fbpx
Logo

SEM Là Gì? Kỹ Thuật SEM Trong Marketing Hiệu Quả Từ A – Z

Theo dõi Miko Tech trên Google News

SEM là một trong những thuật ngữ phổ biến trong ngành Marketing hiện nay. Vậy, SEM là gì và kỹ thuật SEM thực hiện như thế nào? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc và biết cách lên kế hoạch cho chiến dịch SEM nhé!

SEM là gì?

SEM, viết tắt của Search Engine Marketing, là tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm, là quá trình sử dụng các hoạt động quảng cáo để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn xuất hiện trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (SERPs).

Website có thể tăng lưu lượng truy cập (traffic) từ các hoạt động tìm kiếm này. Thế nên, SEM còn bao gồm cả SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và PSA (quảng cáo tìm kiếm có trả phí).

SEM là gì
SEM là gì?

Tại sao SEM đóng vai trò quan trọng?

Việc người dùng tìm kiếm thông tin trên internet ngày càng nhiều. Và theo khảo sát, các trang web hiện ở trang đầu tiên sẽ được xem nhiều hơn, người dùng hiếm khi click vào trang thứ 2 hoặc thứ 3 để xem. Vì vậy, vị trí kết quả tìm kiếm càng cao thì lượt truy cập lại càng lớn.

Theo thuật toán phức tạp của Google, Cốc Cốc hay bất kỳ trình duyệt nào, những bài viết có chất lượng về mặt nội dung với các thông tin uy tín sẽ được xếp ở vị trí đầu trang. Với cách này, những bài viết ở đầu sẽ có lượt click cao hơn, giúp tăng khả năng tiếp cận với đối tượng mục tiêu.

Tầm quan trọng của SEM
Tầm quan trọng của SEM

Thêm vào đó, việc kết hợp giữa SEO và PPC rất quan trọng. Theo một thống kê của Google, vừa xuất hiện ở vị trí quảng cáo vừa xuất hiện ở vị trí tìm kiếm organic giúp tăng 50% lượt click vào website.

Do đó, SEM rất quan trọng nếu bạn muốn trang web của mình xuất hiện trên các gợi ý hàng đầu của trang kết quả từ các công cụ tìm kiếm. Từ lượt truy cập cao, bạn còn có thể nâng cao brand awareness, brand identity và còn hơn thế nữa.

SEO và SEM khác nhau như thế nào?

Để hiểu hơn về SEM là gì thì bạn cần biết được sự khác nhau giữa SEO và SEM. Như đã đề cập ở phần định nghĩa trên, SEM là thuật ngữ tổng quát bao gồm SEO. SEO là một phần không thể thiếu trong SEM. Khi bạn thực hiện chiến lược SEM, bạn đồng thời thực hiện cả SEO.

Sự khác biệt chủ yếu giữa SEO và SEM nằm ở cách chúng sử dụng chiến lược để xuất hiện trên SERP.

  • SEO không yêu cầu trả tiền để xuất hiện trong phần kết quả tìm kiếm tự nhiên
  • SEM sử dụng chiến thuật trả tiền để đạt xếp hạng cao trên SERP và tăng khả năng hiển thị trong phần kết quả tìm kiếm, nhằm khuyến khích lưu lượng truy cập đến một trang web hoặc các trang web cụ thể.

Nói một cách ngắn gọn, bạn tối ưu hóa trang web tự nhiên, không trả tiền thông qua SEO và đồng thời chi trả để đưa quảng cáo của mình lên vị trí cao trên công cụ tìm kiếm.

SEO và SEM khác nhau như thế nào?
SEO và SEM khác nhau như thế nào?

Kỹ thuật SEM trong marketing

Để đạt được vị trí hiển thị cao hơn cho quảng cáo của bạn trên công cụ tìm kiếm, Miko Tech đề xuất một số gợi ý sau:

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

SEM là quá trình tổng hợp cả SEO và PPC. Để nâng cao hiệu quả SEM, ta nên bắt đầu bằng việc cải thiện SEO.

SEO (Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là quá trình tối ưu hóa trang web của bạn để có vị trí xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm (như Google, Bing,…) cho các từ khóa.

Thực hiện SEO đúng cách sẽ giúp xây dựng website với chất lượng và nội dung đáng tin cậy, đáp ứng yêu cầu của người dùng. Quá trình SEO đã được chia thành:

  • Technical SEO: Tối ưu hóa các yếu tố kỹ thuật trên trang web để cải thiện khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm.
  • On-Page SEO: Tối ưu hóa các yếu tố nội dung và cấu trúc trang web để tăng khả năng xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm.
  • Off-Page SEO: Xây dựng liên kết và tăng cường tương tác từ các nguồn bên ngoài để cải thiện độ uy tín và độ tin cậy của trang web. Bạn có thể tìm hiểu thêm về: SEO Social là gì và 8 chiến lược SEO Social hiệu quả
  • SEO Local: Tối ưu hóa để quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ của bạn cho khách hàng địa phương.
  • SEO trên thiết bị di động: Tối ưu hóa trang web để tương thích và hiển thị tốt trên các thiết bị di động.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Bằng cách thực hiện các phần này một cách chính xác và toàn diện, bạn có thể cải thiện vị trí hiển thị của website và tăng lượng truy cập từ hoạt động tìm kiếm.

Tầm quan trọng của quá trình tối ưu SEO

Quá trình SEO rất quan trọng vì SEO giúp:

  • Tăng lượng truy cập miễn phí: Với SEO, doanh nghiệp không cần trả phí để đạt được vị trí cao trên công cụ tìm kiếm. Bằng cách tối ưu hóa trang web, doanh nghiệp có thể thu hút lượt truy cập từ các kết quả tự nhiên trên công cụ tìm kiếm, mà không phải chi trả cho mỗi lượt nhấp chuột.
  • Đạt được độ tin cậy và uy tín: Khi website có vị trí cao trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm, điều này tạo ra sự tin tưởng và độ tin cậy từ phía người dùng. Các công cụ tìm kiếm xếp hạng trang web dựa trên đánh giá chất lượng và tính hữu ích của nội dung. Vì vậy, khi website xuất hiện trên các vị trí cao, thì đây là một dấu hiệu cho thấy trang web được công nhận và đánh giá cao bởi các công cụ tìm kiếm.
  • Xây dựng trang web chất lượng: Để thực hiện SEO tốt, bạn cần tập trung vào việc cung cấp nội dung giá trị và trải nghiệm người dùng tốt trên trang web của mình. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết kế trang web sao cho dễ sử dụng, tối ưu hóa tốc độ tải trang, cung cấp thông tin hữu ích và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Khi bạn làm tốt SEO, bạn đồng thời đang xây dựng một trang web chất lượng và hấp dẫn cho khách hàng và công cụ tìm kiếm.

Quảng cáo tìm kiếm trả phí (PSA)

Quảng cáo tìm kiếm trả phí (PSA) là hình thức quảng cáo mà bạn phải trả tiền để xuất hiện ở các vị trí hàng đầu trên các trang công cụ tìm kiếm, thu hút lượng truy cập đáng kể.

Ví dụ, trên công cụ tìm kiếm Google, khi bạn tìm kiếm một từ khóa cụ thể, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị các gợi ý từ các trang quảng cáo trả phí trước, sau đó là các gợi ý quảng cáo tự nhiên, không trả phí. Đây là một cách để các doanh nghiệp thu hút người dùng và tăng lượng truy cập một cách nhanh chóng.

Quảng cáo của bạn sẽ luôn nổi bật ở các vị trí hàng đầu và người dùng có thể tìm thấy bạn nhanh chóng và linh hoạt bằng nhiều từ khóa khác nhau.

Mô hình trả tiền mỗi lượt nhấp (Pay Per Click) hiện đang được áp dụng rộng rãi. Khi áp dụng mô hình này, bạn chỉ phải thanh toán khi quảng cáo của bạn được người dùng nhấp vào. Google Ads, một nền tảng thuộc sở hữu của Google, là hệ thống PSA phổ biến nhất được sử dụng trên Google và YouTube hiện nay.

Quảng cáo tìm kiếm trả phí (PSA)
Mô hình trả tiền mỗi lượt nhấp (Pay Per Click)

Cách hoạt động của PPC

Khi thị trường có nhiều đối thủ, cách hoạt động của PPC trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Dưới đây là các bước cơ bản để thực hiện PPC:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần có một tài khoản Google Ads.
  • Bước 2: Xây dựng các chiến dịch và xác định từ khóa quảng cáo và nhóm quảng cáo chính.
  • Bước 3: Chọn nhóm đối tượng mục tiêu. Đây là nhóm người mà bạn cho rằng sẽ tìm kiếm và quan tâm đến quảng cáo của bạn.
  • Bước 4: Khởi động chiến dịch của bạn. Bạn chỉ phải thanh toán khi có người truy cập vào quảng cáo của bạn.
  • Bước 5: Theo dõi chiến dịch. Khi cần thiết, thực hiện các chiến lược linh hoạt và phù hợp.

Quảng cáo nào sẽ xuất hiện trên 5 vị trí đầu tiên?

Để xác định vị trí của các nhà quảng cáo, Google Ads áp dụng một số quy tắc trước khi đưa ra quyết định. Một số yếu tố có thể phụ thuộc vào nhà quảng cáo, chẳng hạn như giá thầu cho mỗi lượt truy cập hoặc chất lượng và nội dung của quảng cáo. Một số yếu tố khác không được công khai và chỉ có Google biết, hoặc được quyết định trong quá trình đấu giá.

PPC là mô hình hoàn hảo để tăng lượng truy cập và quảng bá trang web trên Google, nhưng nó đòi hỏi một chiến dịch hoàn hảo để đạt hiệu quả tốt nhất.

sem
Vị trí xuất hiện trên Google tùy thuộc vào giá thầu, chất lượng và nội dung của quảng cáo

Cách ứng dụng SEM trong chiến lược Marketing Online

Trừ trường hợp bất khả kháng khiến bạn phải “tách rời” SEO và PSA trong chiến lược Marketing. Còn lại sự “cộng sinh” của hai công cụ này sẽ mang lại những lợi ích vô cùng lớn cho website. Tuy nhiên, tùy vào từng thời điểm, bạn sẽ lựa được hình thức phù hợp.

Đối với chiến lược ngắn hạn

Để có thể đạt được kết quả nhanh nhất trong thời gian ngắn, bạn nên triển khai quảng cáo tìm kiếm trả tiền (PSA) thì sẽ có lợi hơn so với SEO. Vì bạn chỉ cần chi tiền cho Google, thì các thông điệp ngay lập tức được hiển thị.

Tuy nhiên, trường hợp này chỉ nên áp dụng cho các website mới được thành lập hoặc khi doanh nghiệp của bạn đang cần chạy các chương trình Marketing trong thời gian ngắn hạn.

Thực hiện SEM trong mục tiêu ngắn hạn
Thực hiện SEM trong mục tiêu ngắn hạn

Lưu ý, trong thời điểm này, bạn cũng không nên bỏ qua SEO. Thực tế, việc chạy quảng cáo song song với SEO cũng giúp tối ưu cho các chiến dịch. SEO sẽ giúp trang đích chuẩn hơn, Google đánh giá cao hơn sẽ tạo tác động ngược lại giúp tăng điểm chất lượng quảng cáo.

Đối với chiến lược dài hạn

Nếu vẫn tiếp tục áp dụng việc chạy ads cho các chiến lược dài hạn, bạn sẽ không đủ ngân sách để chi cho hình thức này.

Vì vậy, trong chiến lược dài hạn này, doanh nghiệp cần tập trung vào SEO và tận dụng các chiến dịch quảng cáo để được. Đây còn là cách để doanh nghiệp dự phòng trong trường hợp quảng cáo dừng chạy. Website vẫn lên top và doanh nghiệp có thể duy trì được một lượng khách hàng nhất định.

Ưu, nhược điểm của marketing SEM

Ưu điểm

  • Tăng lượng truy cập website: Chiến lược SEM tốt sẽ giúp lượt click cho trang web tăng rất nhanh và bền vững.
  • Xuất hiện trên SERP: Lượt hiển thị càng cao và càng thường xuyên thì độ đáng tin cậy của trang web bạn cũng sẽ tăng cao.
  • Thiết lập nhận diện thương hiệu: Giúp doanh nghiệp có lượng khách hàng trung thành nhất định và giúp xây dựng thương hiệu (brand identity).
  • Khả năng dự báo: Thông qua kết quả thống kê lượt click, doanh nghiệp sẽ xác định được lượng khách hàng tiềm năng qua tỷ lệ chuyển đổi của mình.
  • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng: Phát triển đồng thời PSA và SEO giúp nhận được lượng truy cập từ cả hai nguồn
  • Tiết kiệm thời gian: Có thể sử dụng từ khóa đã nghiên cứu cho 2 kênh cùng 1 lúc

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, SEM còn có những nhược điểm sau:

  • Chi phí cao: Các marketer phải chi số tiền lớn cho các từ khóa để thu hút người dùng internet đến với quảng cáo của doanh nghiệp. Có càng nhiều người click thì bạn sẽ cần chi ra số tiền càng lớn.
  • Dễ bị đánh đồng: Việc nhiều loại quảng cáo không mang đến trải nghiệm tốt cho người xem sẽ dễ làm cho SEM cũng rất dễ bị đánh đồng với các loại ads này.
sem là gì
Ưu, nhược điểm của marketing SEM

Như vậy, Miko Tech đã giúp bạn tìm hiểu SEM trong marketing là gì? Các công cụ SEM hiệu quả, ưu – nhược điểm của SEM, các bước tạo chiến lược SEM, vai trò của SEM trong các chiến dịch Marketing. Hy vọng với những thông tin ở trên, bạn có thể hiểu hơn về hình thức marketing mới này nhé!

05.01.2024 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!