fbpx
Logo

Thông tin về việc xây dựng trang web chất lượng cao từ Google

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Thứ hạng website của bạn đang bị thay đổi? Bạn không biết làm sao để cải thiện và nâng cao chất lượng website? Đừng lo! Bài viết thông tin về việc xây dựng trang web chất lượng cao của Google từ các nhà nghiên cứu sẽ giúp bạn tìm câu trả lời.

Hãy cùng Miko Tech tìm hiểu về thông tin về việc xây dựng trang web chất lượng cao nhé! Bài viết này giúp các bạn hiểu được tổng quan về xây dựng trang web chất lượng cao, điều gì để đánh giá và việc bạn cần làm để xây dựng được một website như thế.

Tổng quan về xây dựng trang web chất lượng cao

Trên blog của Trung tâm Google tìm kiếm (Google Search Central) đã công bố một bài viết về việc xây dựng trang web chất lượng cao.

Trong đó, đội ngũ nghiên cứu sinh đã đặc biệt tập trung vào việc giúp mọi người tìm thấy các trang web chất lượng cao trong kết quả tìm kiếm của Google.

Việc thay đổi trong thuật toán “Panda” đã cải thiện thứ hạng của rất nhiều trang web chất lượng cao. Vì thế, các bạn đang đọc hướng dẫn này đều không có gì phải lo lắng.

Tuy nhiên, đối với những trang có thể bị Panda ảnh hưởng, họ muốn cung cấp thêm hướng dẫn về cách Google tìm các trang web chất lượng cao.

Lời khuyên của họ dành cho các nhà xuất bản là tiếp tục tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể trên website. Các bạn đừng quá tập trung vào những gì được cho là tín hiệu hay thuật toán xếp hạng của Google.

Sự thật là có một số nhà xuất bản đã quá chú trọng vào sự thay đổi về thuật toán Panda mà bên phía nghiên cứu Google đã thực hiện trước đó. Nhưng Panda chỉ là một trong khoảng 500 cải tiến về tìm kiếm mà bên phía Google dự định triển khai sắp tới.

Kể từ khi ra mắt Panda, trên thực tế, Google đã triển khai ít nhất là hàng tá đợt chỉnh sửa đối với các thuật toán xếp hạng. Ngoài ra còn có một số website đã nhầm tưởng rằng việc thứ hạng của website mình thay đổi có liên quan đến Panda.

Google Tìm kiếm (Google Search) là một công cụ phức tạp, vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học, và vẫn không ngừng phát triển.

Vì thế, thay vì tập trung vào những nội dung chỉnh sửa cụ thể trong thuật toán, thì lời khuyên là bạn nên chú trọng vào việc đem lại trải nghiệm tốt nhất có thể cho người dùng.

Điều gì để đánh giá trang web chất lượng cao?

Thuật toán mà bên phía Google dùng để đánh giá chất lượng trang web có mục tiêu là giúp mọi người tìm được trang web “chất lượng cao” bằng cách giảm thứ hạng của nội dung chất lượng thấp.

Sự thay đổi của Panda nhằm giải quyết một nhiệm vụ khó khăn là đánh giá chất lượng trang web bằng thuật toán.

Để có cái nhìn bao quát hơn, các nghiên cứu sinh Google đã cung cấp giải thích một số ý tưởng và nội dung nghiên cứu để thúc đẩy quá trình phát triển thuật toán này.

Lưu ý những câu hỏi để đánh giá trang web chất lượng cao.
Lưu ý những câu hỏi để đánh giá trang web chất lượng cao.

Họ cung cấp một số câu hỏi dùng để đánh giá “chất lượng” của một trang hay bài viết, đây là những câu hỏi mà họ tự đặt ra khi viết thuật toán. Hãy lưu ý là những câu hỏi chỉ mang tính chất giúp bạn nắm được cách tư duy của Google, cùng xem các câu hỏi sau:

  • Bạn có tin tưởng vào nội dung được trình bày trong bài viết này không?
  • Tác giả bài viết này có phải là một chuyên gia hoặc người có hiểu biết sâu sắc về chủ đề này không, hay bài viết chỉ có nội dung hời hợt?
  • Trang web này có các bài viết trùng lặp, chồng chéo nhau hay dư thừa về các chủ đề giống hệt hoặc tương tự nhau (chỉ có khác biệt nhỏ về từ khoá) không?
  • Bạn có yên tâm nếu phải cung cấp thông tin thẻ tín dụng cho website này không?
  • Bài viết này có lỗi chính tả, lỗi hành văn hay sai dữ kiện không?
  • Trang web này có các chủ đề xuất phát từ mối quan tâm thực sự của người đọc hay là chỉ tạo nội dung dựa trên suy đoán rằng nội dung này có thể đạt thứ hạng cao trong công cụ tìm kiếm?
  • Bài viết này có cung cấp nội dung hay thông tin nguyên gốc, báo cáo nguyên gốc, nghiên cứu nguyên gốc hay phân tích nguyên gốc không?
  • Trang web này có đem lại giá trị đáng kể hơn so với các trang web khác trong kết quả tìm kiếm không?
  • Khâu quản lý chất lượng nội dung chặt chẽ đến mức nào?
  • Bài viết này có mô tả cả hai mặt của một vấn đề không?
  • Trang web này có phải là nguồn tin uy tín, được công nhận về chủ đề của chính nó hay không?
  • Nội dung có phải được sản xuất hàng loạt hoặc được giao cho nhiều người viết bên ngoài không? Hay nội dung này có dàn trải trên một mạng lưới lớn gồm nhiều trang web, khiến cho mỗi trang web riêng lẻ không được chú ý hay chăm chút cẩn thận không?
  • Bài viết này được biên tập cẩn thận hay trông có vẻ như viết vội và cẩu thả?
  • Khi tìm kiếm thông tin liên quan đến sức khỏe, liệu bạn có tin tưởng thông tin của trang web này không?
  • Bạn có công nhận trang web này là nguồn tin có uy tín khi nhắc đến tên trang web không?
  • Bài viết này có trình bày chỉn chu hay hoàn chỉnh về chủ đề đang nói đến không?
  • Bài viết này có chứa nội dung phân tích chi tiết hay thông tin thú vị ngoài những nội dung đã quá rõ ràng rồi hay không?
  • Đây có phải là loại trang mà bạn muốn đánh dấu lại, chia sẻ với bạn bè hay gợi ý cho người khác không?
  • Bài viết này có quá nhiều quảng cáo gây mất tập trung hay xen vào nội dung chính không?
  • Bạn có nghĩ bài viết này có thể xuất hiện trong một ấn phẩm như tạp chí, sách hay bách khoa toàn thư không?
  • Các bài viết có quá ngắn, không có nội dung gì nhiều hay thiếu thông tin cụ thể hữu ích không?
  • Các trang được tạo ra một cách cẩn thận và tỉ mỉ hay ngược lại?
  • Liệu người dùng có phàn nàn khi họ xem các trang trên trang web này không?

Việc viết thuật toán để đánh giá được chất lượng một trang web khó khăn hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Với những câu hỏi trên, đội ngũ nghiên cứu hy vọng sẽ làm rõ được phần nào cách mà họ viết thuật toán để phân biệt giữa trang web chất lượng cao và chất lượng thấp.

Việc bạn có thể làm

Nhiều người đã có phản hồi với bên phía Google rằng họ muốn có thêm hướng dẫn về cách để cải thiện thứ hạng trên Google và đặc biệt họ cho rằng bản cập nhật Panda có ảnh hưởng đến việc này. Lời khuyên đến từ phía Google là hãy lưu ý những câu hỏi như trên.

Trong quá trình phát triển nội dung chất lượng cao hay lưu ý những câu hỏi trên, thay vì cố gắng tối ưu theo bất kỳ thuật toán cụ thể nào của Google.

Lưu ý những câu hỏi, xóa bỏ hoặc cải thiện trang web chất lượng thấp sẽ giúp cải thiện thứ hạng nội dung về sau.
Lưu ý những câu hỏi, xóa bỏ hoặc cải thiện trang web chất lượng thấp sẽ giúp cải thiện thứ hạng nội dung về sau.

Bên phía các nhà nghiên cứu Google cũng đã công bố rằng nội dung chất lượng thấp trên một số phần của website có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của toàn bộ website.

Chính vì thế, bạn có thể xoá các trang chất lượng thấp, hợp nhất hay cải thiện nội dung của từng trang riêng lẻ mà có nội dung hời hợt thành các trang hữu ích hơn.

Một cách khác là di chuyển các trang chất lượng thấp đến một miền khác, thì bạn có thể giúp cải thiện thứ hạng cho nội dung chất lượng cao hơn về sau này.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu Google vẫn đang liên tục phát triển các vòng lặp thuật toán bổ sung để giúp quản trị viên của các trang web chất lượng cao nhận được thêm lưu lượng truy cập qua “Tìm kiếm”.

Trong quá trình tiếp tục cải thiện trang web (thay vì tập trung chỉnh sửa cụ thể trong thuật toán), bạn nên tự đặt ra những câu hỏi tương tự như các nhà nghiên cứu đã đặt ra. Từ đó, website sẽ nhiều khả năng đạt được thứ hạng cao về lâu dài.

Trên đây, Miko Tech đã cùng bạn tìm hiểu thông tin về việc xây dựng trang web chất lượng cao từ phía Google nhờ vào bài xuất bản của nhóm nghiên cứu từ trung tâm Google tìm kiếm.

Bài viết đã đề cập đến tổng quan về xây dựng trang web chất lượng cao, điều gì để đánh giá một trang web chất lượng cao và việc bạn cần làm.

Hy vọng rằng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách Google đánh giá một trang web chất lượng cao và những gì bạn nên làm để xây dựng cho website của mình “chất lượng” hơn nhé!

Bài viết được dịch và biên soạn từ: More guidance on building high-quality sites – Amit Singhal, Google Fellow

Trần Tiến Duy - Giảng viên Digital Marketing tại FPT

Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.

Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viênNgoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.

Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/

07.11.2022 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll