fbpx
Logo

Giấy Phép Kinh Doanh Là Gì? Đặc Điểm, Thủ Tục Đăng Ký

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Giấy phép kinh doanh giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về loại giấy phép quan trọng này và những nội dung cần thiết. Giấy phép kinh doanh là tài liệu quan trọng mà doanh nghiệp cần có để được đi vào hoạt động trong một số ngành nghề. Trong bài viết sau, Miko Tech sẽ giúp bạn hiểu hơn về quá trình làm giấy phép kinh doanh nhé!

Giấy phép kinh doanh là gì?

Theo khoản 4 Điều 3 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP:

Giấy phép kinh doanh được định nghĩa là “giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận, các hình thức văn bản khác quy định các điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp luật.”

Nói một cách dễ hiểu, giấy phép kinh doanh là tài liệu được cấp cho cá nhân hoặc tổ chức cho phép họ hoạt động kinh doanh khi thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu kinh doanh của ngành nghề được đăng ký theo quy định của pháp luật.
xin giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh là các loại giấy chứng nhận doanh nghiệp cần có

Vậy giấy phép kinh doanh tiếng anh là gì?

  • Giấy phép kinh doanh trong tiếng Anh được gọi là “Business license”.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gọi là “Business Registration Certificate”.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong tiếng Anh là “Enterprise Registration Certificate”.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được gọi là “Investment Registration Certificate”.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Và có nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

Theo khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, giấy phép kinh doanh (hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) là văn bản bằng giấy hoặc tài liệu điện tử ghi lại những thông tin đăng ký doanh nghiệp do Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp để xác nhận doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh và được phép hoạt động hợp pháp. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong quá trình hoạt động.

giấy phép kinh doanh
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Phân biệt giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Giấy đăng ký kinh doanh và Giấy phép kinh doanh là hai loại giấy tờ quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên,

Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh DoanhGiấy Phép Kinh Doanh
Mục đíchGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp khi bạn đăng ký thành lập công ty hoặc doanh nghiệp.
Văn bản này chứng nhận rằng công ty của bạn đã hoàn thành quy trình đăng ký và được công nhận là một đơn vị kinh doanh hợp pháp.
Giấy phép kinh doanh là giấy tờ được cấp sau khi công ty hoàn thiện quá trình đăng ký và được kiểm tra, xem xét bởi cơ quan chức năng.
Văn bản này chứng nhận rằng công ty đã đáp ứng các yêu cầu pháp lý để được phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký.
Nội dungGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Chứa thông tin cơ bản về doanh nghiệp, bao gồm tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, và người đại diện theo pháp luật.Giấy phép kinh doanh thường chứa các thông tin như tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, số giấy phép, thời hạn hiệu lực, và các điều khoản và điều kiện khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Thời hạn có hiệu lựcCó hiệu lực ngay sau khi cấp và không có thời hạn.Hầu hết giấy phép kinh doanh đều có thời hạn hiệu lực và cần được gia hạn. Thời hạn ngắn hay dài tùy thuộc vào ngành nghề hoạt động.
Điều kiện cấpCơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi doanh nghiệp đáp ứng được những điều kiện sau:
– Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
– Ngành nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm.
– Tên doanh nghiệp đăng ký tuân theo quy định
– Nộp đủ lệ phí
Để được cấp Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chuyên môn,… Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp có thể cần có nhiều giấy chứng nhận khác nhau.
Cơ quan cấpTheo quy định tại Điều 14, 15 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.Tùy thuộc vào ngành, nghề kinh doanh mà giấy phép kinh doanh sẽ được các cơ quan khác nhau cấp.
Ví dụ, theo Điều 35 Luật An toàn thực phẩm thì Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ do Bộ Y tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Công thương cấp.

Đặc điểm của giấy phép kinh doanh

Về mặt ý nghĩa pháp lý

Về phương diện pháp lý, giấy phép kinh doanh có những ý nghĩa sau đây:

  • Là sự công nhận và cho phép hoạt động của cơ quan quản lý.
  • Là minh chứng cho quyền kinh doanh của công dân.
  • Là quy trình đề nghị và cấp phép.

Về mặt bản chất

Giấy chứng nhận kinh doanh là một bằng chứng pháp lý chứng minh quyền hoạt động của tổ chức kinh doanh. Thể hiện sự cho phép và công nhận từ phía Nhà nước về việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Điều này cho phép Nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Đối với một số ngành kinh doanh có yêu cầu đặc biệt như giáo dục, y tế, tài chính, giấy phép kinh doanh của các tổ chức kinh doanh được coi như một giấy thông hành, chứng nhận đáp ứng đủ điều kiện tham gia hoạt động trong ngành. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và các bên liên quan.

Về mặt lợi ích

Doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh bởi cơ quan chủ quản mang lại những lợi ích sau:

  • Tổ chức kinh doanh được phép hoạt động và được bảo vệ bởi Nhà nước.
  • Doanh nghiệp có đăng ký giấy phép kinh doanh là điều kiện cơ bản và quan trọng để xuất hóa đơn đỏ trong quá trình mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
  • Thể hiện tư cách pháp nhân và chứng minh rằng tổ chức kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động, từ đó tạo sự tin tưởng đối với khách hàng.
  • Làm giấy phép kinh doanh mở rộng cơ hội phát triển và thúc đẩy sự hợp tác với các doanh nghiệp lớn.
  • Tổ chức kinh doanh có thể hưởng các ưu đãi từ phía Nhà nước như hỗ trợ vốn vay và khấu trừ thuế.

Nội dung của giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là một văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để xác nhận doanh nghiệp được phép hoạt động hợp pháp trong một hoặc nhiều ngành nghề cụ thể.

1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp

Trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn sẽ tìm thấy các thông tin cơ bản về công ty. Trong đó, thông tin được hiển thị đầu tiên là tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh sẽ được ghi đầy đủ cả loại hình doanh nghiệp và tên riêng, ví dụ: Công ty Cổ phần MISA.

Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không trùng lặp với các doanh nghiệp khác. Mã số doanh nghiệp thường được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.

xin giấy phép kinh doanh
Mã số doanh nghiệp cũng là mã số thuế và mã số BHXH của doanh nghiệp

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm đặt cơ quan điều hành của doanh nghiệp, được xác định theo địa giới đơn vị hành chính, có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Đây là nơi doanh nghiệp thực hiện các chức năng quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Thông tin người đại diện theo pháp luật

Thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật cũng là một trong những nội dung được hiển thị trên giấy phép kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người được ủy quyền hợp pháp để thực hiện các quyền lợi và trách nhiệm của một tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà người đại diện pháp luật có thể được quy định khác nhau:

Loại hình doanh nghiệpNgười đại diện theo pháp luật
Doanh nghiệp tư nhânChủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân
Công ty hợp danhThành viên hợp danh
Công ty TNHH một thành viên– Nếu cá nhân là chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch công ty.
– Nếu tổ chức là chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Công ty TNHH hai thành viên trở lênNgười đại diện theo pháp luật là người nắm giữ một trong các chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Công ty cổ phầnNgười đại điện theo pháp luật là người nắm giữa một trong các chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Giấy phép kinh doanh là cụm từ dùng chung cho tất cả các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mà doanh nghiệp cần có khi hoạt động trong một số ngành nhất định.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp để chứng nhận rằng họ đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị,… để được phép kinh doanh trong một số ngành nghề. Danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020.

Xem thêm: Hướng Dẫn Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh Online Chi Tiết

Đối tượng có thể làm giấy phép kinh doanh

Đối tượng được cấp giấy phép kinh doanh bao gồm các nhóm sau:

1. Doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong nước.
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Xem thêm về: Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài

Đối với doanh nghiệp trong nước kinh doanh có điều kiện

Các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp trong nước phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đăng ký kinh doanh trong ngành nghề có điều kiện để được phép hoạt động kinh doanh. Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các lĩnh vực sau:

– Kinh doanh các loại pháo (trừ pháo nổ).
– Dịch vụ cầm đồ.
– Dịch vụ xoa bóp.
– Dịch vụ phòng cháy chữa cháy.
– Nghề luật sư.
– Đấu giá tài sản.
– Dịch vụ kế toán – kiểm toán.
– Dịch vụ Đại lý thuế…

Đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định 09/2018/NĐ-CP, các tổ chức này được cấp giấy phép kinh doanh để thực hiện các hoạt động kinh tế sau:

– Phân phối bán lẻ hàng hóa (ngoại trừ gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách, báo, tạp chí).
– Nhập khẩu và phân phối bán buôn hàng hóa như dầu, mỡ bôi trơn.
– Dịch vụ xúc tiến thương mại (ngoại trừ dịch vụ quảng cáo).
– Dịch vụ trung gian thương mại.
– Dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa và dịch vụ.

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp

Quy trình thành lập doanh nghiệp và xin giấy phép hoạt động có các bước sau:

cách đăng ký giấy phép kinh doanh
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp

Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp

Lựa chọn hình thức doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đầu tiên khi muốn thành lập một cơ sở kinh doanh và xin giấy phép hoạt động. Việc này sẽ có tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, bao gồm số lượng thành viên, số vốn góp, huy động vốn và nhiều yếu tố khác. Hiện nay, theo quy định của pháp luật, bạn có thể chọn một trong các hình thức doanh nghiệp sau:

1. Công ty TNHH 1 thành viên.
2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
3. Công ty cổ phần.
4. Công ty hợp danh.
5. Doanh nghiệp tư nhân.

Mỗi hình thức doanh nghiệp có những đặc điểm riêng, tuy nhiên, quy trình và thủ tục để xin cấp giấy phép kinh doanh là tương tự.

Bước 2: Đặt tên doanh nghiệp và xác định địa chỉ trụ sở

Khi đặt tên doanh nghiệp, bạn cần chú ý không sử dụng tên giống hoặc trùng với các doanh nghiệp khác để tránh gây nhầm lẫn. Đối với địa chỉ trụ sở, nó phải được xác định rõ ràng và bao gồm đầy đủ các cấp, trừ trường hợp không được đặt tại chung cư dùng cho mục đích ở (ngoại trừ một số tầng ở chung cư có mục đích thương mại).

đăng ký giấy phép kinh doanh
Xác định địa chỉ trụ sở

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ sẽ khác nhau tùy theo loại giấy chứng nhận, giấy phép hoặc giấy xác nhận mà yêu cầu được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Bước 4: Nộp hồ sơ và chờ kết quả.

Hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Người đăng ký cần theo dõi tiến trình làm việc để điều chỉnh hoặc bổ sung hồ sơ khi yêu cầu.

Sau 3-5 ngày làm việc, giấy phép kinh doanh sẽ được cấp sau khi quá trình xin giấy phép hoàn tất.

Khám phá thêm về: Thủ Tục Thành Lập Công Ty Bao Gồm Những Bước Nào?

Lời kết

Giấy phép kinh doanh không chỉ là chứng nhận hợp pháp để doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh mà còn là là bảo chứng uy tín của doanh nghiệp trong ngành.

Với thủ tục làm giấy phép kinh doanh trên, bạn đã hiểu được các bước cần thiết khi đăng ký. Hy vọng Miko Tech đã giúp bạn hiểu hơn về giấy phép kinh doanh và đừng quên chia sẻ nếu bổ ích nhé!

23.02.2024 Ý Nhi

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!