– Có kiến thức về công cụ tìm kiếm (search engine).
Những kỹ năng này là những yếu tố quan trọng giúp bạn xây dựng và phát triển các trang web thương mại điện tử chất lượng trên nền tảng Magento.

Magento CE là gì?

Magento CE, còn được gọi là Magento Community Edition, là phiên bản mã nguồn mở của Magento ban đầu. Đây là phiên bản miễn phí cung cấp một “khung sườn” linh hoạt để xây dựng các trang web thương mại điện tử. Magento CE được ưa chuộng và được sử dụng bởi nhiều doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về Magento mà Miko Tech muốn gửi đến bạn thông qua bài viết Magento là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về Magento.

Qua đây, bạn sẽ hiểu được khái niệm về Magento là gì? biết được đối tượng nào nên tìm hiểu về Magento, ưu nhược điểm khi sử dụng cũng như một số tính năng cơ bản, thành phần cấu trúc của nó.

Hy vọng những gì vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng và quản lý các website sử dụng mã nguồn mở Magento. Đừng quên theo dõi những bài viết hữu ích tiếp theo đến từ Miko Tech nhé.

06.12.2022 Trần Tiến Duy
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!