Một trong những mô hình được ứng dụng nhiều nhất trong việc thiết lập mục tiêu là mô hình SMART, hay còn gọi là mục tiêu SMART. Mô hình này có thể được sử dụng cho cả mục tiêu cá nhân và mục tiêu trong công việc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mô hình SMART là gì cũng như ứng dụng của nó trong cuộc sống hằng ngày.
Mô hình SMART là gì?
Mô hình SMART là gì? SMART là một khung gồm 5 tiêu chí thiết lập mục tiêu bao gồm: Cụ thể (Specific), Có thể đo lường (Measurable), Khả thi (Achievable), Phù hợp (Relevant) và Thời hạn (Time-bound).
Mục tiêu là một phần của cuộc sống và công việc. Chúng giúp chúng ta định hướng việc mình cần làm, tạo động lực phấn đấu vì một kết quả nào đó. Bằng cách đặt mục tiêu, bạn đang tạo ra một đích đến cho mình. Bằng cách sử dụng SMART, chúng ta có thể thiết lập mục tiêu có hiệu quả hơn và đạt được kết quả mong muốn.
Mô hình SMART không có một định nghĩa cụ thể và các tiêu chí đã có sự thay đổi theo thời gian. Tùy thuộc theo người sử dụng mà những tiêu chí có thể khác biệt. 5 tiêu chí gốc của Doran bao gồm:
- Specific (Cụ thể): xác định mục tiêu cụ thể cần đạt được.
- Measurable (Có thể đo lường): số lượng hoặc các chỉ số dùng để đo lường hiệu quả.
- Assignable (Được chỉ định): chỉ định rõ người thực hiện.
- Realistic (Thực tế): nêu rõ kết quả thực tế có thể đạt được.
- Time-related (Thời hạn): nêu rõ khi nào đạt được kết quả mong muốn.
Các tiêu chí này còn được mở rộng hơn với hai tiêu chí khác và được gọi là SMARTER. Hai tiêu chí đó là:
- Evaluated: đánh giá một mục tiêu để đánh giá tiến độ mà nó đã đạt được.
- Reviewed: điều chỉnh phương pháp hoặc hành vi để đạt được mục đích.
Các tiêu chí trong SMART cung cấp một khuôn khổ rõ ràng và đơn giản để xác định và quản lý các mục tiêu. Tính hữu dụng của chúng là lý do chính khiến mô hình trở nên thực sự phổ biến. Điều mà SMART muốn nhắc nhở mọi người chính là phải xem xét và xác định rõ ràng các mục tiêu và mục đích. Từ đó làm giảm nguy cơ thiết lập mục tiêu mơ hồ hoặc bất khả thi.
Ưu điểm của mô hình SMART là gì?
Việc sử dụng các tiêu chí SMART có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể là:
Tập trung vào việc cần làm
Một trong những lợi ích chính của việc sử dụng mục tiêu SMART là nó có sự rõ ràng và tạo sự tập trung cho nhân viên. Vì có những mục tiêu rõ ràng nên nó giúp họ xác định các công việc cần ưu tiên và tập trung nỗ lực cho những mục tiêu đó. Khi biết được rõ ràng mình cần làm gì, mọi người có thể tránh bị lạc hướng và tập trung hơn.
Giúp theo dõi tiến độ
Đo lường tiến độ là một khía cạnh quan trọng để đạt được thành công và mô hình SMART khuyến khích các doanh nghiệp đặt mục tiêu có thể đo lường. Bằng cách theo dõi tiến độ hoàn thành công việc, mọi người có thể duy trì động lực, đi đúng hướng và điều chỉnh phương pháp làm việc của họ nếu cần thiết để đạt được mục tiêu.
Tăng động lực và sự tự tin
Các mục tiêu SMART có thể là động lực mạnh mẽ, mang lại cho các cá nhân ý thức rõ ràng về mục đích và phương hướng. Khi có một mục tiêu cụ thể trong đầu, các cá nhân có thể có cảm giác thành tựu khi hoàn thành công việc và đạt được kết quả mà họ kỳ vọng. Lần lượt hoàn thành những mục tiêu có thể tạo ra động lực thôi thúc họ làm việc tích cực hơn.
Đặc biệt là khi mọi người đạt được những mục tiêu mà họ không nghĩ họ có thể làm được, nó sẽ khiến họ hài lòng và tăng sự tự tin với năng lực của bản thân hơn. Được khen ngợi khi hoàn thành những mục tiêu nào đó có thể tạo động lực để họ thúc đẩy bản thân đặt những mục tiêu cao hơn và nỗ lực phát triển kỹ năng của mình.
Tăng năng suất
Mục tiêu SMART khuyến khích các cá nhân sử dụng thời gian và nguồn lực hiệu quả hơn bằng cách tập trung nỗ lực vào các nhiệm vụ cụ thể hoặc nhiệm vụ cần được ưu tiên. Điều này có thể giúp các cá nhân làm việc hiệu quả hơn trong quá trình hoàn thành mục tiêu và dẫn đến tăng năng suất tổng thể.
5 yếu tố của mô hình SMART là gì?
Cụm từ SMART là viết tắt của 5 yếu tố cần cân nhắc khi thiết lập mục tiêu. Thay vì phân tích 5 yếu tố gốc, bài viết này sẽ phân tích 5 yếu tố được phần đông công chúng sử dụng hiện nay.
S – Specific: Cụ thể
Các mục tiêu càng cụ thể thì càng dễ để xác định những gì bạn cần làm để hoàn thành được nó. Một mục tiêu chung chung và mơ hồ có thể gây khó khăn trong việc đánh giá tính khả thi cũng như đo lường mức độ thành công của nó. Để hiểu hơn về việc thiết lập một mục tiêu cụ thể, bạn có thể xem xét ví dụ sau đây.
Một cô gái muốn giảm cân và nói rằng “Tôi muốn giảm cân”. Đó là một mục tiêu mơ hồ vì nó không nêu được cô ấy muốn giảm bao nhiêu kg, bằng cách nào hay trong thời gian bao lâu. Mục tiêu này nên được cụ thể hóa, hãy áp dụng 5 câu hỏi trên và chúng ta có được mục tiêu cụ thể hơn là: “Tôi muốn tập thể dục tại phòng gym để giảm 10kg sau 2 tháng”.
M – Measurable: Có thể được đo lường
Một mục tiêu SMART phải có các tiêu chí để đo lường tiến độ. Nếu không có tiêu chí, bạn sẽ không thể xác định được tiến trình của mình so với mục tiêu ban đầu và liệu bạn có đang đi đúng hướng hay không. Để làm cho một mục tiêu có thể đo lường được, hãy đặt ra hai câu hỏi sau:
- Chỉ số đo lường tiến độ là gì?
- Chỉ số đo lường cần đạt mức nào?
Tiếp tục ví dụ ở trên, mục tiêu của cô gái là “Tôi muốn tập thể dục tại phòng gym để giảm 10kg sau 2 tháng”. Trong trường hợp này, chỉ số đo lường là cân nặng. Hiện tại cô ấy đang ở mức 62kg và muốn giảm 10kg tức là còn 52kg. Vậy cô ấy sẽ hoàn thành mục tiêu nếu giảm xuống còn 52kg.
A – Achievable: Khả thi
Mục tiêu không những phải rõ ràng mà còn phải khả thi. Đặt một mục tiêu không thể nào hoàn thành được không những không tạo ra động lực mà còn khiến người thực hiện ủ rũ vì không có cách nào để đạt được nó. Sau đó, họ sẽ bỏ cuộc.
Để biết một mục tiêu có khả thi hay không, hãy suy nghĩ xem bạn có những nguồn lực và khả năng để đạt được mục tiêu không? Nếu không, bạn đang thiếu gì? Hoặc bạn cũng có thể đánh giá tính khả thi dựa trên việc tìm hiểu xem liệu đã có ai thực hiện mục tiêu đó thành công trước đây hay chưa.
Tiếp nối ví dụ trước đó, bây giờ chúng ta cần xác định xem việc giảm 10kg trong 2 tháng có khả thi hay không. Để biết được điều này, cô gái có thể tìm đến một chuyên gia để có câu trả lời, chẳng hạn như huấn luyện viên thể hình. Hoặc cách khác, cô ấy có thể tìm kiếm những trường hợp giảm cân thành công để đánh giá mục tiêu đó có khả thi hay không. Giảm 10kg trong 3 ngày là mục tiêu không tưởng, nhưng 2 tháng thì có thể.
R – Relevant: Phù hợp
Mục tiêu phù hợp ở đây nghĩa là nó có liên quan trực tiếp đến điều mà bạn muốn cải thiện. Chúng ta cùng xem xét một ví dụ khác: Jane muốn nhận được điểm cao trong kỳ đánh giá nhân viên sắp tới và đặt mục tiêu để cải thiện kỹ năng và quy trình làm việc. Chẳng hạn, cô ấy muốn tăng năng suất viết bài của mình. Cùng xem xét hai kế hoạch sau:
- Kế hoạch 1: Tôi muốn tăng năng suất viết bài của mình nên tôi sẽ dành ra 15 phút mỗi ngày để luyện kỹ năng đánh máy từ 55 từ lên 65 từ mỗi phút.
- Kế hoạch 2: Tôi muốn tăng năng suất viết bài của mình nên tôi sẽ dành ra 15 phút mỗi ngày để dọn dẹp khu vực làm việc của mình.
Rõ ràng, kế hoạch 1 có ích hơn cho kỳ đánh giá của cô ấy và có liên quan đến việc tăng năng suất viết bài. Mục tiêu và các hành động để đạt được mục tiêu nhất định phải có liên quan chặt chẽ với nhau.
T – Time-bound: Thời hạn
Thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART yêu cầu bạn phải xác định thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc. Nếu một mục tiêu không bị giới hạn về thời gian, nó sẽ không có tạo được cảm giác thử thách và tạo động lực. Hãy xác định xem mục tiêu của bạn là dài hạn hay ngắn hạn. Từ đó, bạn có thể xác lập mốc thời gian cần hoàn thành mục tiêu và điều chỉnh những hành động cần thiết để đạt được nó.
Ví dụ như bạn đặt mục tiêu phải học được 150 từ vựng tiếng Anh nhưng lại không có mốc thời gian cụ thể. Việc này có thể khiến bạn sinh ra tâm lý trì hoãn vì không có “deadline” nào và bạn muốn học lúc nào thì học. Mục tiêu này lâu dài có khả năng chỉ tồn tại trên giấy hoặc trong trí nhớ của bạn và cuối cùng không đem lại lợi ích thực sự nào.
Vận dụng mô hình SMART trong marketing
Mô hình SMART có thể được sử dụng trong bất kỳ lĩnh vực nào, bao gồm cả marketing. Khi được sử dụng đúng cách, các mục tiêu theo mô hình SMART có thể giúp các marketer đạt được mục tiêu của họ hiệu quả hơn. Dưới đây là một số cách sử dụng mục tiêu SMART trong marketing:
Đặt mục tiêu marketing
Các mục tiêu theo SMART có thể được sử dụng để đặt mục tiêu trong marketing, chẳng hạn như tăng lưu lượng truy cập trang web, tạo khách hàng tiềm năng hoặc thúc đẩy doanh số bán hàng. Khi các mục tiêu được xác lập rõ ràng và cụ thể, các marketer sẽ biết được họ cần làm gì và tập trung vào mục tiêu chính.
Lập kế hoạch chiến dịch
Mô hình có thể được sử dụng để lập kế hoạch cho các chiến dịch tiếp thị. Bằng cách đặt các mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, có liên quan và có thời hạn, marketer có thể tạo các chiến dịch với các hành động cụ thể cần thực hiện. Nhờ đó, chiến dịch có nhiều khả năng thành công hơn.
Đánh giá chiến dịch
Vì mô hình yêu cầu thiết lập mục tiêu có thể đo lường được nên việc đánh giá hiệu quả của các chiến dịch cũng dễ dàng hơn. Bằng cách đo lường kết quả của chiến dịch so với kết quả mục tiêu, các marketer có thể thấy được chiến dịch có hiệu quả hay không và sử dụng thông tin này để cải thiện các chiến dịch trong tương lai.
Tiếp theo, chúng ta sẽ xem qua một ví dụ về ứng dụng mô hình SMART trong marketing:
- Cụ thể: Tăng 10% lưu lượng truy cập trang web trong quý tiếp theo.
- Có thể đo lường: Theo dõi lưu lượng truy cập trang web bằng Google Analytics.
- Khả thi: Công ty có một đội ngũ các marketer giàu kinh nghiệm và kỹ năng để thực hiện chiến lược tiếp thị hiệu quả.
- Phù hợp: Tăng lưu lượng truy cập trang web rất quan trọng đối với công ty vì nó sẽ dẫn đến nhiều khách hàng tiềm năng và bán hàng hơn.
- Thời hạn: Mục tiêu là tăng lưu lượng truy cập trang web trong quý tiếp theo.
Lời kết
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu được mô hình SMART là gì và những lợi ích cũng như hạn chế của mô hình này. Hy vọng Miko Tech đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và rất mong gặp lại bạn ở những bài viết sau!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/