fbpx
Logo

Mass media là gì? Tìm hiểu các chức năng và cơ hội việc làm

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Mass media là một trong những thuật ngữ mới hiện nay. Đây là một phần quan trọng của marketing. Vậy Mass media là gì? Mass media có liên quan đến social media không? Lợi ích và chức năng của mass media là gì? Cùng Miko Tech theo dõi ngay bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé!

Mass Media và một số khái niệm liên quan

Mass media là gì?

Mass media (Truyền thông đại chúng) là hoạt động có chủ đích đến việc truyền đạt các thông tin đại chúng đến với các đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua phương tiện truyền thông đại chúng.

Mass media giải quyết được các vấn đề của người tiêu dùng mục tiêu thắc mắc. Đây là loại hình truyền thông một chiều, trong đó các công ty truyền thông này hoạt động dựa trên một số mục đích cụ thể như dịch vụ, thương mại, chính trị,..

Một số là các kênh truyền thông đại chúng phổ biến:

  • Báo chí, tạp chí in ấn.
  • Film ảnh.
  • Truyền hình.
  • Phát thanh.
  • Quảng cáo.
  • Internet.
  • Các loại bang đĩa, âm thanh

Social media là gì?

Social Media hay còn gọi là truyền thông công chúng, là một phần của Social Network. Đây là một kênh truyền thông mạng xã hội mà ở đó, con người có thể liên hệ, trao đổi với nhau, chia sẻ những thông tin, hình ảnh hay cảm xúc,…

Ngày nay, nhờ khả năng tương tác mạnh mẽ trên các mạng xã hội, social media đã trở thành là sự lựa chọn hiệu quả cho các chiến dịch Marketing online. Có rất nhiều kênh social media được sử dụng phổ biến hiện nay như: Facebook, zalo, Instagram, youtube, twitter,…

Ngành truyền thông đại chúng nghĩa là gì?

Ngành truyền thông đại chúng – Mass communication là ngành học định hướng cho sinh viên về các phương pháp truyền đạt thông tin đại chúng như: phim, ảnh, video, báo chí,… đến các đối tượng khác nhau thông qua phương tiện truyền thông.

Ngành truyền thông đại chúng - Mass communication
Ngành truyền thông đại chúng – Mass communication

Ngành truyền thông đại chúng hiện nay bao gồm rất nhiều lĩnh vực, phổ biến nhất chính là báo chí, phát thanh, truyền hình, internet.

Sinh viên theo học ngành truyền thông đại chúng sẽ có cơ hội được tiếp cận với đa dạng các phương tiện truyền thông, tham gia vào các khóa học giao tiếp và được trải nghiệm thực tế.

Bên cạnh đó, các bạn còn được trang bị những kiến thức và khả năng phân tích, đánh giá hay thẩm định những thông tin từ các chương trình, sự kiện, hoạt động truyền thông, rèn luyện những kỹ năng về lập kế hoạch, xây dựng chiến lược truyền thông đại chúng, kỹ năng tổ chức sự kiện, tạo ra các sản phẩm truyền thông đại chúng,…

Chức năng của truyền thông đại chúng

Chức năng thông tin

Truyền thông đại chúng có chức năng thu nhận, phổ biến những thông tin, tin tức, sự kiện hot nhất của đời sống xã hội đến cho công chúng.

Chức năng của truyền thông đại chúng
Chức năng của truyền thông đại chúng

Bên cạnh đó, truyền thông đại chúng còn phản ánh, cung cấp những thông tin về mọi lĩnh vực đời sống trong và ngoài nước, những quan điểm về chính trị, Đảng và pháp luật.

Ngược lại, công chúng cũng sẽ phản hồi lại những thông tin đó, gửi yêu cầu mong muốn đến với các cơ quan lãnh đạo, chức năng qua phương tiện truyền thông đại chúng.

Chức năng giáo dục và định hướng

Truyền thông đại chúng có chức năng giáo dục và định hướng dư luận xã hội. Chức năng này sẽ tuyên truyền những tri thức cho người dân, giúp họ có thể đánh giá, hệ thống thông tin đó và đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất.

Chức năng giáo dục và định hướng của Mass Media
Chức năng giáo dục và định hướng của Mass Media

Quá trình truyền thông đại chúng truyền tải đến công chúng sẽ hình thành ý thức xã hội, nhất là ở một số vấn đề, sự kiện quan trọng. Ngoài ra, truyền thông đại chúng còn góp phần định hướng dư luận một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Chức năng tổ chức và quản lý xã hội

Chức năng tiếp theo của Mess Media là tổ chức và quản lý xã hội. Đây là chức năng quan trọng trọng của truyền thông đại chúng bởi Mess Media quyết định sự tiến bộ hoặc hạn chế của hệ thống truyền thông cũng như đảm bảo được sự phát triển hợp lý và tích cực của toàn xã hội.

Truyền thông đại chúng là trung gian để người dân có thể tham gia thảo luận về các vấn đề của xã hội, pháp luật, nhà nước một cách dễ dàng và khách quan nhất.

Chức năng giám sát và phản biện

Giám sát, phản biện xã hội cũng là một trong những chức năng quan trọng của truyền thông đại chúng. Điều này được thể hiện ở việc tiến hành giám sát, theo dõi và phản biện đối với các hoạt động của cơ quan nhà nước, phát hiện và cảnh báo đối với những chính sách của cơ quan vi phạm quy định.

Chức năng giám sát và phản biện
Chức năng giám sát và phản biện

Ngoài ra, truyền thông đại chúng còn có chức năng tổng hợp và liên kết các lực lượng, phê phán những hạn chế trong chính trị, xã hội.

Khác biệt giữa Social media và Mass media

Social media và Mass media là hai khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều người nhầm lẫn social media và mass media. Cùng tìm hiểu xem 2 thuật ngữ này giống và khác nhau chỗ nào nhé!

Điểm giống nhau

Điểm giống nhau duy nhất giữa Social media và Mass media là cả 2 đều phương tiện truyền thông tin đến công chúng.

Điểm khác nhau

Quy mô và phạm vi

Điểm khác nhau lớn nhất giữa hai phương tiện truyền thông này là quy mô, mục đích và chất liệu truyền thông và nhóm công chúng nhắm tới.

Social media thường là các nền tảng trực tuyến và cho phép mọi người tham gia tạo và chia sẻ nội dung. Trong khi đó Mass media là các phương tiện truyền thông truyền thống, chủ yếu được điều hành và điều khiển bởi các công ty lớn và thường có phạm vi tầm cỡ quốc gia hoặc toàn cầu.

Tính tương tác

Social media cho phép người dùng tương tác với nhau bằng cách thảo luận, bình luận và chia sẻ nội dung, các quan điểm cá nhân hay hình ảnh, cảm xúc,… Nhờ đó, mức độ tương tác của thương hiệu cũng tăng cao, giúp Marketing online phát triển vượt bậc.

Mass Media vs Social media
Mass Media vs Social media

Trong khi đó Mass media bị giới hạn bởi các phương tiện truyền thông truyền thống, thường không cho phép tương tác trực tiếp giữa người dùng và người tạo nội dung. Do đó, việc bắt kịp xu hướng cập nhật, tương tác với các thông tin sẽ không chủ động và hiện đại bằng Social Media.

Thời gian và tần suất phát sóng

Mass media có thời gian phát sóng cố định và theo lịch trình, trong khi đó Social media có tính linh hoạt cao hơn và cho phép người dùng tạo và chia sẻ nội dung bất cứ lúc nào.

Độ tin cậy

Vì Mass media đã qua quá trình kiểm duyệt kỹ càng nên hoàn toàn đảm bảo độ tin cậy và chính xác của thông tin. Trong khi đó, Social media chỉ là những quan điểm cá nhân, thường không được kiểm duyệt và có thể chứa thông tin sai lệch hoặc gây hiểu nhầm.

Phạm vi đối tượng

Mass media thường phục vụ cho đại chúng rộng hơn. Trong khi đó, Social media cho phép các nhóm cộng đồng tạo ra nội dung và chia sẻ thông tin cho những người có cùng sở thích hoặc quan điểm.

Hình thức truyền thông

Mass media chủ yếu là các hình thức truyền thông truyền thống như báo chí, truyền hình, đài phát thanh. Còn với Social media, nền tảng truyền thông bao gồm các nền tảng trực tuyến như Facebook, Twitter, Instagram, TikTok, và nhiều hơn nữa.

Quá trình tương tác

Mass media là nguồn phát, tương tác một chiều. Còn Social Media lại tạo nên tương tác hai chiều giữa nguồn phát và người tiếp nhận. Người nhận thông tin có thể tương tác và phản hồi với các thông tin được truyền tải

Chất liệu truyền thông

Chất liệu truyền thông giữa Mass Media và Social Media cũng khác nhau. Mass media là các dạng content như hình ảnh, bài viết, báo chí, video clip,… còn Social Media là ý kiến, quan điểm cá nhân và cảm xúc của người tiếp nhận.

Tính cá nhân

Tính cá nhân hóa
Tính cá nhân hóa

Mass media mang tính cá nhân thấp và được định vị theo phân khúc người dùng nhất định. Còn Social media thì mang tính cá nhân cao vì được định vị, phân phối thông tin theo địa điểm, giới tính, độ tuổi, các mối quan hệ.

Mối quan hệ giữa Mass media và Social media

Mặc dù khác nhau nhưng để có được một chiến dịch thành công, bạn cần có sự kết hợp giữa Mass media và Social media. Việc này giúp tạo nên sự hài hòa, cân bằng giữa nguồn thông tin phát ra công chúng.

Hơn nữa, với sự phát triển của truyền thông trong tương lai, Mass media đang dần phải thích ứng thân thiện hơn, tạo các tương tác đa chiều hơn.

Social media đóng vai trò trong quá trình phát hiện sự kiện, nội dung, phân phối ở mức độ chuyên sâu cá nhân. Mass media đưa ra các thông tin sự kiện hằng ngày, các chương trình có quy mô lớn và chất lượng cao.

Trường đào tạo ngành Mass media (Truyền thông đại chúng)

Mặc dù xu hướng phát triển của Mass Media đang tăng cao, nhu cầu việc làm mở rộng, nhiều bạn trẻ quan tâm đến ngành học này nhưng hiện nay lại có rất ít trường trong nước đào tạo ngành Truyền thông đại chúng.

Học viện báo chí và tuyên truyền
Học viện báo chí và tuyên truyền

Đến nay, chỉ có 2 trường trên cả nước đang đào tạo nhành này là Học viện báo chí và tuyên truyền tại Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nếu bạn là thế hệ trẻ năng động, muốn thử thách ở những cái mới thì có thể đăng kí thi tuyển vào 2 cơ sở trên để học sâu và hiểu rõ hơn về khái niệm này.

Cơ hội việc làm của ngành truyền thông đại chúng

Sự phát triển không ngừng của xã hội đã làm cho các kênh truyền thông ngày mộ đa dạng hơn. Từ đó, sự phát triển của ngành Mass Media cũng tăng nhanh. Sau đây là một số việc liên quan đến ngành này:

  • Báo chí: Tìm hiểu, xác minh và đưa ra những thông tin mới nhất liên quan đến các vấn đề xã hội, tin tức hay cuộc sống hàng ngày
  • Quan hệ công chúng: Đưa ra chiến lược, kế hoạch, liên kết tạo các mối quan hệ với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cũng như khách hàng mục tiêu
  • Tổ chức sự kiện: Lên kế hoạch tổ chức, phân phối nhân sự, viết kịch bản cho các sự kiện, chương trình
  • Sản xuất quảng cáo, phim, ảnh: Sản xuất TVC, film ảnh.

Những câu hỏi thường gặp về mass media

Mass media bao gồm những gì?

Như đã đề cập ở trên, Mass media bao gồm:
– Báo chí, tạp chí in ấn.
– Film ảnh.
– Truyền hình.
– Phát thanh.
– Quảng cáo.
– Internet.
– Các loại bang đĩa, âm thanh.

Cơ quan thông tin đại chúng là gì?

Cơ quan thông tin đại chúng bao gồm các cơ quan Báo, Đài hoạt động cả ở cấp trung ương và địa phương (như Báo Lao động, Báo Công an Nhân dân, Báo Tuổi trẻ, Thông Tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, … và các cơ quan Báo, Đài hoạt động tại địa phương).

Mass media và truyền thông có khác biệt không?

Mass media và truyền thông thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng có sự khác biệt nhỏ. Mass media đề cập đến việc truyền tải thông tin đến đám đông lớn, trong khi truyền thông bao gồm cả mass media và các phương tiện truyền thông cá nhân hoặc nhóm nhỏ.

Như vậy, qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn mass media là gì? Lợi ích, chức năng của mass media, phân biệt Social media và Mass media,… Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn áp dụng đúng những kiến thức này vào các chiến lược Marketing thật hiệu quả.

19.02.2023 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll