Trong quá trình sử dụng WordPress, đôi lúc các thao tác như cài đặt, chèn mã code,… có thể khiến website bị lỗi cú pháp. Vậy bạn cần phải làm gì trong trường hợp này? Hãy cùng Miko Tech tìm hiểu syntax error là gì? Cách sửa lỗi syntax nhanh và đơn giản nhất nhé!
Sau đây, bài viết sẽ giúp bạn hiểu về syntax error là gì và 3 cách sửa lỗi syntax error nhanh và đơn giản. Hãy khám phá ngay nhé!
Syntax error là gì?
Trong lập trình, syntax error (lỗi cú pháp) là lỗi xảy ra do không tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Khi một khối mã không đúng cú pháp thì trình biên dịch hoặc thông dịch của ngôn ngữ lập trình không thể xử lý và hiểu được.
Trong WordPress, syntax error là một lỗi không mong muốn do một đoạn code trong file nào đó gây ra. Khi viết mã lệnh PHP cho website thì người dùng thường mắc lỗi này. Hãy cùng khám phá cách sửa lỗi syntax ngay bên dưới nhé!
Sự khác biệt giữa Syntactic Sugar và Syntax
Syntax trong khoa học máy tính đơn giản là chuỗi cú pháp để thiết lập trật tự một câu lệnh. Syntactic Sugar là việc đơn giản hóa các câu lệnh sao cho dễ đọc và dễ diễn đạt hơn.
Nói cách khác, Syntactic Sugar chính là một phiên bản rút gọn của những cú pháp, câu lệnh đã được trình bày trước đó. Tùy thuộc vào mỗi ngôn ngữ lập trình khác nhau mà sẽ có những cách sử dụng Syntactic Sugar khác nhau.
Ví dụ: Trong ngôn ngữ C, a[i] là 1 dạng syntactic sugar cho *(a + i).
Syntax có những cấp độ nào?
Syntax (cú pháp ngôn ngữ máy tính) được phân thành 3 cấp độ:
- Cấp độ 1: Từ – cấp độ từ vựng, xác định ký tự hình thành mã thông báo.
- Cấp độ 2: Cụm từ – cấp độ ngữ pháp, nói một cách khác là xác định cách mà thể có thể tạo thành một cụm từ.
- Cấp độ 3: Bối cảnh – xác định đối tượng hoặc tên tham chiếu đến, nếu các loại đó là hợp lệ.
Cách sửa lỗi syntax nhanh và đơn giản nhất
Cách 1: Sửa lỗi syntax bằng cú pháp đúng
Thông thường khi viết mã lệnh thì một số câu lệnh, cú pháp bị lỗi cho dấu chấm phẩy (;) bị thiếu, thiếu code PHP đóng file, thiếu dấu ngoặc,…
Chính vì vậy, bạn cần phải đọc kỹ thông báo lỗi khi chạy chương trình để xác định được lỗi xảy ra ở file nào, dòng nào để đến được vị trí câu lệnh đang lỗi đó.
Khi bạn đã xác định được vị trí lỗi thì hãy tiến hành cập nhật lại cho đúng cú pháp. Nếu trường hợp bạn không chắc chắn về việc sửa lỗi này thì bạn hãy thử khôi phục lại những gì mình đã sửa.
Cách 2: Sửa lỗi syntax bằng FTP Client
Bước 1. Xác định file bị lỗi
Việc đầu tiên cần làm để sửa được lỗi cú pháp chính là phải tìm được nguyên nhân nơi có lỗi. Chính xác là bạn cần tìm được file nào gây ra lỗi cú pháp, khối mã nguồn và dòng mã nào gây ra lỗi.
Trường hợp khi bạn vừa cài đặt hoặc kích hoạt một theme hay plugin nào đó mà lỗi xuất hiện ngay sau đó thì đó chính là nguyên nhân gây ra lỗi.
Trường hợp bạn không thể xác định được nguyên nhân gây lỗi thì bạn vẫn có thể truy xuất lỗi. Bằng cách mở website trên trình duyệt, bạn sẽ thấy cái thông báo lỗi có chứa các từ như “Parse error: syntax error, unexpected….” và thông tin về lỗi hiện có.
Khi dòng thông báo này xuất hiện, bạn sẽ dễ dàng biết được file nào gây lỗi, khối mã nguồn và dòng code nào gây lỗi.
Thông báo lỗi sẽ hiển thị tương tự như dưới đây:
Parse error: syntax error, unexpected end of file in /home/u694443746/public_html/wp2/wp-content/themes/twentyseventeen/single.php on line 43
Với dòng thông báo mẫu trên đây thì giúp chúng ta biết được điều gì?
Dòng chữ “end of file..” mang ý nghĩa là lỗi đang ở cuối file “/home/u694443746/public_html/wp2/wp-content/themes/twentyseventeen/single.php/ ” và vị trí dòng lỗi nằm ở hàng số 43.
Bước 2. Sửa lỗi với FTP
Sau khi đã tìm được lỗi, tiếp đến bạn cần chỉnh sửa lại file lỗi để WordPress hoạt động bình thường trở lại.
Nếu trường hợp bạn không thể đăng nhập vào khu vực quản trị WordPress thì phải làm thế nào? Lúc này bạn cần một trình truy cập FTP. Ở đây bạn nên dùng FileZilla.
Tiếp theo, bạn mở FileZilla và tiến hành thiết lập các thông số kết nối đến máy chủ bằng việc đi đến chỉnh sửa “file /home/u694443746/public_html/wp2/wp-content/themes/twentyseventeen/single.php
“.
Sau đó, file single.php bị lỗi ở thư mục /home/u694443746/public_html/wp2/wp-content/themes/twentyseventeen/
sẽ mở lên màn hình của bạn.
Bạn sẽ có 2 sự lựa chọn là:
- Xóa các đoạn mã gây ra lỗi
- Thêm các thay đổi cần thiết
Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý rằng việc xóa các đoạn mã gây lỗi sẽ có thể làm mất một số các chức năng mà người lập trình đã tạo ra dù cho việc xóa đi này sẽ sửa lỗi ngay lập tức và rất dễ dàng.
Chính vì vậy, việc bạn nên làm là hãy tìm ra lỗi thực sự. Như bên trên thì thông báo lỗi đã cho thấy rằng lỗi nằm tại hàng số 43. Lấy ví dụ rằng tại vị trí hàng này sẽ có dòng mã: <?php get_footer()
Vậy lỗi ở đoạn mã này là gì? Đây là đoạn mã đang gọi hàm get_footer() và khi thực thi PHP thì mỗi file PHP đều bắt đầu bằng thẻ mở <?php
và kết thúc bằng thẻ đóng ?>
. Vì vậy, việc thiếu ?>
thẻ đóng chính là nguyên nhân gây lỗi syntax.
Bạn cần thêm vào đoạn mã thẻ đóng ?>
thì đoạn mã sẽ trông như sau” <?php get_footer() ?>
“.
Bước 3. Tải file trở lại website
Sau khi bạn đã sửa lỗi thì hãy lưu lại file single.php > mở FileZilla > tải tại file này vào chính xác đường dẫn ban đầu. Cuối cùng, bạn mở lại trang web để xem kết quả.
Nếu bạn sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP, sau đây là một số website tiện ích để bạn kham khảo:
- Kiểm tra lỗi PHP: https://phpcodechecker.com
- Các syntax error thường gặp trong PHP: http://www.phpreferencebook.com/misc/php-errors-common-mistakes
Cách 3: Sửa lỗi syntax error bằng cách tải lại file gốc
Nếu trường hợp bạn không thể sửa đoạn code được thì bạn hãy thử tải lại file sạch lên. Vậy file sạch là gì? File sạch là những file gốc, chưa từng qua chỉnh sửa gì cả.
Nếu vấn đề của bạn nằm ở giao diện (theme) thì hãy tải về lại giao diện đó và tải lên lại website. Hãy lưu ý rằng là xóa phiên bản cũ mà bị lỗi đi nhé!
Nếu lỗi ở mã nguồn WordPress thì bạn phải làm sao? Bạn hãy lên WordPress.org và tải một bản sao về. Hãy lưu ý rằng là phiên bản WordPress mà bạn đang tải về lại phải giống với phiên bản mà bạn đang sử dụng nhé!
Lưu ý: Ở mã nguồn mở WordPress, nếu vấn đề ở thư mục wp-admin và wp-includes thì bạn vẫn có thể tải lên lại 2 file này. Tuy nhiên, nếu ở thư mục wp-content thì đừng tải lên lại bởi vì bạn có thể bị mất mọi dữ liệu website.
Lỗi ở thư mục wp-content thì hãy sử dụng cách 2 nhé!
Bên trên, Miko Tech đã cùng bạn tìm hiểu về syntax error là gì? Cách sửa lỗi syntax nhanh và đơn giản nhất. Nếu bạn gặp phải lỗi syntax thì bạn hãy áp dụng 3 cách sửa lỗi đã được giới thiệu để cải thiện nhanh chóng và kịp thời nhé!
Hy vọng rằng qua bài viết này nếu bạn nào đang gặp phải syntax error thì có thể sửa ngay cho mình, những bạn còn lại hãy đọc để biết cách sửa lỗi nếu không may gặp phải. Đồng thời hãy lưu lại cách sửa lỗi để áp dụng về sau nhé!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/