Bên cạnh WordPress, Wix cũng là một trong những nền tảng thiết kế website được nhiều người dùng trên thế giới đặc biệt yêu thích. Nếu bạn đang có dự định thiết kế một website nhưng còn đang phân vân về nền tảng, vậy thì tham khảo ngay bài viết sau.
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Wix là gì? ưu – nhược điểm cũng như những điểm khác biệt với WordPress. Qua đó sẽ trả lời cho câu hỏi có nên thiết kế website bằng Wix không. Ngoài ra, bài viết còn hướng dẫn bạn các bước thiết kế website với Wix. Xem ngay nhé!
Wix là gì?
Wix là gì? Wix là một nền tảng trực tuyến cho phép người dùng có thể thiết kế website mà không cần phải biết code. Với việc sử dụng các công cụ có sẵn cùng với thao tác kéo – thả, bạn đã có thể dễ dàng khởi tạo cho mình một website riêng.
Để có thể sử dụng các công cụ của Wix, bạn cần phải tạo tài khoản trên nền tảng này. Nhìn chung, Wix là một nền tảng được sử dụng miễn phí.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng những tính năng nổi bật như: xoá logo của Wix, xây dựng tên miền riêng, thêm tính năng cho website thương mại điện tử,… bạn cần phải bỏ ra một khoản phí cho các gói nâng cao.
Tính đến thời điểm hiện tại, Wix đã mở rộng phạm vi hoạt động trên 190 quốc gia với cộng đồng người sử dụng hơn 100 triệu người.
Ưu – nhược điểm của Wix là gì?
Ưu điểm
Hiện tại, Wix đang là một trong những nền tảng thiết kế website thu hút đông đảo người dùng sử dụng. Điều này đến từ việc Wix sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật, vượt trội như:
Sử dụng đơn giản
Chỉ với các thao tác kéo – thả đơn giản bên cạnh các công cụ, tính năng được tích hợp một cách thông minh, Wix giúp cho việc thiết kế, điều chỉnh website của người dùng càng trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Chỉ cần vài cái nhấp chuột trong Manage Page, trang web của bạn đã có thể được thêm vào trình đơn điều hướng.
Ngoài ra, nếu bạn hoàn toàn chưa biết gì về thiết kế website, Wix cũng sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước, giải thích rõ từng chức năng nhằm giúp bạn biết được bước tiếp theo cần phải làm gì.
Mẫu thiết kế có sẵn
Wix hiện có hơn 510 mẫu giao diện website (đã bao gồm dữ liệu mẫu) dành mọi ngành nghề khác nhau như: công nghệ, du lịch, bất động sản, giáo dục, thương mại điện tử,…
Dựa vào đó, bạn chỉ cần chọn giao diện và cập nhật lại nội dung, hình ảnh là đã có thể thiết kế được website.
Được hỗ trợ tối đa
Wix có hẳn một thư viện công cụ nhằm giúp cho người dùng có thể thiết kế website đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy hơn 300 ứng dụng, trong đó có cả miễn phí và tính phí.
Bên cạnh đó, ở mỗi tính năng, Wix đều có nút Help để giúp người dùng có thể tự tìm hiểu thêm sâu hơn. Ngoài ra, nếu xảy ra bất kỳ vấn đề, thắc mắc nào trong quá trình sử dụng, bạn hoàn toàn có thể liên hệ nhờ sự trợ giúp từ đội ngũ kỹ thuật viên của Wix.
Thương mại điện tử
Với nền tảng Wix, việc xây dựng một cửa hàng trực tuyến được đánh giá là vô cùng dễ dàng. Bạn có thể chọn một mẫu bất kỳ từ Online Store (cửa hàng trực tuyến) hoặc đơn giản hơn, bạn chỉ cần nhấp vào nút để thêm một cửa hàng vào website sẵn có.
Để chấp nhận thanh toán, bạn cần nâng cấp lên gói trả phí. Tuy nhiên, không giống như các giải pháp thương mại điện tử khác, nền tảng Wix không thu bất kỳ khoản hoa hồng nào đối với doanh số mà bạn tạo ra.
Gợi ý thông minh
Khi bạn đang sử dụng Wix, các cửa sổ nhỏ thân thiện sẽ thường được bật lên. Mục đích của việc này là nhằm hướng dẫn bạn trong suốt quá trình thực hiện. Các cửa sổ này được chia thành 2 dạng thẻ là:
- What’s Next: Liệt kê các bước bạn cần thực hiện để hoàn thành thiết kế website, thường là những tác vụ cơ bản. Mỗi khi bạn nhấp vào một tác vụ (thêm nội dung hoặc xem trước website), Wix sẽ tiến hành hướng dẫn bạn từng bước cụ thể.
- Smart Tips: Những gợi ý tối ưu website hoặc các chức năng mới nhất của Wix cần được cập nhật.
Cập nhật thường xuyên
WIX thường xuyên đưa ra phiên bản cập nhật cho các công cụ trên nền tảng của mình. Điều này được thực hiện với mục đích mang đến cho người dùng những tính năng mới cũng như sự cải tiến hữu ích nhất.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm như trên, Wix vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định như:
- Gói trả phí đắt: Nếu muốn sử dụng các tính năng nâng cao trên Wix, bạn cần phải bỏ ra một số tiền không nhỏ, thậm chí có thể bằng hoặc hơn chi phí thuê thiết kế website mới.
- Bản dùng miễn phí còn nhiều hạn chế: Với bản miễn phí, mặc dù nền tảng có nhiều chức năng dễ sử dụng nhưng lại bị hạn chế ở những chức năng quan trọng.
- Ít ứng dụng hỗ trợ: Wix hiện đang có khoảng 500 app hỗ trợ. Tuy nhiên, con số này còn quá ít nếu so với số lượng plugin có trên WordPress.
So sánh Wix với WordPress
Giữa Wix và WordPress sẽ có nhiều điểm khác biệt, sau đây là một số điểm cần quan tâm:
Chi phí
Trên nền tảng Wix, bạn có thể sử dụng các bản miễn phí mà không cần phải mua hosting hay tên miền. Tuy nhiên, đi kèm với đó sẽ là những hạn chế về tính năng, thường xuyên bị hiển thị quảng cáo, không dùng được tên miền riêng.
Bên cạnh đó, nếu muốn sử dụng bản trả phí trên Wix, bạn cần phải tốn một khoản chi phí không nhỏ.
Trong khi đó, WordPress miễn phí cho mọi người nhưng bạn bắt buộc phải mua tên miền hay thuê hosting. Tuỳ thuộc vào các theme, plugin mà chi phí sử dụng WordPress sẽ có sự thay đổi khác nhau.
Thiết kế và bố cục
Wix có hơn 500 mẫu giao diện được thiết kế sẵn, phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau. Đồng thời, nền tảng này còn tích hợp các công cụ thông minh giúp người dùng tuỳ chỉnh bố cục.
Một lưu ý là khi đã chọn mẫu giao diện trên Wix thì không thể thay đổi sang mẫu khác được. Thay vào đó, bạn có thể tuỳ chỉnh thêm công cụ, sắp xếp lại bố cục theo ý muốn.
WordPress cũng mang đến cho người dùng một thư viện với hàng nghìn mẫu giao diện (miễn phí và có phí). Khác với Wix, khi dùng WordPress, bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh lại mẫu giao diện đã chọn bằng các theme và plugin khác.
Tính dễ sử dụng
Wix sở hữu rất nhiều công cụ được thiết kế thông minh và vô cùng dễ sử dụng. Thậm chí với những người hoàn toàn không am hiểu về code hay thiết kế website vẫn có thể dùng được.
Trong khi đó, WorPress lại có visual editor giúp viết nội dung và chỉnh sửa theme một cách nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên, với những tính năng trong WordPress, bạn cần phải tốn nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu.
Plugin/App
Nền tảng Wix hiện tại đang có khoảng hơn 500 app hỗ trợ với những chức năng như: nhận xét, thư viện, theme biểu mẫu liên hệ,… Phần lớn các app này đều được miễn phí.
Trong khi đó, số lượng plugin của WordPress đã lên tới con số 55.000 chưa kể hàng nghìn app có trả phí khác.
Tóm lại, tính tới thời điểm hiện tại, nếu so về sự tương quan giữa chi phí – lượng tính năng, tài nguyên, thiết kế bố cục, plugin/app thì WordPress vẫn đang chiếm nhiều ưu thế hơn hẳn. Tuy nhiên, Wix vẫn được đánh giá cao hơn bởi tính dễ sử dụng cho người mới.
Tìm hiểu sâu hơn về những khác biệt giữa Wix với WordPress qua file bên dưới đây:
Có nên sử dụng Wix hay không?
Từ những phân tích trên, có thể thấy, Wix là một nền tảng khá dễ sử dụng, ngay cả khi bạn không có kiến thức về code.
Vậy nên, nếu bạn không thực sự quá am hiểu về kỹ thuật, đồng thời không muốn bỏ ra chi phí để mua tên miền hay thuê hosting thì Wix là một lựa chọn thích hợp.
Ngược lại, nếu bạn muốn thiết kế một website chuyên nghiệp, có quy mô lớn hơn thì nên chọn WordPress.
Một số trường hợp bạn có thể áp dụng nền tảng Wix để thiết kế website như:
- Website cá nhân, blog có thiết kế đơn giản với nội dung, hình ảnh, video,… cơ bản.
- Các website vệ tinh nhằm mục đích thực hiện SEO cho website chính.
- Website giới thiệu với mục đích quảng bá hình ảnh thương hiệu cho cá nhân, doanh nghiệp.
Hướng dẫn thiết kế web với Wix
Bước 1: Đăng ký tài khoản
- Truy cập vào website www.wix.com –> Get Started
- Điền đầy đủ thông tin cá nhân –> Sign up để đăng ký. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện đăng nhập thông qua tài khoản Google hoặc Facebook.
Bước 2: Chọn giao diện template
Sau khi đăng ký thành công, Wix sẽ cho bạn 2 cách để tạo giao diện website là tự động và theo template có sẵn từ Wix.
- Nếu chọn tạo website tự động, bạn sẽ phải trả lời các câu hỏi của hệ thống như: loại website cần thiết kế, các tính năng mong muốn, loại hình dịch vụ được thể hiện trên website,… Dựa vào đây, Wix sẽ tự động tạo trang web mẫu cho bạn.
- Nếu chọn theo template có sẵn, Wix sẽ đưa bạn đến thư viện giao diện. Để xem trước giao diện, bạn hãy nhấn nút “View” hoặc nếu muốn chỉnh sửa, bạn hãy nhấn vào nút “Edit”.
Bước 3: Thiết kế và chỉnh sửa nội dung website
Khi đã có được mẫu website phù hợp như mong muốn, bạn chỉ cần click vào nút “Edit this site” ở góc phải, phía trên màn hình và bắt đầu tiến hành chỉnh sửa.
Trong tab thiết kế, bạn sẽ thấy có rất nhiều công cụ hỗ trợ thay đổi hình nền, màu sắc, phông chữ,… Bạn chỉ cần nhấn và kéo thả sao cho phù hợp là được.
Bước 4: Chọn và tích hợp ứng dụng vào website
Truy cập vào Wix App Market, tìm và click chọn app phù hợp với website của bạn. Bạn có thể tăng độ tin cậy của website bằng cách tích hợp thêm các nền tảng mạng xã hội như: Soundcloud, Instagram hay Adsense Google.
Bước 5: Sử dụng các công cụ để tối ưu SEO website
Công cụ SEP WIZ của Wix sẽ hỗ trợ tối ưu SEO, giúp cho website của bạn xây dựng hệ thống từ khóa, đồng thời theo dõi chúng trên công cụ tìm kiếm.
Bên cạnh đó, nếu website bạn được kết nối với Google Analytics, việc thực hiện SEO sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Lưu ý, bạn phải dùng gói trả phí thì mới có thể kết nối được với công cụ này.
Bước 6: Xuất bản website
Sau khi đã hoàn thành toàn bộ quá trình thiết lập, bạn có thể đưa website của mình vào hoạt động chính thức bằng việc click vào Publish.
Những câu hỏi thường gặp về Wix
Wix hỗ trợ tối đa bao nhiêu mẫu thiết kế?
Nền tảng WIX cung cấp hơn 500 mẫu template đã được thiết kế sẵn, phù hợp với nhiều lĩnh vực và loại website khác nhau. Với các công cụ thông minh tích hợp sẵn, người dùng có thể dễ dàng tùy chỉnh và thay đổi bố cục web theo ý muốn.
Tuy nhiên, sau khi đã chọn một mẫu giao diện cụ thể, không thể thay đổi mẫu này sau đó.
Cách tạo menu trong Wix là gì?
Bước 1: Truy cập vào Trang quản trị → chọn mục Tùy chỉnh giao diện → sau đó tiếp tục chọn Menu.
Bước 2: Nhấp vào Tạo Menu mới. Một tab mới sẽ hiện ra như hình dưới: Nhập Tên cho Menu mới (ví dụ: Thanh toán) → Bấm Tạo trình đơn. Cột bên trái sẽ hiển thị các Trang, Bài viết, Chuyên mục có thể thêm vào làm các thành phần con cho Menu mới của bạn.
Hy vọng với bài viết Wix là gì? Tất cả các thông tin cơ bản về WIX mà bạn cần biết, Miko Tech đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nền tảng thiết kế mới này. Ngoài ra, bạn cũng sẽ tìm được một nền tảng thích hợp nhu cầu thiết kế website sắp tới của bạn.
Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết!
Ý Nhi tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM và có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Trong quá trình làm việc, Ý Nhi có kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, thể thao điện tử, marketing, SEO,…