fbpx
Logo

Social Selling và 8 sai lầm các doanh nghiệp cần tránh

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Social Selling đang trở thành xu hướng mới khi hơn một nửa dân số thế giới hiện đang hoạt động trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nếu là một doanh nghiệp có tầm nhìn xa, bạn không thể bỏ qua xu hướng này để vượt lên những đối thủ cạnh tranh.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng bàn luận về social selling và các vấn đề liên quan đến nó. Bên cạnh đó, bài viết cũng sẽ đề cập đến 8 sai lầm mà bạn cần tránh để bán hàng qua mạng xã hội hiệu quả hơn.

Social Selling là gì?

Social selling là quá trình nghiên cứu, kết nối và tương tác với khách hàng và công chúng trên mạng xã hội.

Social Selling là gì
Social Selling là xu hướng bán hàng những năm gần đây

Bằng cách đăng tải bài viết và tương tác với khách hàng trên các mạng xã hội như Twitter, LinkedIn, Facebook, Instagram và TikTok, các thương hiệu có thể tạo mối quan hệ tốt hơn với khách hàng. Social selling không dành cho những người tìm kiếm một phương pháp có hiệu quả ngay lập tức. Ngược lại, nó phù hợp để xây dựng nguồn khách hàng tiềm năng cho thương hiệu.

Làm sao để kết nối với khách hàng trên mạng xã hội?

Để thân thiết hơn với khách hàng trên mạng xã hội, bạn phải tích cực tương tác với họ, theo cách cá nhân hóa. Những tương tác trên mạng xã hội chủ yếu có 4 dạng cơ bản: chia sẻ, thích, bình luận và kết nối.

Chia sẻ

Hãy chia sẻ những nội dung mà khách hàng mục tiêu của bạn quan tâm. Nội dung của bạn càng thú vị và phù hợp với họ thì càng tốt. Jeb Blount, một diễn giả, tác giả và chiến lược gia nổi tiếng trong lĩnh vực bán hàng, chia sẻ những nội dung hữu ích trên LinkedIn và Twitter hàng ngày. Ông sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để chia sẻ những lời khuyên và kiến thức hữu ích và thu hút người xem.

Chia sẻ nội dung là rất quan trọng vì nhiều người tiêu dùng dựa vào điều đó để đưa ra quyết định mua hàng trực tuyến. Những nội dung của bạn càng hay và giá trị thì người đọc lại càng tin tưởng hơn vào bạn. Từ đó, họ có thể được khuyến khích để sử dụng sản phẩm và dịch vụ.

Jeb Blount twitter
Jeb Blount thường xuyên chia sẻ những kiến thức hữu ích cho người xem

Thích

Khi bạn không có thời gian để bình luận hoặc không có gì đáng kể để nói thì một lượt thích cũng có tác dụng khá tốt. Lượt thích cũng được xem như một lời cảm ơn khi người khác chia sẻ hoặc đăng lại nội dung của bạn.

Chẳng hạn, bạn đăng tải một bài viết về kiến thức chuyên môn của mình trên mạng xã hội. Một số người đọc được bài viết của bạn và chia sẻ hoặc bình luận về nội dung đó. Bạn có thể like hoặc bình luận bài chia sẻ của họ như một cách phản hồi và thể hiện sự quan tâm của mình.

lượt thích social media
Những lượt thích có giá trị hơn bạn nghĩ

Bình luận

Sử dụng bình luận như một chiêu trò bán hàng hoặc chỉ để dẫn link đến website công ty sẽ không mang lại ấn tượng tốt với người xem. Thay vào đó, nó nên là một phản hồi sâu sắc và khiến người đọc suy nghĩ về nội dung bài viết. Bằng cách bình luận về các chủ đề một cách sôi nổi và tập trung vào sở thích của khách hàng mục tiêu, bạn có thể thúc đẩy mức độ tương tác cho trang web của mình.

Kết nối

Trên Twitter, bạn có thể theo dõi bất cứ ai mà bạn muốn. Nhưng trên LinkedIn, bạn nên thận trọng hơn. Một nguyên tắc nhỏ khi social selling trên LinkedIn là không yêu cầu kết nối với ai đó cho đến khi bạn đã tương tác với họ. Sau đó, bạn có thể gửi lời mời kèm theo lý do bạn muốn kết nối với họ.

LinkedIn
Ví dụ về một đề nghị connect trên LinkedIn

Ví dụ, bạn có thể xem một bài đăng mà người đó đã viết hoặc một nội dung mà họ đã chia sẻ gần đây để cho họ thấy rằng bạn đã tìm hiểu về họ. Chẳng hạn, bạn có thể xem qua lời mời sau đây:

“Xin chào Michelle, tôi đã từng đọc qua bài viết của bạn về sự phát triển vượt tầm kiểm soát của AI và rất ấn tượng với nó. Trong số những bạn chung của chúng ta, tôi đã từng nghe Amy nhắc đến bạn như một người mà tôi nên gặp. Rất mong được kết nối với bạn.”

8 sai lầm khi triển khai social selling là gì?

Khi mọi người nghĩ đến việc tiếp cận khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội, họ thường cho rằng đó là một chiến lược tiếp thị. Nhưng bạn có biết rằng nhân viên bán hàng có thể sử dụng chính những kênh đó để tạo lợi thế cho họ không?

Tuy nhiên, chiến lược này không dễ thực hiện nếu bạn chưa quen với mạng truyền thông xã hội. Trong phần này, Miko Tech sẽ đề cấp đến những sai lầm khi thực hiện social selling mà doanh nghiệp nên lưu ý để có được kết quả tốt hơn.

1. Sử dụng mạng xã hội như một kênh quảng cáo

Chạy quảng cáo trả phí trên mạng xã hội rất dễ dàng nhưng đó chỉ là một trong rất nhiều tính năng của mạng xã hội. Mạng xã hội là nơi để tham gia và kết nối với những người khác và đối với các chuyên gia bán hàng cũng vậy.

Hãy cố gắng kết nối với những người mà bạn cho rằng họ có thể hưởng lợi từ việc tìm hiểu bạn và doanh nghiệp của bạn. Thay vì chỉ chạy quảng cáo, bạn nên tổ chức những cuộc thảo luận và tương tác với khách hàng tiềm năng để thu hút sự quan tâm của họ. Tiếp đó, bạn có thể bắt đầu bán hàng cho họ sau khi đã xây dựng được một mối quan hệ ý nghĩa.

sai lầm khi sử dụng social selling
Đừng sử dụng mạng xã hội chỉ để quảng cáo

2. Không đầu tư vào đào tạo Social Selling

Bạn không thể mong đợi kết quả tốt từ chiến lược bán hàng trên mạng xã hội nếu các nhân viên không được đào tạo bài bản. Đào tạo social selling nên bao gồm các chủ đề như:

  • Xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả
  • Thiết lập sức ảnh hưởng trong thị trường
  • Xác định và nghiên cứu thị trường mục tiêu
  • Cách xây dựng và duy trì các mối quan hệ theo thời gian
  • Tạo nội dung social phù hợp với người xem

Thành công trong social selling có nghĩa là tìm đúng người, cung cấp thông tin và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn. Các doanh nghiệp sẽ cần xây dựng một quy trình đào tạo bán hàng vững chắc trên mạng xã hội và đào tạo cho nhân viên của mình. Điều này đảm bảo rằng những nhân viên đó có thể tận dụng tốt từng nền tảng và xây dựng được những kết nối hữu ích.

social selling
Team social selling của bạn nên được đào tạo kỹ lưỡng

3. Không dùng các công cụ kỹ thuật số

Khi bạn tận dụng các công cụ để đơn giản hóa việc chia sẻ nội dung trên nhiều nền tảng, bạn có thể giảm bớt thời gian đăng bài và có thêm thời gian cho những công việc khác. Trong social selling, các chuyên viên bán hàng không dán mắt vào máy tính của họ hay lướt mạng xã hội cả ngày. Thay vào đó, họ tận dụng các công cụ hữu ích để hoàn thành công việc.

Một số công cụ khá hữu ích để sử dụng khi triển khai social selling bao gồm:

  • Sales Hub: Giải pháp CRM bán hàng giúp các nhóm chốt được nhiều giao dịch hơn, xây dựng quan hệ sâu sắc và quản lý quy trình bán hàng hiệu quả hơn.
  • LinkedIn Sales Navigator: Một công cụ kỹ thuật số giúp việc bán hàng trực tuyến trở nên dễ quản lý hơn. Nó có thể giúp bạn nhắm mục tiêu đúng đối tượng, hiểu được những nhu cầu của khách hàng và kết nối với họ theo cách cá nhân hóa.
  • Feedly: Một công cụ giúp theo dõi các ý tưởng nội dung và chủ đề nóng trong ngành của bạn từ những nguồn đáng tin cậy trên internet.
mẹo social selling
Các công cụ kỹ thuật số giúp hoàn thành công việc nhanh hơn

4. Không tối ưu profile mạng xã hội

Theo “Xu hướng tiếp thị kỹ thuật số năm 2022” (2022 Digital Trends) của HootSuite, có 43.5% người dùng internet tận dụng mạng xã hội để nghiên cứu thương hiệu trực tuyến khi đưa ra quyết định mua hàng. Với tỷ lệ đó, doanh nghiệp nên làm cho profile mạng xã hội của mình trông thật hấp dẫn và chuyên nghiệp.

Profile doanh nghiệp phải phản ánh bản sắc thương hiệu và chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong social selling, điều đầu tiên mà khách hàng sẽ làm khi tìm hiểu về thương hiệu trực tuyến là nhấp vào xem profile doanh nghiệp.

cách social selling
Trang doanh nghiệp nên trông thật chất lượng

Tạo ấn tượng đầu tốt đẹp với khách hàng tiềm năng là cần thiết. Đó là bởi vì khách hàng có thể dựa theo những gì họ thấy để quyết định xem có nên theo dõi bạn hoặc họ có nên đầu tư tiền bạc cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hay không.

5. Bán hàng mà không xây dựng lòng tin của khách hàng

Như bài viết đã đề cập ở trên, doanh nghiệp không nên tương tác với người khác trên mạng xã hội dựa vào những quảng cáo bán hàng. 80% người tiêu dùng coi niềm tin là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ và doanh nghiệp không nên bỏ qua điều này.

Thay vì bắt đầu cuộc trò chuyện bằng những câu từ giới thiệu sản phẩm và giá cả, hãy trình bày về thương hiệu và giải pháp để mang lại giá trị cho họ một cách tinh tế hơn trong nội dung của mình. Nếu bạn có thể làm điều này một cách hiệu quả, bạn có thể tiếp cận nhiều người quan tâm đến sản phẩm của bạn hơn.

bí quyết social selling
Hãy tạo cho khách hàng sự tin tưởng trước khi bán hàng

6. Thiếu sự tìm hiểu về khách hàng mục tiêu

Các thuật toán của mạng xã hội được tối ưu hóa để kết nối bạn với khách hàng mục tiêu và bạn sẽ tự làm hại chính mình nếu không hiểu rõ về đối tượng mục tiêu của mình. Một nghiên cứu của McKinsey chỉ ra rằng hơn 50% khách hàng chuyển sang dùng một thương hiệu khác khi thương hiệu trước đó không đáp ứng được nhu cầu của họ.

Nếu bạn đang cố gắng thu hút những đối tượng mục tiêu mà bạn chưa quá hiểu rõ hoặc chưa nghiên cứu kỹ về họ thì bạn có thể lãng phí thời gian và tài nguyên của mình. Họ có thể không tiếp nhận những nỗ lực social selling của bạn như bạn nghĩ và đối thủ cạnh tranh sẽ nhân cơ hội tiếp cận nhóm đối tượng mà đúng ra bạn nên nhắm mục tiêu đến.

target market
Không tìm hiểu về khách hàng mục tiêu là một sai lầm tai hại

7. Không xác định được “nỗi đau” của khách hàng mục tiêu

“Nỗi đau” ở đây nhằm ám chỉ đến những vấn đề hoặc trở ngại mà họ đang gặp phải. Khách hàng có nhiều khả năng ra quyết định mua hàng nếu họ cảm thấy sản phẩm của bạn có thể xoa dịu những “nỗi đau” dai dẳng của họ.

Nếu bạn nghiên cứu kỹ lưỡng về khách hàng tiềm năng của mình, bạn sẽ biết vấn đề lớn nhất của họ là gì và điều gì sẽ thúc đẩy họ quyết định. Hãy sử dụng những thông tin đó để tạo ra nội dung cụ thể và độc đáo trên các kênh truyền thông xã hội của bạn.

Social Selling
Vấn đề khách hàng gặp phải là gì?

8. Chia sẻ nội dung không liên quan, ngẫu nhiên

Bạn không nên lãng phí thời gian để chia sẻ các bài đăng không liên quan đến ngành hoặc nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Đặc biệt là trên những nền tảng như LikedIn. Những người mà bạn kết nối trên LinkedIn đang theo dõi và những nội dung bạn chia sẻ sẽ cung cấp cho họ những kiến thức hoặc thông tin về doanh nghiệp.

Khi họ tương tác bằng cách lưu hoặc tải xuống nội dung nhất quán từ bạn, họ sẽ tìm đến bạn và công ty của bạn để tìm kiếm các giải pháp đáng tin cậy. Vì vậy, hãy giữ lại các meme hoặc ảnh thú cưng trên tài khoản cá nhân của bạn, một tài khoản không liên quan đến công việc.

sai lầm social selling
Không nên chia sẻ những nội dung cá nhân trên tài khoản công việc

Có thể bạn quan tâm:

Lời kết

Triển khai các chiến lược social selling là hành động giúp tạo ra khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn. Bài viết trên của Miko Tech đã giải thích cho bạn thuật ngữ social selling là gì và chỉ ra những sai lầm khi thực hiện mà bạn cần tránh. Hy vọng chúng tôi đã mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích và hãy quay lại vào ngày mai để biết thêm nhiều kiến thức hay ho nhé!

31.07.2023 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!