fbpx
Logo

VPS là gì? Tất tần tật những điều cần biết về máy chủ ảo VPS

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Mày chủ ảo VPS là gì là điều mà rất nhiều chủ website quan tâm. Để hiểu thêm và lựa chọn được sản phẩm phù hợp, cùng xem qua bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm nội dung được quan tâm gần đây:

1. VPS là gì?

VPS (Viết tắt của “Virtual Private Server”) là một dạng máy chủ ảo, hoạt động trên một máy chủ vật lý. VPS giúp người dùng có thể tạo ra các máy chủ ảo riêng biệt trên một hệ thống máy chủ chung.

Như vậy, người dùng có thể quản lý và điều khiển máy chủ ảo của mình một cách độc lập. Mà không bị ảnh hưởng bởi các người dùng khác trên cùng một hệ thống. Với VPS, người dùng có thể tùy chỉnh và cấu hình một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu sử dụng tốt hơn so với các loại hosting thông thường.

VPS là gì
VPS là một dạng máy chủ ảo

Các máy chủ này sẽ chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu. Mỗi tài khoản VPS sẽ được xây dựng như một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, bao gồm: CPU riêng, RAM riêng, ổ HDD riêng, địa chỉ IP và hệ điều hành riêng.

Theo cách xây dựng này, người dùng sẽ có toàn quyền quản lý root và có thể tiến hành restart lại hệ thống bất cứ lúc nào.

Xem thêm: 10 nhà cung cấp VPS giá rẻ, chất lượng năm 2023 không thể bỏ lỡ

2. Máy chủ ảo VPS dùng để làm gì?

Hiện nay, VPS được ứng dụng rất rộng rãi trong các doanh nghiệp. Từ những doanh nghiệp có quy mô lớn đến các doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ, VPS đều được xuất hiện trong các nhu cầu như:

  • Dùng trong máy chủ của game.
  • Lưu trữ website trong các dịch vụ như: Bán hàng, thương mại điện tử, những website có lượng truy cập lớn.
  • Phát triển lĩnh vực platform.
  • Sử dụng trong các chương trình truyền thông trực tiếp.
  • Xây dựng môi trường ảo để thuận tiện cho việc lập trình, phân tích, nghiên cứu virus,…
  • Lưu trữ dữ liệu, hình ảnh, tài liệu, video,…
Công dụng của VPS hosting là gì
Công dụng của VPS

3. Ưu và nhược điểm khi sử dụng VPS

Ưu điểm

Những ưu điểm khi sử dụng VPS mà bạn có thể tham khảo như:

  • Thời gian cài đặt và kích hoạt ứng dụng khá nhanh, chỉ mất khoảng từ 5 đến 10 phút là bạn có thể sử dụng được VPS
  • VPS có tính năng bảo mật cao nên rất an toàn đối với người sử dụng
  • Người dùng có thể toàn quyền sử dụng các phần mềm của VPS như một máy chủ độc lập
  • Sử dụng tài khoản VPS sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn là việc sử dụng máy chủ
  • Với VPS, bạn có thể tiến hành quản lí khách hàng từ xa để giúp khách hàng thực hiện cài đặt, nâng cấp phần mềm…

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm, VPS vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Hoạt động của VPS sẽ bị ảnh hưởng bởi sự ổn định của máy chủ vật lý tạo ra VPS.
  • VPS sẽ bị phụ thuộc bởi việc sử dụng chung máy chủ vật lý
  • Người dùng sẽ bị tốn thời gian và chi phí để thực hiện nâng cấp tài nguyên. Tuy nhiên, việc nâng cấp này cũng không thể mở rộng thêm được nhiều tài nguyên.
  • Đôi khi việc vận hành và năng suất hoạt động của VPS sẽ không đạt được hiệu quả như khách hàng mong muốn.
VPS la gi
Đôi khi việc vận hành và năng suất của VPS không như mong đợi

4. Các bước sử dụng VPS

Bước 1: Truy cập vào vào VPS server thông qua SSH

SSH sẽ giúp cho bạn tạo nên kết nối an toàn và có thể kiểm soát được server từ xa. Ngoài ra, SSH còn có độ bảo mật rất cao nên khá an toàn cho người sử dụng. Khi bạn truy cập vào tài khoản VPS bằng SSH, hệ thống sẽ cung cấp cho bạn các thông tin sau:

  • Địa chỉ IP
  • User name: Đây là tài khoản sẽ có toàn quyền để truy cập vào trong một hệ thống máy tính nhất định. Tài khoản này tương tự như Administrator nhưng lại có độ mạnh hơn.
  • Mật khẩu của tài khoản

Nếu bạn sử dụng máy tính có hệ điều hành windows thì bạn có thể cài đặt SSH thông qua Bitvise và PuTTY.

  • Bitvise: Đây là ứng dụng khá thân thiện với người dùng và có giao diện đơn giản, dễ dàng sử dụng. Hầu hết các thao tác đều được thực hiện trên một màn hình duy nhất ở màn hình dòng lệnh.
  • PuTTY: Công cụ này cũng có giao diện khá tối giản nhưng sẽ có nhiều cấu hình hơn để bạn có thể lựa chọn. Từ đó, việc tối ưu và quản trị server cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn.
VPS hosting là gì
PuTTY

Bước 2: Cập nhật server

Sau khi đăng nhập vào tài khoản VPS, bạn nên kiểm tra xem trong tài khoản đã có thông báo hay gói cập nhật nào chưa. Nên lưu ý rằng, các bản cập nhật rất quan trọng đối với server. Bạn có thể kiểm tra theo cách sau:

  • Nhập công thức “apt update command” và bấm Enter để liệt kê các ứng dụng cần cập nhật.
  • Sau đó, bạn hãy nhập thêm “apt dist-upgrade” để tiến hành cập nhật tất cả các ứng dụng, phần mềm cho server của mình.

Sau khi cập nhật hoàn thành, bạn có thể dùng lệnh reboot để tiến hành khởi động lại sever. Tiếp theo, bạn hãy đóng cửa sổ lệnh lại và đợi khoảng vài phút để kết nối lại với server.

Bước 3: Tạo user và phân quyền

Bạn nên tạo một user mới và phân quyền cho chúng bởi vì tài khoản root có thể làm hỏng server nếu bạn thực hiện thao tác sai. Để lập tài khoản mới, bạn cần thực hiện lệnh “sudo” để chạy các lệnh cần quyền liên quan đến hệ thống.

máy chủ ảo VPS là gì
Tạo user và phân quyền

Sử dụng dòng lệnh “adduser yournewusername” và gán user vào trong nhóm có quyền “sudo” thành “# usermod -aG sudo yournewusername”. Sau đó, bạn hãy tiến hành đổi mật khẩu cho user mới là có thể hoàn thành bước này.

Bước 4: Chứng thực Public Key

Nhìn chung, Public Key sẽ có kỹ thuật bảo mật an toàn hơn so với các loại mật khẩu thông thường. Public Key được hiểu như một kiểu bảo mật 2 lớp dùng để xác nhận Private Key.

Server của bạn sẽ được chứa public key và bạn sẽ sử dụng nó để chứng thực khóa private. Khi bạn đã thiết lập xong các chứng thực public key, bạn chỉ cần một private key và một mật khẩu để tiến hành đăng nhập, tạo thêm một lớp bảo mật cho server của bạn.

Bước 5: Thiết lập tường lửa cho VPS của bạn

Kích hoạt tường lửa sẽ giúp bảo vệ an toàn cho server của bạn. Bạn có thể tiến hành kích hoạt firewall bằng phần mềm iptables. Phần mềm này sẽ giúp bạn thiết lập nên các quy tắc và giới hạn traffic của server.

Tuy nhiên, quá trình này có thể gặp một ít phức tạp. Do đó, bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi tiến hành.

VPS dùng để làm gì
Thiết lập tường lửa cho VPS của bạn

5. Các thông số cần lưu ý khi mua VPS

Sau khi đã hiểu được VPS là gì thì cùng nhau đào sâu hơn về máy chủ ảo này nhé!

RAM

RAM có vai trò là bộ nhớ chính trong thiết bị máy tính. Do đó, nếu VPS của bạn có càng nhiều RAM thì khả năng truy xuất dữ liệu sẽ càng tốt. RAM sẽ có chức năng xử lý các vấn đề liên quan đến những đoạn mã PHP với phần mềm PHP, truy vấn nhập xuất của database…

Số lượng RAM nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào quy mô của website và lượng truy cập. Thông thường, các VPS sẽ cung cấp dịch vụ mức RAM khoảng 512MB đến 16GB, Cloud VPS là 16GB.

VPS dùng để làm gì
Ram có chức năng là bộ nhớ chính

SWAP

SWAP được xem như là một bộ nhớ ảo có chức năng lưu lại lịch sử các thao tác xử lý nếu bộ nhớ RAM của bạn bị đầy. Tuy nhiên, SWAP là một không gian lưu trữ trên ổ cứng chứ không phải là một bộ nhớ độc lập.

VPS là gì?
Bộ nhớ ảo swap

Disk

Disk chính là ổ đĩa cứng, nơi lưu trữ các file cài đặt của hệ điều hành cũng như các file mã nguồn của website. Disk có 02 loại như sau:

  • HDD (Hard Disk Drive): Đây là loại ổ đĩa thông dụng, được sử dụng nhiều trên máy tính
  • SSD (Solid State Drive): Đây là một loại ổ cứng được dùng để lưu trữ dữ liệu nhưng có tốc độ truy xuất nhanh hơn HDD gấp 300 lần. Chính vì vậy, SSD sẽ có chi phí đắt hơn so với loại ổ HDD.
VPS hosting là gì
Disk là nơi lưu giữ các file

CPU Core

CPU Core có nghĩa là lõi để xử lý CPU. Một máy chủ riêng sẽ có một số lượng core nhất định và các core này sẽ được chia cho các VPS. Số core càng cao thì khả năng xử lý dữ liệu sẽ càng tốt.

máy chủ ảo VPS là gì
CPU Core

Băng thông

Băng thông là lưu lượng cho phép bạn truyền tải dữ liệu đi. Ví dụ, nếu bạn có 1 file với dung lượng 1GB trên VPS thì cứ với mỗi người tải, bạn sẽ mất 1GB băng thông. Tương tự với các loại file khác như hình ảnh, CSS, JS,…

VPS hosting là gì
Băng thông

 IP

IP là tên viết tắt của từ Internet Protocol. Số lượng IP sẽ được cung cấp bởi các nhà dịch vụ VPS. Thông thường, các dãy IP này sẽ được cung cấp một cách ngẫu nhiên.

Uptime

Thời gian Uptime của VPS thường được tính từ thời gian hoạt động của nó. Thông thường, nếu thời gian hoạt động của VPS từ 99.95 đến 99.9% thì bạn có thể sử dụng được.

Hệ điều hành

Hiện nay, VPS có 2 hệ điều hành phổ biến là LinuxWindow. Linux sẽ có thiết kế thân thiện với người dùng và ít chi phí hơn so với Window. Tuy nhiên, nếu như bạn làm việc với Dot Net hoặc Visual Studio thì nên sử dụng VPS Window.

Tham khảo ngay các dịch vụ thiết kế website:

Tham khảo video bên dưới để biết thêm về giá cả cũng như khi nào nên mua và sử dụng VPS:

6. Các hệ điều hành Linux phổ biến cho VPS

Debian

Debina nổi tiếng là hệ điều hành có hệ thống quản lý gói APT. Hệ điều hành này sử dụng chính sách nghiêm ngặt để kiểm tra chất lượng của các gói và bản phát hành. Bạn có thể cài đặt Debian một cách hoàn toàn miễn phí.

VPS để làm gì
Hệ điều hành Debian

Ngoài ra, Debina còn tiến hành tạo ra các gói cài đặt giúp cho việc chuyển đổi trở nên dễ dàng và mượt mà hơn. Số lượng gói cài đặt mà Debian sở hữu lên đến 40.000, đây là một con số lớn mà không phải bản phân phối nào cũng có được.

Ubuntu

Mục đích của Ubuntu hướng đến chính là cung cấp cho khách hàng một hệ điều hành ổn định. Chính vì vậy, hệ điều hành này luôn tập trung phát triển vào sự tiện dụng và dễ dàng trong cài đặt.

Bên cạnh đó, Ubuntu còn thường xuyên cập nhật các chức năng và tích hợp vô số packages để tạo nên một nền tảng hiệu quả. Chính vì vậy, Ubuntu khá phù hợp để sử dụng cho người mới bắt đầu sử dụng VPS.

website VPS
Hệ điều hành Ubuntu

CentOS 

CentOS là từ viết tắt của Community enterprise Operating System. Hệ điều hành này được phát triển vào năm 2004 và có khá nhiều điểm giống với RHEL. CentOS là một hệ điều hành rất lý tưởng cho công việc kinh doanh bởi sở hữu tính bảo mật khá cao.

centos là gì
Hệ điều hành CentOS

Đồng thời, CentOS còn được xem là một môi trường hoàn hảo để lập trình bởi khả năng dễ dàng tùy chỉnh và đảm bảo an toàn cho người dùng.

Fedora

Fedora được sáng lập và phát triển từ dự án Fedora Project. Hệ điều hành này được bảo trợ bởi nhà cung cấp uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ – Red Hat. Đây là một hệ điều hành hoàn toàn miễn phí và có đa tính năng.

VPS server là gì
Hệ điều hành Fedora

Ngoài ra, Fedora còn có giao diện GNOME 3 đột phá. Bên cạnh đó, môi trường lập trình website của Fedora còn có hỗ trợ java, php…

7. Các loại VPS phổ biến trên thị trường hiện nay

Managed VPS

Managed VPS là một hình thức cung cấp dịch vụ VPS đi kèm với việc quản trị. Theo đó, dịch vụ quản trị trong Managed VPS sẽ bao gồm cả công việc như: tư vấn, cài đặt VPS cho khách hàng… Bên cạnh đó, Managed VPS còn hỗ trợ tối ưu hiệu suất và bảo mật thông tin.

Trên thị trường hiện nay, Managed VPS có giá thành khá cao. Do đó, Managed VPS thường phù hợp cho những người không có các kỹ năng quản trị nhưng vẫn phải sử dụng VPS.

Unmanaged VPS

Khác với Managed VPS, Unmanaged VPS sẽ không có dịch vụ quản trị. Các đơn vị cung cấp Unmanaged VPS chỉ có thể đảm bảo cho VPS không xuất hiện tình trạng downtime hoặc các sự cố khác.

Trong gói dịch vụ này, những việc như: cài webserver, bảo mật… người dùng đều phải tự làm. Bên cạnh đó, người dùng cũng phải tự chịu trách nhiệm về các chương trình mà mình thiết lập.

VPS website
Unmanaged VPS

8. Cần lưu ý điều gì khi mua VPS?

Để mua được máy chủ ảo VPS có hiệu suất cao, chất lượng tốt, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Đơn vị cung cấp: Bạn nên lựa chọn những nhà cung cấp uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực VPS. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn các nhà cung cấp sở hữu cơ sở hạ tầng tốt, chất lượng.
  • Giá thành: Tùy theo nhu cầu và nguồn vốn mà bạn có thể lựa chọn gói dịch vụ VPS theo tháng hoặc năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên chọn các gói dịch vụ theo năm sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.
  • Tốc độ và băng thông: Tốc độ và băng thông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và tốc độ truy cập của website hoặc ứng dụng của bạn.
  • Khả năng mở rộng: Với sự phát triển của website hoặc ứng dụng, nhu cầu sử dụng tài nguyên cũng sẽ tăng. Do đó, cần lưu ý khả năng mở rộng của VPS để có thể nâng cấp tài nguyên một cách dễ dàng khi cần thiết.
  • Thông số: Khi mua VPS, bạn nên lưu ý đến các thông số của chúng để lựa chọn được sản phẩm phù hợp.
  • Hỗ trợ khách hàng: Nếu xảy ra vấn đề, việc được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả sẽ giúp bạn giải quyết tình huống nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
dịch vụ VPS là gì
Khi mua VPS cần lưu ý dịch vụ chăm sóc khách hàng

9. Các nhà cung cấp VPS phổ biến

Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp VPS trên thị trường. Dưới đây là một số nhà cung cấp VPS phổ biến được sử dụng nhiều:

  • Vultr: là một trong những nhà cung cấp VPS hàng đầu, cung cấp dịch vụ VPS với giá cả hợp lý và hiệu suất cao. Đây là dịch vụ VPS được nhiều blogger khuyên dùng. Mức giá từ 2.5$/tháng, có Datacenter ở Singapore và Nhật Bản.
  • DigitalOcean: là một trong những nhà cung cấp VPS được ưa chuộng với giá cả phải chăng, hiệu suất cao và hỗ trợ tốt. Đây cũng là nhà cung cấp được nhiều chuyên môn đánh giá cao.
  • Linode: cung cấp VPS với giá cả phải chăng và hiệu suất cao. Linode cũng có nhiều tính năng cao cấp hơn so với các nhà cung cấp khác. Ở châu Á có Datacenter ở Singapore và Nhật Bản.
  • Amazon Web Services (AWS): là một trong những nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất thế giới và cung cấp các dịch vụ VPS với nhiều tính năng và tùy chọn linh hoạt.
  • Google Cloud: cung cấp các dịch vụ đám mây và VPS với tính năng linh hoạt và hiệu suất cao.

Ngoài ra còn nhiều nhà cung cấp VPS khác như OVH, Hostinger, Bluehost,… Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và ngân sách của bạn, bạn có thể lựa chọn một trong các nhà cung cấp VPS phù hợp.

10. Một số câu hỏi thường gặp về VPS

VPS khác gì với shared hosting?

Trong shared hosting, người dùng sử dụng tài nguyên chung trên một máy chủ với các khách hàng khác. Trong khi đó, VPS cung cấp một máy chủ ảo độc lập với tài nguyên riêng cho từng khách hàng.

VPS hosting là gì
VPS hosting là gì

VPS có đảm bảo bảo mật không?

Với quyền kiểm soát toàn bộ máy chủ, VPS cho phép người dùng tự quản lý và cấu hình bảo mật tài khoản và ứng dụng của mình. Thế nên việc bảo mật hoàn toàn phụ thuộc vào người dùng.

VPS có phù hợp cho các website nhỏ không?

VPS phù hợp cho các website có lượng truy cập và khối lượng dữ liệu lớn, tuy nhiên cũng có thể sử dụng cho các website nhỏ để tăng cường bảo mật và tốc độ truy cập.

Làm thế nào để quản lý VPS?

Với VPS, người dùng có thể quản lý và cấu hình tài nguyên của mình thông qua Control panel. Hoặc thông qua một máy chủ ảo độc lập để cài đặt và cấu hình dịch vụ theo nhu cầu sử dụng.

Trên đây là tổng hợp các thông tin của Miko Tech về máy chủ ảo VPS là gì và các thông tin cần biết về Virtual Private Server. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ biết được cách mua và sử dụng VPS sao cho phù hợp. Đọc thêm bài viết của Miko Tech để có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích nhé!

14.05.2023 Trần Tiến Duy
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!