Marketplace đang ngày càng được ưa chuộng và giữ vị trí quan trọng trên thị trường kinh doanh. Kinh doanh trên marketplace giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn khách hàng lớn, thúc đẩy doanh thu và phát triển bền vững.
Nếu bạn chưa biết marketplace là gì? Lợi ích khi kinh doanh trên marketplace là gì? Bạn muốn tìm hiểu ưu, nhược điểm của marketplace và những loại marketplace thường gặp thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Miko Tech nhé.
Bài viết marketplace là gì? Ưu, nhược điểm và những loại thường gặp sau đây sẽ cung cấp câu trả lời mà bạn cần tìm.
Marketplace là gì?
Marketplace là một mô hình thương mại điện tử trung gian, kết nối giữa người bán và người mua thông qua hệ thống các sàn giao dịch thương mại điện tử. Hiểu một cách đơn giản hơn, Marketplace chính là một “chợ ảo”.
Bởi vì, Marketplace cũng có tính chất tương tự như một khu chợ truyền thống. Marketplace cho phép người bán có thể thuê một vị trí phù hợp, tiến hành các hoạt động như trưng bày, giới thiệu, mua bán sản phẩm…
Đồng thời, người mua cũng dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm hơn mà không tốn nhiều công sức hay thời gian mua sắm. Bạn chỉ cần ngồi tại nhà, truy cập vào bất kỳ sàn thương mại nào đó và mua sắm sản phẩm.
Tại marketplace, nhà kinh doanh và khách hàng vẫn thực hiện mua bán bình thường. Tuy nhiên, họ không cần đến tận nơi hay gặp mặt trực tiếp mà chỉ cần trao đổi thông tin online để hoạt động mua bán nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Ở Việt nam, Lazada là trang thương mại điện tử đầu tiên áp dụng mô hình marketplace. Đến nay, marketplace không chỉ có mặt trên các trang thương mại điện tử mà còn được phát triển rộng rãi ở mạng xã hội, app,…
Lợi ích của marketplace
Mặc dù Marketplace là mô hình kinh doanh mới xuất hiện, tuy nhiên, không thể phủ nhận sự phát triển vượt bậc của nó. Điều này xuất phát từ chính những lợi ích mà marketplace mang lại cho các bên liên quan, cụ thể:
Đối với người bán
- Khi bán hàng trên marketplace, bạn không cần phải có trang web của riêng mình. Nhờ đó, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí xây dựng trang web, tích hợp một phương thức thanh toán và duy trì nó.
- Marketplace có trách nhiệm tự quảng cáo và họ làm điều đó càng tốt thì bạn càng có nhiều khả năng được hiển thị. Lúc này, bạn đã có thể tiết kiệm chi phí quảng cáo đáng kể.
- Một số marketplace đảm nhận mọi thứ từ giao hàng đến thanh toán và nhận thù lao cho phần dịch vụ đó. Do đó, việc kinh doanh trở nên đơn giản, thuận tiện hơn rất nhiều.
- Bạn tiếp cận được rất nhiều người, trong đó sẽ có nhiều người dùng quan tâm đến việc mua sản phẩm của bạn.
Đối với khách hàng
- Có thể lựa chọn nhiều mặt hàng hơn so với các trang web của công ty bán lẻ. Khách hàng có thể so sánh đặc điểm, xem đánh giá và xếp hạng, đồng thời tìm ra người bán có ưu đãi hấp dẫn nhất.
- Nhận được các chương trình khách hàng thân thiết và tiền thưởng từ các người bán hàng khác nhau.
- Đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt nhờ vào bộ lọc tìm kiếm của marketplace. Do đó, bạn có thể nhanh chóng tìm thấy sản phẩm hoặc thông tin cần thiết.
Đối với chủ sở hữu
Một công ty xây dựng marketplace sẽ đóng vai trò trung gian và chỉ phải lo về việc duy trì và quảng bá marketplace của mình. Các sản phẩm, việc thương lượng và tất cả các chi tiết khác do người bán và người mua xử lý.
Chủ sở hữu sẽ thu được nguồn lợi nhuận đáng kể bằng cách tính phí giao dịch. Họ được hưởng lợi từ mọi giao dịch giữa người mua và người bán.
Ưu, nhược điểm khi kinh doanh trên marketplace
Marketplace đang ngày càng khẳng định vị trí, lợi thế mà mình đem lại trong hoạt động kinh doanh. Do đó, bạn cần nghiên cứu, nắm được các ưu và nhược điểm của mô hình này để có lựa chọn đúng đắn, kinh doanh hiệu quả.
Ưu điểm
Rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn marketplace để phát triển công việc kinh doanh online, mở rộng bán hàng. Bởi lẽ, việc kinh doanh trên marketplace mang lại những ưu điểm nổi bật như sau:
- Tiếp cận lượng khách hàng khổng lồ bởi số lượng truy cập trên các sàn thương mại trực tuyến ngày càng gia tăng.
- Tiếp cận nền tảng website hiện đại.
- Mở rộng cơ hội bán hàng từ những chiến dịch quảng cáo, chương trình giảm giá,…
- Uy tín của các sàn giúp cho khách hàng yên tâm hơn khi mua sắm tại gian hàng của bạn. Người bán sẽ được hưởng lợi trong việc tạo niềm tin cho khách hàng khi bán sản phẩm trên marketplace.
- Tiết kiệm chi phí như kho bãi, quản lý hàng hóa, vận chuyển, marketing,…
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, việc kinh doanh trên marketplace cũng có một số nhược điểm mà cá nhân, doanh nghiệp cần cân nhắc, chẳng hạn như:
- Trả phí hoa hồng trên mỗi đơn hàng thành công. Ngoài ra, một số marketplace còn có phí cố định, phí dịch vụ.
- Tính cạnh tranh cao với rất nhiều nhà cung cấp và mức giá đưa giá cũng rất khác nhau trên cùng một sàn thương mại điện tử.
- Dữ liệu không kiểm soát vì các dữ liệu, thông tin khách hàng sẽ được lưu trữ trên marketplace. Người bán sẽ không thể sử dụng được các dữ liệu đó cho các chiến lược marketing tại các kênh khác.
- Ngay cả khi bạn không muốn kinh doanh trên marketplace nữa thì mọi dữ liệu như lịch sử bán hàng, thống kê bán hàng, thông tin khách hàng… đều không thể khôi phục được.
Những loại marketplace thường gặp
Với sự phát triển nhanh chóng, đa dạng, hiện nay marketplace có rất nhiều loại khác nhau. Tuỳ thuộc vào tiêu chí phân loại mà chúng ta thường gặp các loại marketplace sau:
Phân loại theo người tham gia
Dựa vào tiêu chí phân loại theo người tham gia, marketplace được chia làm 03 loại sau:
1. Marketplace ngang hàng
Marketplace ngang hàng (P2P – Peer to Peer) cho phép các cá nhân mua và bán sản phẩm hoặc dịch vụ với nhau. Với hình thức C2C, bất kỳ ai cũng có thể đăng sản phẩm và bán hàng trên Marketplace.
Hình thức này thuộc nhóm đối tượng không cần nhiều chi phí marketing, hoặc website, cửa hàng,… Các thị trường P2P có xu hướng gặp phải các vấn đề về niềm tin và an toàn trên quy mô lớn.
2. Marketplace giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng
Marketplace giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C – Business to Customer) cho phép các doanh nghiệp niêm yết các sản phẩm hoặc dịch vụ. Sau đó, doanh nghiệp có thể bán trực tiếp cho từng người tiêu dùng.
Đối với hình thức này, bạn có thể nhận biết thông qua các danh mục Mall trên các kênh điện tử như Shopee, Lazada, Sendo,… Đây là các sản phẩm chính hãng, uy tín và cần phải xác minh từ các giấy tờ do pháp luật công nhận.
3. Marketplace giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
Marketplace giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B – Business to Business) cho phép các doanh nghiệp mua và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ từ các doanh nghiệp khác.
Phân loại theo sản phẩm
Dựa vào tiêu chí phân loại theo sản phẩm, marketplace được chia làm 03 loại sau:
- Marketplace theo chiều dọc là nơi chỉ bán một loại sản phẩm nhưng các nhà cung cấp khác nhau.
- Marketplace theo chiều ngang là nơi cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm chủng loại, cùng một ngành hàng, lĩnh vực.
- Marketplace hỗn hợp là nơi bán hầu hết mọi thứ thuộc nhiều chủng loại , ngành hàng khác nhau.
Tiềm năng phát triển của marketplace
Tại Việt Nam, marketplace bắt đầu hình thành từ năm 2013 nhưng cho đến thời điểm này, marketplace đã thực sự phát triển và trở nên lớn mạnh. Số lượng người bán, người mua trên marketplace cũng gia tăng chóng mặt.
Thay đổi cách thức bán hàng và tiếp cận khách hàng là một trong những phương thức giúp nhiều doanh nghiệp có được thành công như hiện nay. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện thông qua marketplace.
Nhờ sự phát triển của công nghệ, marketplace ngày càng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh các sàn thương mại điện tử, mô hình này cũng được hỗ trợ trên mạng xã hội với Facebook Marketplace hay Zalo Marketplace.
Sự hình thành và phát triển của marketplace đã giúp ích rất nhiều cho cả người bán và người mua. Marketplace hứa hẹn là xu hướng kinh doanh mới ở hiện tại và cả tương lai.
Phương pháp kinh doanh hiệu quả trên marketplace?
Có thể thấy, marketplace có rất nhiều ưu điểm, cơ hội để các cá nhân, doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để có thể tận dụng tối đa những lợi thế này, cá nhân, doanh nghiệp cần tham khảo các phương pháp sau:
Tạo sự uy tín
Uy tín là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp cho việc kinh doanh trên marketplace có được kết quả như mong đợi. Để trở thành một đơn vị bán hàng uy tín trên nền tảng marketplace, bạn cần:
- Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, đảm bảo chất lượng của sản phẩm, thực hiện đúng theo chính sách mà đơn vị marketplace.
- Tuyệt đối hạn chế các hành động vi phạm quy định, chính sách của đơn vị.
- Tối ưu các yếu tố SEO cho hoạt động marketing sản phẩm.
- Chủ động tương tác với khách hàng, kịp thời giải đáp các thắc mắc
- Đưa ra biện pháp xử lý phù hợp khi khách hàng có nhu cầu muốn khiếu nại.
Xây dựng gian hàng hấp dẫn, bắt mắt
Người bán cần chăm chút cho phần hình ảnh, bố trí, sắp xếp lại bố cục của gian hàng sao cho thật khoa học, đẹp mắt. Điều này giúp người mua dễ dàng tiếp cận với dòng sản phẩm đồng thời có ấn tượng tốt đẹp về doanh nghiệp hơn.
Tăng sức cạnh tranh với đối thủ
Doanh nghiệp cần dành ra ngân sách nhất định để đấu giá từ khóa hay chạy quảng cáo sản phẩm trên marketplace. Đồng thời, bạn cần cân nhắc các chương trình khuyến mãi, Flash sale,… vào các dịp đặc biệt để tạo lợi thế cạnh tranh.
Định hướng chiến lược phát triển bền vững
Khi đã có đủ kinh nghiệm, tiềm lực, bạn nên cân nhắc tới việc mở rộng và xây dựng tên tuổi cho thương hiệu để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng. Bạn nên định hướng phát triển bền vững cho việc kinh doanh trên marketplace.
FAQs về marketplace
Marketplace hoạt động như thế nào?
Marketplace kết nối người bán và người mua, cho phép họ đăng sản phẩm, tìm kiếm và mua hàng, thực hiện thanh toán và giao hàng.
Điểm khác biệt giữa marketplace và cửa hàng trực tuyến?
Marketplace là nơi nhiều người bán cung cấp sản phẩm trên một nền tảng chung, trong khi cửa hàng trực tuyến là do một doanh nghiệp sở hữu và điều hành.
Marketplace có yêu cầu về phí hoặc hoa hồng không?
Đúng, nhiều marketplace tính phí hoặc thu phí hoa hồng từ người bán dựa trên doanh số bán hàng hoặc giá trị giao dịch.
Làm thế nào để tăng khả năng bán hàng trên marketplace?
Để tăng khả năng bán hàng trên marketplace, bạn có thể cung cấp các sản phẩm chất lượng, tối ưu hóa mô tả và hình ảnh, đáp ứng nhanh chóng với khách hàng và thu thập đánh giá tích cực từ khách hàng.
Bài viết đã nêu ra marketplace là gì? Lợi ích khi kinh doanh trên marketplace là gì? Bên cạnh đó, ưu, nhược điểm của marketplace, những loại thường gặp hay phương pháp kinh doanh hiệu quả trên marketplace cũng đã được thể hiện chi tiết.
Miko Tech hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu thêm về marketplace. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/