Thuật ngữ website là gì là thắc mắc của rất nhiều người dùng internet. Cùng Miko Tech tìm hiểu khái niệm website cũng như cách thức một website vận hành ra sao nhé!
Website là gì?
Website là tập hợp các trang có chứa văn bản, hình ảnh, video, âm thanh, v.v… nằm trên tên miền (domain) và được phát hành thông qua máy chủ web (web server)
Website còn gọi là trang mạng hoặc trang web, website thường chỉ nằm trong một tên miền (domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain) và chỉ có thể truy cập khi có Internet.
Một website là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức HTTP hoặc HTTPS. Website có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML (website tĩnh) hoặc vận hành bằng các CMS chạy trên máy chủ (website động). Website có thể được xây dựng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau (PHP,.NET, Java, Ruby on Rails,…).
Cách phân biệt trang web và website
Trong tiếng Việt, không có từ nào hoàn hảo để phân biệt giữa “website” và “web page”. Do đó, cả hai thuật ngữ này thường được dịch là “trang web”. Vì vậy sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này là điều thường gặp. Để phân biệt 2 khái niệm này dễ dàng, hãy tham khảo cách phân biệt trang web và website:
Tiêu chí | Trang web | Website |
Cách gọi | Trang web thường phụ thuộc vào tên danh mục hoặc tiêu đề. Ví dụ, một trang tin tức có thể được gọi bằng tên danh mục “Tin tức” hoặc tiêu đề “Tin mới nhất”. | Website thường được gọi bằng tên miền. Ví dụ, website mikotech.vn, google.com, facebook.com là những ví dụ về việc gọi trang web bằng tên miền. |
Quy mô | Một trang web chỉ chứa một trang duy nhất, chứa thông tin và hình ảnh về một chủ đề cụ thể. | Một website chứa nhiều trang khác nhau. Ví dụ, Facebook có hàng triệu trang web khác nhau. Mỗi trang cá nhân trên Facebook đại diện cho một trang web riêng biệt thuộc sở hữu của người dùng đó, có tên đăng nhập và mật khẩu riêng. Trong khi đó, website facebook.com thuộc sở hữu của công ty Meta và Mark Zuckerberg. |
Chức năng | Hiển thị thông tin, nội dung hoặc tài liệu cụ thể. | Thực hiện nhiều chức năng khác nhau như giới thiệu, bán hàng, cung cấp dịch vụ, tương tác với người dùng, v.v. |
Thời gian để thiết kế, xây dựng web | Nhanh chóng và không đòi hỏi quá nhiều thời gian. | Mất thời gian lâu hơn để xây dựng. |
Cấu tạo và cách hoạt động của Website
Như đã đề cập trước đó, một trang web bao gồm nhiều trang con, tức là các tập tin HTML hoặc XHTML được lưu trữ trên máy chủ (web server).
Người dùng sử dụng trình duyệt web như Firefox, Safari, Google Chrome, hoặc Cốc Cốc thông qua Internet để truy cập vào máy chủ. Sau đó, các tập tin được lấy từ máy chủ để hiển thị cho người dùng. Các tập tin này có thể chứa văn bản, hình ảnh, hoặc âm thanh.
Để một trang web hoạt động, cần có các yếu tố sau:
- Tên miền (Domain): Địa chỉ của trang web giúp người dùng dễ dàng truy cập.
- Hosting: Máy chủ dùng để lưu trữ mã nguồn và các thành phần khác của trang web.
- Mã nguồn (Source Code) của trang web: Đây là hệ thống các tập tin viết bằng ngôn ngữ lập trình và tạo nên giao diện người dùng trên trang web. Ngoài ra, để người dùng có thể truy cập vào trang web, cần có đường truyền và kết nối mạng (Internet).
Ngoài ra, trang web còn bao gồm các yếu tố khác như:
- Băng thông (Bandwidth): Dung lượng dữ liệu trang web có thể tải trong một đơn vị thời gian.
- Banner, slide, quảng cáo, sitemap, menu trên trang web, v.v.
- Người quản trị (Admin) của trang web.
- Nhà thiết kế và phát triển trang web.
Giao diện Website gồm những thành phần nào?
Sau khi tìm hiểu về website một cách tổng quát, Miko Tech sẽ phân tích bố cục website cơ bản và phổ biến nhất. Bởi vì mỗi website doanh nghiệp sẽ có bố cục thay đổi theo nhu cầu đặc thù của doanh nghiệp cũng như mong muốn của họ. Các thành phần của 1 trang web bao gồm:
Header
Header là một thuật ngữ được đặt cho một dải hoặc biểu tượng chính nằm ở đầu trang web. Mục đích của header là giúp người truy cập có thể dễ dàng nắm bắt các thành phần và các nội dung của website doanh nghiệp.
Phần này thường sẽ bao gồm logo, hotline, ngôn ngữ, đăng nhập hoặc đăng ký, tìm kiếm, giỏ hàng,… Một số trang web đặc biệt sẽ không được thiết kế header với mục đính riêng là không làm cho người dùng xao nhãng, tăng tỷ lệ chuyển đổi nhanh chóng.
Slider/ Carousel
Slider – Thanh trượt là một thuật ngữ dùng để chỉ trình chiếu trên một trang web. Ví dụ về thanh trượt có thể là một băng chuyền quay vòng hiển thị các sản phẩm hoặc ảnh. Ở những trang web trước đây còn được gọi là banner nếu Slider này là 1 ảnh tĩnh.
Slider được đặt dưới header và được đầu tư rất nhiều vào thiết kế hình ảnh nhằm giới thiệu những đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp hoặc sản phẩm, dịch vụ.
Những hình ảnh này sẽ được cài đặt để trượt ngang tương tự như slide, hoặc một hướng nào đó nhất định và đính kèm những hiệu ứng (dạng carousel). Tại đây, người ta cũng sẽ tích hợp nút điều hướng người dùng xem ảnh tiếp theo hoặc trở về ảnh trước đó.
Content Area
Trong các thành phần của 1 trang web thì content là yếu tố quan trọng nhất. Bởi lẽ content area là phần nội dung chính của website, nơi cung cấp thông tin cho độc giả, phần chứa thông tin nhiều nhất trong các danh mục. Phần này nội dung cần được trình bày dễ nhìn, dễ đọc, thông tin hay và bổ ích sẽ giúp người dùng ở lại trang web lâu hơn.
Sidebar
Sidebar thường hiển thị ở bên cạnh các thành phần chính của trang web khi bạn truy cập vào một trang web. Vị trí của sidebar sẽ tùy thuộc vào mục đích của trang web. Sidebar sẽ thường nằm ở những vị trí như: bên trái, bên phải, trên header hoặc footer của trang web.
Footer
Phần chân trang nằm ở dưới cùng của trang web, thường được bố trí thông tin bản quyền, các liên kết nhanh, thông tin liên hệ trang web như fanpage, social network,… Đây là phần không thể thiếu khi thiết kế website mà bạn cần phải lưu ý.
Các loại website phổ biến hiện nay
Có rất nhiều loại website, thông thường người ta sẽ phân chia các loại website dựa trên 4 khía cạnh chính:
Theo cấu trúc lập trình
Nếu xét theo cấu trúc lập trình, website được chia thành 2 loại chính sau:
- Web tĩnh là loại website được tạo ra bằng các đoạn mã HTML, CSS, âm thanh, video, hình ảnh, v.v. để tạo ra giao diện website. Các trang web này được lưu trữ dưới dạng tập tin .html hoặc .htm và không thể chỉnh sửa. Việc thay đổi giao diện trên web tĩnh là khá khó khăn và yêu cầu kiến thức về HTML. Nếu không am hiểu về HTML, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tạo các tương tác trên trang web.
- Web động là web cho phép chỉnh sửa, thêm trang và tùy chỉnh nội dung trên website. Các ngôn ngữ lập trình thường được sử dụng để tạo web động bao gồm Java, PHP, ASP, ASP.NET, Python, v.v. Trong số đó, PHP và ASP.NET là hai ngôn ngữ phổ biến nhất được sử dụng trong thời điểm hiện tại.
Theo mục đích
Hiện nay, việc tạo website đã trở nên đa dạng với nhiều mục đích khác nhau như giới thiệu công ty, sản phẩm, cá nhân, bán hàng, tin tức, mạng xã hội, chợ điện tử…
Theo lĩnh vực
Đối với từng lĩnh vực như công nghệ, giáo dục, xây dựng, nội thất, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, xe, bất động sản, thì mỗi lĩnh vực sẽ có những thiết kế, giao diện, màu sắc, tính năng khác nhau phù hợp với đặc thù riêng.
Trước khi xây dựng một website, việc xác định rõ các tiêu chí trên là cần thiết, bao gồm cấu trúc và cách hoạt động của website, mục đích và lĩnh vực mà nó hướng tới. Nhờ điều này, chủ sở hữu website cũng như khách hàng sẽ có được một trang web phù hợp nhất và mang lại giá trị tốt nhất.
Trên đây Miko Tech đã cung cấp đầy đủ các thông tin về website là gì cũng như nguyên tắc hoạt động ra sao. Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp các bạn phần nào nắm được những kiến thức liên quan về website. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Miko tech ngay nhé!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/