fbpx
Logo

Tư duy marketing là gì? Cách rèn luyện tư duy marketing

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Tư duy marketing là yếu tố để tạo thành một Marketer giỏi. Người có tư duy marketing tốt sẽ dẽ dàng “dẫn dắt” doanh nghiệp đi đúng hướng. Vậy tư duy marketing là gì? Làm sao để rèn luyện tư duy marketing hiệu quả? Đâu là những những đặc điểm của người có tư duy marketing? Cùng Miko Tech theo dõi bài viết để tìm hiểu nhé!

Khái niệm về tư duy marketing

Tư duy marketingcách mà những marketer suy nghĩ và phân tích để đưa ra những quyết định, định hướng chính xác khi lên kế hoạch triển khai, xây dựng chiến lược, kiểm soát chiến dịch,… Từ đó đảm bảo các kế hoạch cũng như hoạt động marketing của doanh nghiệp được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất.

Tư duy marketing bao gồm cách hoạt động như việc xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng, nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, phân tích xu hướng thị trường, và phát triển chiến lược để quảng cáo và bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

Ví dụ về tư duy marketing

Để hiểu rõ hơn về tư duy marketing là gì, bạn có thể tham khảo 2 ví dụ dưới đây:

Ví dụ 1

Tình huống: Khách hàng có khiếu nại về sản phẩm của công ty.

Với tình huống này, bạn sẽ có 2 luồng tư duy khác nhau

  • Trường hợp 1: Suy nghĩ đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, tìm mọi cách để giải quyết vấn đề của khách hàng
  • Trường hợp 2: Lo sợ công ty của mình thiệt hại, tìm mọi cách để “bịt miệng” khách hàng, đảm bảo thông tin không bị lan truyền.
Tư duy marketing là gì?
Tư duy marketing là gì?

Rõ ràng, theo bạn thấy, đây là 2 lối tư duy khác hẳn nhau. Trong một vài trường hợp, 2 lối tư duy khác nhau vẫn có thể đưa đến phương án giải quyết giống nhau. Vì bạn may mắn tìm được phương án giải quyết tối ưu cho cả 2 bên, khách hàng hài lòng và công ty được an toàn.

Tuy nhiên, thực tế thì rất khó. Thông thường bạn sẽ gặp trường hợp không thể thỏa mãn cả 2 phía. Khi đó, bắt buộc chúng ta phải chọn lợi ích của công ty hoặc lợi ích của khách hàng. Hai lối tư duy này sẽ đưa ra 2 phương án giải quyết khác hẳn nhau.

Ví dụ 2

Tình huống: Bạn có một mẫu banner đặt trên báo đang kém hiệu quả nhưng chi phí dành cho banner đó đang rất cao

Trong cuộc họp, có 2 ý kiến đề xuất:

  • Người A: Vị trí Banner kém đó hiệu quả, tìm kiếm vị trí khác.
  • Người B: Kiểm tra lại xem banner có hiển thị đủ như trong hợp đồng không, banner có bị lỗi link không, trong thời gian hiển thị banner thì website của mình có bị lỗi gì không, phân tích lại xem nội dung bài viết đã phù hợp với thông điệp trên banner chưa,….
Ví dụ về tư duy marketing
Ví dụ về tư duy marketing

Chúng ta có thể thấy lối tư duy của người A đơn giản, thấy banner tốt thì làm, thấy banner không tốt thì không làm. Nhưng đối với người B thì khác, nếu thấy không tốt thì cần phân tích và xem xét các yếu tố tác động và chỉ đưa ra quyết định sau khi có đầy đủ thông tin.

Ở đây, không ai là không có tư duy cả, ai cũng có một phương pháp suy nghĩ để ra quyết định của mình. Chỉ là có người có phương pháp tốt, có người có phương pháp kém.

Những đặc điểm của người có tư duy marketing

Người có tư duy marketing sẽ là người khi gặp phải một vấn đề trong kinh doanh/marketing sẽ ngay lập tức nghĩ tới:

  • Khách hàng là ai? Và họ cần gì?
  • Làm sao để thỏa mãn nhu cầu này?
  • Làm sao để có lợi nhuận từ việc thỏa mãn ấy?

Từ đó, bạn có thể rút ra được những đặc điểm chính và cơ bản nhất của một người có tư duy marketing là:

Những đặc điểm của người có tư duy marketing
Những đặc điểm của người có tư duy marketing
  • Nhạy bén trong việc xác định chân dung và nhu cầu của khách hàng, tìm cách đưa ra hướng giải quyết vấn đề thông qua việc tìm hiểu khách hàng và nhu cầu khách hàng.
  • Có thể đưa ra mục tiêu về tiền, doanh thu, lợi nhuận thông qua việc nghiên cứu thị trường cách tối ưu.
  • Có khả năng đưa ra các quyết sách tác động đến tài chính, sales, nhân sự để có thể thỏa mãn nhu cầu khách hàng và thu về lợi nhuận thông qua tiếp thị.

Tử huyệt tư duy Marketing

Bạn sẽ rất dễ dàng bị “đào thải” nếu tư duy Marketing không nhận ra được những điểm sau:

  • Nhận biết được bản thân đang gặp khó khăn, vấn đề gì để giải quyết
  • Nhiệm vụ của mình là gì trong công ty
  • Khách hàng đang gặp vấn đề, nỗi đau gì với sản phẩm,năng lực của mình có thể giúp gì được cho họ.

Từ những yếu tố trên, bạn sẽ có những phương pháp để cải thiện tư duy, phù hợp với định hướng của công ty hơn

Việc hình thành tư duy Marketing của mỗi người có giống nhau không?

Tư duy không tự nhiên mà có, nó được hình thành qua quá trình rèn luyện và trải nghiệm thực tế với những tình huống “khó đỡ”. Vì vậy, quá trình hình thành tư duy của mỗi người sẽ khác nhau.

Việc hình thành tư duy Marketing của mỗi người có giống nhau không?
Việc hình thành tư duy Marketing của mỗi người có giống nhau không?

Để có được sự thành công, bạn cần phải đọc thật nhiều, nghe thật nhiều, ghi nhớ bằng cách ghi chép và đọc lại thường xuyên để có thể vận dụng nó vào thực tế.

Tư duy Marketing giữa mỗi người là không đồng nhất. Nhưng không có lối tư duy nào là hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai. Những người được học hành bài bản không có nghĩa là sẽ giỏi hơn so với người có nhiều năm thực hành và ngược lại.

Vì vậy, trong công việc, nếu bạn và “đồng đội”của mình có những quan điểm trái ngược nhau thì nên bình tĩnh, ngồi xuống nói chuyện để tìm ra điểm chung và dung hòa những khác biệt.

Phân biệt tư duy Marketing và tư duy quản trị Marketing

Tư duy marketing và tư duy quản trị marketing là hai loại tư duy hoàn toàn khác nhau nhưng vẫn không ít người nhầm lẫn. Bạn có thể hiểu đơn giản như sau:

  • Tư duy marketing quan tâm chủ yếu đến khách hàng và nhu cầu của khách hàng.
  • Tư duy quản trị marketing bao gồm tư duy marketing, tư duy phân phối, truyền thông, giá sản phẩm, tư duy R&D và tư duy thương hiệu.

Những người ở vai trò quản trị sẽ có cái nhìn rộng hơn từ việc hoạch định, lãnh đạo cho đến vận hành so với những người làm marketing. Họ sẽ có các kiến thức về truyền thông, phân phối, giá cả sản phẩm và tư duy về thương hiệu.

Phân biệt tư duy Marketing và tư duy quản trị Marketing
Phân biệt tư duy Marketing và tư duy quản trị Marketing

Thông thường, những bạn sinh viên hoặc các newbie mới tiếp xúc và làm việc liên quan tới marketing sẽ có tư duy ổn hơn về mảng truyền thông thương hiệu, nhưng lại khá kém về phần phân phối giá và nghiên cứu phát triển.

Vì vậy, để có tư duy quản trị marketing, bạn không chỉ cần một tư duy bay bổng để làm truyền thông mà còn cần có cái nhìn chi tiết về phân phối, giá cả hay thương hiệu

8 cách để rèn luyện tư duy marketing

Để cải thiện và rèn luyện tư duy marketing, bạn cần đầu tư thời gian và công sức lâu dài, không phải ngày 1 ngày 2. Bạn có thể tham khảo những cách sau đây:

Thực chiến qua các dự án, chiến dịch cụ thể

Người ta vẫn nói: “Ngựa hay không bằng tay quen”. Để có thể hiểu rõ và rèn luyện tư duy, cách đơn giản nhất là bạn phải “chạm” vào nó. Khi chính mình thực hiện các dự án, chính mình bị thất bại, bạn sẽ học được cách giải quyết tình huống và tích lũy cho mình những kinh nghiệm riêng.

Theo dõi những đơn vị hoặc cá nhân thành công trong marketing

Hiện nay, trên mạng xã hội, có rất nhiều người nổi tiếng với tư duy marketing khôn khéo. Vì vậy, bạn có thể theo dõi những kênh marketing của các doanh nghiệp uy tín, người nổi tiếng hay người có tầm ảnh hưởng thuộc khối ngành tiếp thị để quan sát, học hỏi.

 

Rèn luyện tư duy marketing bằng cách follow những người có tiếng trong ngành
Rèn luyện tư duy marketing bằng cách follow những người có tiếng trong ngành

Bạn hãy nhìn vào những gì họ làm lắng nghe, tương tác với họ để có cái nhìn 2 chiều, hiểu sâu hơn về marketing cũng như cách giải quyết các tình huống thực tế mà họ đã trải qua.

Đọc sách, xem phim chủ đề liên quan đến các phân khúc khách hàng

Làm marketing thì yếu tố đầu tiên bạn cần xác định đó là insight khách hàng. Bạn phải hiểu rõ họ là ai? Vấn đề họ đang gặp là gì? Họ muốn gì ở sản phẩm? Do đó, thông qua việc đọc sách và xem phim bạn sẽ có cái nhìn với nhiều góc độ hơn, giúp chiến dịch marketing thành công.

Du lịch và trải nghiệm

Bước ra khỏi vùng an toàn, đi đến nhiều nơi hơn để học hỏi, mở rộng thế giới quan và tầm nhìn sẽ giúp bạn trải nghiệm cuộc sống ở nhiều vùng miền, khu vực khác nhau. Nếu bạn cảm nhận được marketing hiện hữu trong cuộc sống có nghĩa là bạn đã có được cảm quan marketer thực thụ.

Đọc case study

Nếu chưa có cơ hội để thực hành, bạn có thể học những tình huống thực tế trong case study. Dù thành công hay thất bại, bạn cũng sẽ rút ra được những kinh nghiệm, nhận định đúng sai, cách giải quyết như thế nào.

Với việc thường xuyên cập nhật case study, bạn sẽ học được cách giải quyết vấn đề từ người đi trước. Có thể trong tương lai, bạn cũng mắc phải tình huống đó thì vẫn bình tĩnh và đưa ra hướng đi phù hợp.

Xem quảng cáo

Xem quảng cáo là cách để nhìn nhận chiến lược của cái đối thủ cạnh tranh, họ nhìn ra insight khách hàng như thế nào và bạn nhìn thấy được phản ứng khách hàng với quảng cáo ra sao để từ đó rút ra được những kinh nghiệm giá trị cho doanh nghiệp của mình.

Tiếp xúc nhiều người

Tiếp xúc nhiều người, nhiều đối tượng, tầng lớp khác nhau giúp bạn rèn luyện tư duy marketing, có cái nhìn đa chiều và thấu hiểu hơn từng đối tượng, 

Mở rộng mối quan hệ

Bằng việc xây dựng những mối quan hệ tốt với những người trong ngành marketing hay những người đã có thành công nhất định, bạn có thể học hỏi được từ họ cách nhìn nhận vấn đề để học hỏi và tích lũy cho mình những bài học “đắt giá”.

Như vậy, qua bài viết này, bạn đã biết được tư duy marketing là gì và những đặc điểm của người có tư duy marketing, đặc biệt là cách rèn luyện tư duy marketing. Hy vọng thông qua những kiến thức mà Miko Tech cung cấp, bạn có thể rèn luyện cho mình một tư duy tuyệt vời để ứng dụng vào công việc nhé!

16.02.2023 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!