fbpx
Logo

Quản lý marketing là gì? Vai trò và ví dụ quản lý marketing

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Quản lý Marketing là một trong những ngành học thu hút các bạn học sinh hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được bản chất và những khái niệm về quản lý marketing. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu quản lý marketing là gì và quy trình các bước quản trị Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp.

Quản lý marketing là gì?

Quản lý marketing là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các hoạt động marketing nhằm tạo ra giá trị, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
quản lý marketing
Quản lý marketing là gì?

Mục tiêu chính của quản lý marketing là tạo ra lưu lượng khách hàng, tăng doanh số bán hàng, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Quản lý marketing đòi hỏi sự hiểu biết về thị trường, sáng tạo trong việc tạo ra chiến dịch quảng cáo và tiếp thị, và khả năng đo lường và điều chỉnh chiến lược dựa trên dữ liệu và phản hồi từ thị trường.

Những đặc điểm của quản lý marketing

Quản lý marketing bao gồm những đặc điểm sau:

  • Là một quá trình được tiến hành liên tục qua các giai đoạn kế tiếp nhau.
  • Hoạt động theo mục tiêu
  • Bao gồm hoạt động quản trị khách hàng và theo dõi nhu cầu thị trường
  • Giám sát các mối quan hệ của doanh nghiệp với đối tác/môi trường bên ngoài.
  • Đóng vai trò kết nối các chức năng quản trị khác của doanh nghiệp với nhau
  • Cần có đội ngũ nhân lực và có bộ máy tổ chức hợp lý, chuyên nghiệp

Vai trò của quản lý marketing đối với doanh nghiệp

Vai trò của quản lý marketing là rất quan trọng đối với doanh nghiệp, bởi quản lý marketing giúp:

  • Tạo ra giá trị: Marketing giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ.
  • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng bằng cách cung cấp thông tin và hỗ trợ.
  • Đạt được mục tiêu của doanh nghiệp: Marketing giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh, chẳng hạn như tăng doanh số bán hàng, cải thiện lợi nhuận hoặc mở rộng thị trường.

Những nhiệm vụ chính của quản lý marketing

Trong chức năng tổ chức

Trong tổ chức, quản lý marketing có những nhiệm vụ sau:

  • Tổ chức chương trình nghiên cứu marketing.
  • Hoạch định cơ cấu tổ chức của bộ phận marketing (chức năng, sản phẩm, khu vực địa lý, cấu trúc ma trận).
  • Quyết định về giá, sản phẩm, tổ chức hoạt động khuyến mãi.
  • Phân công công việc cho bộ phận khác trong doanh nghiệp.
  • Xây dựng mạng lưới các trung gian bán hàng, địa điểm bán hàng.
  • Xây dựng quan hệ với các cơ quan truyền thông, chính quyền và công chúng
  • Tuyển dụng, huấn luyện và đào tạo nhân viên marketing.
  • Tổ chức mạng lưới kho và hệ thống vận chuyển.
  • Tổ chức các hội nghị khách hàng, điều hành việc tham gia hội chợ, triển lãm.
Nhiệm vụ của quản lý marketing trong tổ chức
Nhiệm vụ của quản lý marketing trong tổ chức

Trong chức năng hoạch định

  • Lập kế hoạch nghiên cứu marketing, chiến lược marketing.
  • Lập kế hoạch huấn luyện và đào tạo nhân viên marketing.
  • Quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp cho doanh nghiệp, danh mục sản phẩm.
  • Lên kế hoạch và triển khai thực hiện các chương trình phát triển sản phẩm.
  • Lên kế hoạch và triển khai thực hiện các chương trình quảng cáo và khuyến mãi.
  • Xây dựng các chính sách định giá cho sản phẩm.
  • Quyết định về tổ chức kênh phân phối phù hợp.

Trong chức năng lãnh đạo

  • Thương lượng, đàm phán với công chúng, truyền thông, chính quyền.
  • Kích thích, động viên, truyền động lực và hỗ trợ nhân viên bán hàng, trung gian bán hàng.

Trong chức năng kiểm tra

  • Kiểm tra ngân sách marketing.
  • So sánh chi phí với ngân sách.
  • Đánh giá hiệu quả quảng cáo, khuyến mãi
  • Kiểm tra và kiểm soát sự thay đổi giá
  • Điều chỉnh giá, bán hàng và chuỗi phân phối cho phù hợp

Quy trình các bước quản trị marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Bước 1: Phân tích môi trường Marketing

Phân tích là việc đầu tiên cần phải trong quy trình quản trị marketing. Hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu.

Phân tích môi trường Marketing
Phân tích môi trường Marketing

Thông qua việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ mô hình SWOT, các nhà quản trị sẽ “vẽ” ra được các chiến lược Marketing phù hợp nhất với đặc điểm của doanh nghiệp.

Bước 2: Định vị và lựa chọn thị trường mục tiêu

Việc định vị và lựa chọn được thị trường mục tiêu là điều quan trọng đối với sự thành công của một chiến lược Marketing. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đáp ứng được các nhu cầu mong muốn của thị trường.

Khi định vị thị trường mục tiêu, bạn cần xác định theo các yếu tố: khu vực địa lý, thị trường ngách, độ tuổi hay hành vi, sở thích của khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể “vẽ” chân dung khách hàng của mình. Chân dung càng rõ ràng, cụ thể, bạn sẽ càng tiếp cận đúng đối tượng mà mình mong muốn.

Theo các chuyên gia phân tích, có 3 bước cơ bản để lựa chọn thị trường mục tiêu đó là phân đoạn thị trường mục tiêu, lựa chọn thị trường và cuối cùng định vị thị trường.

Bước 3: Thiết lập chiến lược Marketing

Sau khi đã có được thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu, việc tiếp theo bạn cần làm là lên kế hoạch cho chiến lược marketing của mình.

Thiết lập chiến lược Marketing
Thiết lập chiến lược Marketing

Để chiến lược có thể hoạt động hiệu quả, bạn cần phải bám sát thị trường mục tiêu, điểm mạnh – yếu và cơ hội – thách thức của doanh nghiệp.

Bước 4: Hoạch định chương trình Marketing

Mô hình 4P (Product – Price – Promotion – Place) là giải pháp giúp bạn có thể hoạch định các chương trình Marketing hiệu quả trên các phương tiện truyền thông.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ truyền thông như xúc tiến bán hàng, PR, quảng cáo để dễ dàng tiếp cận khách hàng và đưa sản phẩm đến tay họ hiệu quả

Mô hình 4P
Mô hình 4P

Khám phá thêm về: 4P Trong Marketing Là Gì? Quy Trình Triển Khai Mô Hình 4P Hiệu Quả

Bước 5: Triển khai và đánh giá hiệu quả Marketing

Cuối cùng, sau khi có tất cả các “nguyên liệu”, đây là lúc bạn thực hiện chiến lược của mình. Hãy đảm bảo việc triển khai kế hoạch đúng thời gian, tiến độ và đạt được mục tiêu đã đặt ra. Bên cạnh đó, việc đánh giá hiệu quả cũng cần được diễn ra định kỳ để kịp thời thay đổi và có phương án khắc phục trong trường hợp sai sót.

Các quan điểm quản trị marketing phổ biến nhất

Quan điểm quản trị marketing về sản xuất

Theo quan điểm này, khách hàng sẽ yêu thích các sản phẩm có giá thành càng rẻ càng tốt. Để thực hiện điều đó, doanh nghiệp cần mở rộng quy mô sản xuất và phạm vi phân phối.

Quan điểm quản trị marketing về sản xuất
Quan điểm quản trị marketing về sản xuất
  • Ưu điểm:
    • Dành cho các doanh nghiệp có sản phẩm được sản xuất ra vẫn không đủ cầu
    • Giảm chi phí sản xuất trên từng sản phẩm
  • Nhược điểm:
    • Tỷ lệ cạnh tranh cao
    • Cung lớn hơn cầu dẫn đến doanh nghiệp lao đao.

Quan điểm quản trị marketing về sản phẩm

Theo quan điểm này, người tiêu dùng yêu thích những sản phẩm có chất lượng cao, tính năng sử dụng tốt. Để đạt được các yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cần nỗ lực hoàn thiện sản phẩm.

  • Ưu điểm: Các sản phẩm được người dùng yêu thích
  • Nhược điểm: Thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng nên cần phải liên tục cải tiến sản phẩm

Quan điểm quản trị marketing về bán hàng

Quan điểm này cho rằng, khách hàng có thể sẽ ngần ngại trong việc mua sắm hàng hóa. Vì vậy, doanh nghiệp này cần phải sản xuất rồi mới thúc đẩy bán hàng thì mới thành công.

Quan điểm quản trị marketing về trách nhiệm xã hội
Quan điểm quản trị marketing về trách nhiệm xã hội

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú trọng vào việc đào tạo nhân viên, xây dựng cửa hàng hiện đại và sử dụng hiểu quả các công cụ quản cáo, khuyến mãi.

  • Ưu điểm: Doanh số tăng nhanh
  • Nhược điểm: Sản phẩm cần phải có giá trị thực với người tiêu dùng, không thể quảng cáo xuông

Quan điểm quản trị marketing về tiếp thị

Để hoạt động marketing đạt được kết quả, doanh nghiệp cần phải xác định đúng mong muốn của khách hàng mục tiêu về sản phẩm của mình là gì và đáp ứng được chúng sao cho hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh. Quan điểm này giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí của mình nhưng vẫn đạt được doanh số.

Để phân biệt và định hướng đúng, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Nhắm vào thị trường mục tiêu.
  • Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Sử dụng kết hợp nhiều công cụ, marketing hỗn hợp.
  • Tăng lợi nhuận trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Quan điểm quản trị marketing về trách nhiệm xã hội

Đây là quan điểm mới nhất, đòi hỏi phải kết hợp hài hòa giữa ba lợi ích của khách hàng với nhau. Đó là lợi ích khách hàng, doanh nghiệp và xã hội. Sản phẩm của doanh nghiệp phải giúp cộng đồng cải thiện được chất lượng cuộc sống chứ không phải đơn thuần là đời sống vật chất.

Quan điểm quản trị marketing về trách nhiệm xã hội
Quan điểm quản trị marketing về trách nhiệm xã hội

Đối với những doanh nghiệp áp dụng quan điểm marketing đạo đức xã hội là nêu cao giá trị sản phẩm nhằm bảo vệ đến môi trường, con người,…Được nhiều người dân ủng hộ vì tạo nên giá trị cộng đồng.

So sánh quản trị marketing và quản trị bán hàng

Sự giống nhau

  • Điểm giống nhau giữa 2 khái niệm này đều là thực hiện các quy trình bán sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.
  • Dù là quản trị marketing hay quản trị bán hàng thì đều có mục đích quan trọng là để quá trình kinh doanh diễn ra theo đúng quy trình, giúp các doanh nghiệp quản lý hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn.

Sự khác nhau

Sẽ có một số điểm khác nhau giữa quản trị bán hàng và quản trị marketing, các bạn có thể hiểu rõ hơn qua những thông tin như sau:

Quản trị bán hàngQuảng trị marketing
Tập trung chủ yếu vào nhu cầu của người bán, của chính doanh nghiệpTập trung chủ yếu vào nhu cầu của người mua.
Hướng về tâm trí và nhu cầu của người tiêu dùngThu hút tâm trí và nhu cầu của người mua hàng
Các nhà máy chế tạo ra sản phẩmThị trường mục tiêu mà doanh nghiệp này hướng đến.
Thực hiện các kế hoạch ngắn hạn đem lại kết quả tốtNhắm đến các kế hoạch dài hạn, đem lại kết quả dài lâu
Sản xuất ra các sản phẩm dựa vào chủ ý kinh doanh của doanh nghiệpTạo ra các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng chính xác nhu cầu của khách hàng.

Thói quen giúp thành công trong việc quản trị Marketing

Để trở thành một nhà quản lý tốt, bạn cần rèn luyện những thói quen tốt dưới đây:

  • Luôn chủ động để đưa ra quyến định và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
  • Đặt ra mục tiêu rõ ràng sẽ dễ dàng định hướng được tính cách của thương hiệu
  • Ưu tiên việc quan trọng để thực hiện trước
  • Tư duy cùng thắng mang lại lợi nhuận cho cả đôi bên
  • Lắng nghe và hiểu những người xung quanh
  • Luôn làm mới bản thân bằng những kiến thức có giá trị

Những câu hỏi thường gặp về quản lý marketing

Quản trị marketing trong tiếng Anh là gì?

Quản trị marketing trong tiếng Anh được gọi là Marketing Management

Quản trị marketing học những môn gì?

Các môn học gắn liền với ngành Quản trị marketing là:
– Quản trị sản phẩm.
– Nghiên cứu Marketing.
– Quản trị kênh phân phối.
– Digital Marketing.
– Marketing quốc tế
– Marketing dịch vụ
– Chiến lược Marketing cho thế giới mạng.

Mục tiêu của quản trị Marketing là gì?

Mục tiêu của quản trị Marketing là tạo ra các cuộc trao đổi có lợi với thị trường mục tiêu để đảm bảo hoàn thành các kế hoạch doanh nghiệp đã thiết lập.

Như vậy, Miko Tech đã giúp bạn tổng hợp lại tất cả các thông tin về quản lý marketing như quản lý marketing là gì, những đặc điểm, vai trò, nhiệm vụ, quy trình của quản lý marketing, ưu và nhược điểm của các quan điểm quản trị marketing,… Hy vọng những kiến thức trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về quản lý marketing.

24.10.2023 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!