fbpx
Logo

Mascot là gì? Lợi ích trong marketing và 5 bước thiết kế mascot

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Mascot là gì? Trong lĩnh vực marketing, mascot đã trở thành một khái niệm quan trọng và được sử dụng rộng rãi để tạo dựng độ nhận diện thương hiệu và gắn kết với khách hàng. Trong bài viết này, Miko Tech sẽ cùng bạn khám phá về mascot, những lợi ích mà nó mang lại trong lĩnh vực marketing và cùng tìm hiểu quy trình 5 bước quan trọng giúp bạn thiết kế mascot cho thương hiệu dễ dàng hơn.

Mascot là gì?

Mascot (Linh vật) là một nhân vật, đồ vật hoặc con vật được nhân hóa nhằm đại diện cho một tổ chức, cộng đồng hoặc thương hiệu.
mascot là gì
Nhiều thương hiệu đều có mascot của riêng mình

Mascot thường được thiết kế với hình ảnh độc đáo, dễ nhận biết và được sử dụng để truyền tải thông điệp, giá trị hoặc tính cách của thương hiệu. Trong marketing, mascot thường được sử dụng trên logo, favicon, biểu tượng, tên gọi trên mạng xã hội, trang web và ứng dụng di động với mục đích giúp các công ty có thể tiếp cận nhiều đối tượng hơn.

Lịch sử của mascot

Thuật ngữ “mascotte” xuất hiện lần đầu tiên tại Pháp vào thế kỷ 19 và có nghĩa là “bùa may mắn”. Sau đó, các tổ chức thể thao bắt đầu sử dụng linh vật để tạo thêm sự thú vị cho các trận thi đấu. Dần dần, mascot bắt đầu được sử dụng phổ biến trong các sự kiện thể thao với mục đích mang đến sự giải trí và khích lệ tinh thần cho khán giả.

Sang thế kỷ 20, các mascot bắt đầu được sử dụng trong lĩnh vực thương mại. Một số ví dụ nổi tiếng là chú chó Bullseye của Target (1969) và Ronald McDonald của McDonald’s (1963). Với khả năng thu hút sự chú ý, truyền tải thông điệp và tạo sự kết nối với khách hàng, mascot đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.

mascot la gì
Mascot ban đầu được dùng trong các sự kiện thể thao

Những lợi ích mascot đem lại cho doanh nghiệp

Trong nhiều thập kỷ, chúng ta đã chứng kiến McDonald, Burger King, Michelin Man và nhiều linh vật khác chinh phục trái tim của người tiêu dùng. Nhờ có digital marketing, các linh vật cũng xuất hiện trên các nền tảng trực tuyến của thương hiệu. Mặc dù linh vật không phải là yếu tố bắt buộc khi xây dựng thương hiệu nhưng nó vẫn mang lại nhiều lợi thế:

Tạo dựng liên kết cảm xúc với khách hàng tiềm năng

Theo Moving Picture Company, một linh vật thương hiệu có thể tăng thêm 7,9% lợi nhuận cho chiến dịch quảng cáo và tạo ra kết nối về cảm xúc với khách hàng. Khi mọi người nhìn thấy linh vật của bạn trong các sự kiện cộng đồng, chiến dịch trên mạng xã hội, v.v., chúng sẽ nhanh chóng chiếm được trái tim và cảm xúc của họ, khuyến khích họ theo dõi thương hiệu của bạn.

Xây dựng điểm nhận diện độc đáo cho thương hiệu

Mascot có thể mang lại cho thương hiệu một đặc điểm nhận diện đặc biệt mà không thương hiệu nào có được. Ví dụ, chuột Mickey của Disney có tỷ lệ được nhận diện lên đến 98% trong một khảo sát năm 2008 với một nhóm trẻ em từ 3-11 tuổi. Mascot có thể trở thành một sự hiện diện mang tính biểu tượng cho một thương hiệu và đẩy mạnh thông điệp của thương hiệu.

làm mascot là gì
Chuột Mickey là mascot nổi tiếng nhất của Disney

Kết hợp trong chiến lược content marketing

Mascot là những nhân vật được sử dụng để đại diện cho một thương hiệu. Do đó, các chiến dịch content marketing có thể sử dụng mascot để giúp người xem nhận diện những nội dung nào do thương hiệu sản xuất. Thông thường, các thương hiệu thường chèn thêm hình mascot trong các bài đăng blog, video, meme, bài đăng trên mạng xã hội,…

Khuyến khích khách hàng tương tác

Nếu bạn tự hỏi làm mascot là gì thì đây chính là câu trả lời rõ nhất. Mascot thương hiệu giúp tăng cường sự tương tác của khách hàng với thương hiệu. Ví dụ, chú hổ Tony của thương hiệu ngũ cốc Kellogg’s rất được yêu thích bởi trẻ em.

Hay linh vật của thương hiệu thức ăn nhanh McDonald’s là một chú hề với bộ jumpsuit màu vàng cũng được công chúng nhận diện rộng rãi. Những nhân vật này mang lại trải nghiệm người dùng tích cực và khiến họ tương tác với thương hiệu tốt hơn.

Tạo cảm giác thân thiện

Đối với người tiêu dùng và công chúng, các thương hiệu có mascot riêng thường tạo cảm giác thân thiện hơn và dễ tiếp cận hơn. Trong các chiến dịch quảng cáo, mascot có thể được sử dụng để thu hút sự chú ý của người dùng tốt hơn. Tùy thuộc vào các nền văn hóa khác nhau mà mascot có thể mang những ý nghĩa đặc biệt và kết nối với người tiêu dùng thông qua ý nghĩa đó.

mascot là làm gì
Mascot tạo cảm giác thân thiện với công chúng hơn

Tạo ra cơ hội bán hàng

Các thương hiệu kinh doanh những sản phẩm như áo thun, cốc, nón,… có khả năng tạo ra doanh thu cao hơn khi tận dụng tốt mascot thương hiệu của họ.

Ví dụ, Disney có thể kiếm tiền bằng cách cho phép các bên thứ ba sử dụng hình ảnh mascot thương hiệu là chuột Mickey Mouse. Hoặc Disney có khả năng tăng doanh thu bằng cách kinh doanh những sản phẩm có hình ảnh chuột Mickey.

Các thiết kế Mascot thường gặp

Mascot đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý, truyền tải thông điệp và tạo dựng hình ảnh thương hiệu. Một thiết kế mascot hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng và gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vậy có những thiết kế mascot nào và loại nào sẽ phù hợp với thương hiệu của bạn?

Mascot con người

Mascot con người có thể là người thật hoặc nhân vật hư cấu. Ví dụ, người sáng lập KFC, ông Colonel Sanders, là mascot của thương hiệu KFC. Trong khi đó, thương hiệu tiêu dùng Procter & Gamble đã chọn Mr.Clean – một nhân vật hư cấu làm mascot thương hiệu cho sản phẩm chất tẩy của họ. Mascot con người có thể dễ dàng tạo sự kết nối cảm xúc với khách hàng ở mức độ cá nhân.

mascot là làm gì
Mascot Skillzy của Giải EURO 2020 tượng trưng cho những cầu thủ trẻ đầy đam mê

Mascot động vật

Mascot động vật thường được sử dụng bởi các thương hiệu nhắm đến nhóm khách hàng mục tiêu là trẻ em. Nguyên nhân là vì những mascot này có ngoại hình dễ thương và dễ dàng thu hút trẻ em hơn. Những thương hiệu có nhắc đến tên một loài động vật trong tên cũng thường sử dụng mascot là loài động vật đó để khách hàng dễ dàng ghi nhớ hơn.

Mascot đối tượng

Mascot đối tượng là các nhân vật mascot không phải con người cũng không phải động vật. Ví dụ, mascot của Android không phải là một con người hay động vật mà là một con robot màu xanh. Hay linh vật của thương hiệu bánh quy Pillsbury là một nhân vật được làm từ bột mì và luôn có biểu cảm vui tươi. Bạn có thể xây dựng mascot từ một đối tượng nào đó gần gũi với thương hiệu để giúp người xem dễ hình dung đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình hơn.

linh vật World Cup 2022
Linh vật của World Cup 2022 được lấy cảm hứng từ khăn trùm đầu của người Ả Rập

5 bước thiết kế mascot – linh vật của thương hiệu

Để thiết kế mascot hiệu quả cần đảm bảo rằng mascot có tính độc đáo, phù hợp với thương hiệu và thu hút đối tượng mục tiêu. Trong phần này, Miko Tech sẽ hướng dẫn bạn 5 bước thiết kế mascot hiệu quả giúp bạn tạo ra linh vật hoàn hảo cho thương hiệu của mình.

Bước 1: Xác định giá trị thương hiệu

Việc xác định giá trị thương hiệu là rất quan trọng cho mọi chiến lược quảng bá thương hiệu. Giá trị thương hiệu là niềm tin và lý tưởng mà công ty của bạn đại diện. Những giá trị này sẽ đóng vai trò hướng dẫn bạn tạo ra câu chuyện thương hiệu và nhiều hơn nữa. Việc tạo ra một câu chuyện nền cho mascot có thể mang lại một giá trị độc đáo khi cần thiết.

Bước 2: Chọn loại mascot

Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về ba loại mascot thường được các thương hiệu sử dụng nhất. Tuy thuộc vào đặc điểm doanh nghiệp và tệp khách hàng cá nhân mà bạn cần lựa chọn loại mascot phù hợp với thương hiệu. Chẳng hạn, nếu thương hiệu của bạn nhắm đến độ tuổi thiếu nhi thì các hình ảnh động vật hoặc nhân vật hoạt hình hư cấu sẽ thu hút hơn.

mascot example
Mascot có ngoại hình dễ thương dễ thu hút trẻ em hơn

Bước 3: Xây dựng tính cách của mascot thương hiệu

Sau khi quyết định xem bạn muốn mascot của mình là một nhân vật như thế nào, hãy xây dựng tính cách cho mascot. Linh vật đại diện cho tinh thần và thông điệp của thương hiệu, do đó việc xây dựng tính cách cho mascot cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kết nối với khách hàng mục tiêu. Ví dụ, mascot của bạn có thể có tính cách hài hước, dễ thương, mạnh mẽ hoặc châm biếm,…

Bước 4: Thiết kế ngoại hình cho mascot

Tính cách mà bạn muốn xây dựng cho linh vật của mình có thể ảnh hưởng đến thiết kế ngoại hình cho chúng. Chẳng hạn, những linh vật có ngoại hình mũm mĩm và tròn trịa thường tạo cảm giác dễ thương, tươi sáng và ngọt ngào. Ngược lại, những nhân vật có các nét sắc nhọn hoặc góc cạnh sẽ mang lại cảm giác mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh đó, các linh vật thường có một đặc điểm nào đó mất cân đối và chính sự khác thường này được người tiêu dùng ghi nhớ tốt hơn. Chẳng hạn, báo hồng thường được mọi người ghi nhớ với các đặc điểm như tay chân dài và có màu hồng tươi. Thương hiệu khoai tây Pringles gây ấn tượng với mascot hoạt hình có râu dày, mặt tròn và có một chiếc nơ đỏ đặc trưng.

mascot pringles
Mascot của thương hiệu bánh khoai tây Pringles

Bạn cũng có thể thêm một “đạo cụ” nào đó cho mascot của mình, chẳng hạn như một cặp kính tâm, một bộ đồ đặc biệt, một cái gậy hoặc một chiếc mũ nồi… Cuối cùng, một trong những công việc tốn thời gian nhất trong việc thiết kế mascot thương hiệu là quyết định về màu sắc và các họa tiết của chúng. Chẳng hạn, bạn muốn linh vật của mình sẽ có màu gì hoặc trang phục của chúng có họa tiết gì.

Bước 5: Thiết kế bản vẽ mascot

Sau khi bạn đã xác định những đặc điểm cần có cho mascot của mình, hãy xem xét về việc thuê một nhà thiết kế đồ họa và đưa ra yêu cầu cho họ biết rằng bạn cần một mascot thương hiệu như thế nào. Bạn có thể xem xét các bản thiết kế và đề nghị chỉnh sửa bất cứ điều gì bạn không vừa ý.

Các nhà thiết kế sẽ giúp bạn tạo ra một mascot độc nhất và không bị trùng lặp trên thị trường. Sau khi xong hết các bước, việc cuối cùng cần làm là đặt một cái tên cho linh vật của bạn. Một cái tên hay sẽ giúp mascot dễ nhận biết, dễ nhớ và cái tên đó cần phù hợp với hình ảnh thương hiệu.

Tổng kết

Mascot không chỉ là biểu tượng đại diện cho một thương hiệu mà còn giúp tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo sự gắn kết với khách hàng khá hiệu quả.

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu mascot là gì và lợi ích của việc sử dụng mascot trong marketing. Hy vọng Miko Tech đã giúp bạn hiểu được công dụng của mascot trong marketing và thương mại, đồng thời hiểu được các bước thiết kế mascot. Hãy chia sẻ bài viết nếu bổ ích và đừng quên chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé!

10.02.2024 Ý Nhi

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!