Những ngày gần đây, chắc hẳn bạn đã nhận thấy cách mà AI ảnh hưởng đến công việc của các marketer. Và nhiều người trong số các bạn ngay bây giờ cũng đang sử dụng những công cụ dựa trên nền tảng AI.
Bạn có tò mò công nghệ AI đã phát triển ra sao? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 4 loại AI và cách mà mỗi loại hỗ trợ cho marketing.
Tổng quan về 4 loại AI – Trí tuệ nhân tạo
Có 4 loại AI chính theo chức năng bao gồm: reactive machines, limited memory, theory-of-mind và self-aware. Nếu phân loại theo khả năng thì AI được phân thành trí thông minh hạn hẹp (ANI), trí thông minh tổng quát (AGI) và siêu trí tuệ (SGI). Và sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về từng loại.
1. Reactive Machines – Bộ máy phản ứng
Đây là một loại AI có khả năng phản ứng và tương tác với môi trường xung quanh mình dựa vào các quy tắc và mẫu được lập trình trước. Reactive machines không có khả năng lưu trữ thông tin hoặc xây dựng mô hình hiểu biết về bối cảnh, mà thay vào đó dựa vào các phản ứng trực tiếp với tín hiệu đầu vào.
Loại hình AI này thường này ứng dụng trong các hệ thống kiểm soát tự động, hệ thống an ninh, robot dịch vụ và trò chơi điện tử.
Ví dụ: Nhiều trò chơi có chức năng “chơi với máy”, nó sẽ phản ứng với đòn tấn công của bạn nhưng không nhận thức được tổng thể trò chơi. Ngoài ra, nó cũng không có khả năng ghi nhớ hoặc học tập từ kinh nghiệm trong quá khứ để điều chỉnh cách chơi.
Trong marketing, reactive machines có thể được sử dụng để cung cấp hỗ trợ tự động và trả lời câu hỏi từ khách hàng thông qua chatbot hoặc hệ thống trò chuyện. Chúng có thể giúp khách hàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm, giải đáp thắc mắc, cung cấp hướng dẫn sử dụng và hỗ trợ quá trình mua hàng.
2. Limited Memory – Bộ nhớ hạn chế
Như tên gọi của mình, loại AI này chỉ có khả năng học từ một lượng thông tin hạn chế. Vì có bộ nhớ hạn chế, nó chỉ có thể xem xét một phần nhỏ của thông tin trong quá khứ và dựa trên đó để đưa ra quyết định hiện tại. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng dự đoán chính xác.
Một ví dụ thực tế về AI có bộ nhớ hạn chế là hệ thống lái xe tự động. Xe tự lái không thể lưu trữ toàn bộ dữ liệu mà sử dụng một bộ nhớ hạn chế để lưu trữ thông tin quan trọng như vị trí, tốc độ hiện tại và thông tin về các vật thể xung quanh. Bộ nhớ hạn chế là cách giảm tải cho hệ thống tự lái, đảm bảo khả năng phản ứng nhanh và đáp ứng linh hoạt trong môi trường lái xe thực tế.
Với lĩnh vực marketing, Limited memory giúp tối ưu hóa chiến lược quảng cáo nhờ thu thập dữ liệu về các chiến dịch quảng cáo trước đó và đưa ra đề xuất. Chúng cũng được sử dụng trong hệ thống gợi ý sản phẩm. Dựa trên dữ liệu về lịch sử mua hàng của khách hàng, hệ thống có thể tạo ra các gợi ý được cá nhân hóa.
3. Theory-of-mind – ToM
Theory-of-mind (hay ToM) là loại AI có khả năng hiểu và suy luận về tư duy, suy nghĩ, ý định và trạng thái tâm lý của con người. ToM cho phép chúng ta dự đoán và giải thích hành vi của người khác, đồng thời cũng giúp chúng ta điều chỉnh hành vi và tương tác của mình dựa trên nhận thức về ý định và trạng thái tâm lý của người khác.
Ý tưởng đằng sau ToM là tạo ra những cỗ máy có thể tương tác với con người hiệu quả hơn vì chúng hiểu nhu cầu, mục tiêu và động lực của họ. Ví dụ như nếu bạn hét vào Google Maps vì bỏ lỡ một ngã rẽ, nó sẽ không cảm thấy khó chịu hay xúc động. Thay vào đó, nó phản hồi bằng cách tìm một con đường khác.
Hay nếu một hệ thống AI có thể hiểu được sự thất vọng của một người đang giận dữ, chẳng hạn như khách hàng, nó có thể phản hồi khéo léo hơn. Về lâu dài, AI ToM có thể có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động marketing. Tuy nhiên, ToM hiện tại vẫn đang ở giai đoạn đầu nên rất khó dự đoán khi nào nó sẽ trở thành hiện thực.
4. Self-aware – Tự nhận thức
AI tự nhận thức được coi là giai đoạn tiếp theo của ToM. Nó có khả năng nhận biết và hiểu về chính nó, tồn tại của nó và môi trường xung quanh. Khi đạt đến cấp độ này, máy móc có thể hiểu được cảm xúc của con người và có cảm xúc, nhu cầu và niềm tin của riêng chúng.
AI tự nhận thức hiện chỉ tồn tại trên lý thuyết. Hệ thống AI hiện có vẫn đang được nghiên cứu kỹ lưỡng và sẽ cần nhiều cải tiến đáng kể để đạt được mức độ tự nhận thức tương đương với con người. Các hệ thống AI tự nhận thức ngày nay đa phần chỉ có khả năng giới hạn trong việc tự nhận biết và hiểu về bản thân.
Jarvis trong Iron Man là một ví dụ của AI tự nhận thức. Jarvis (Just A Rather Very Intelligent System) là một trí tuệ nhân tạo tự nhận thức được tạo ra bởi Tony Stark (Iron Man) để điều khiển các hệ thống và thiết bị. Không chỉ có khả năng tương tác với Tony Stark, Jarvis còn có khả năng suy nghĩ độc lập và hỗ trợ ra quyết định. Ngoài ra, Jarvis cũng có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.
3 mức độ của AI
Trí tuệ nhân tạo có ba giai đoạn, phần lớn được xác định bởi khả năng học hỏi như con người:
- Trí thông minh hạn hẹp (ANI): ANI đại diện cho hầu hết các hệ thống AI tồn tại ngày nay. Nó chỉ có khả năng thực hiện một hoặc một số tác vụ cụ thể một cách thông minh. Ví dụ, một hệ thống ANI có thể được lập trình để chơi cờ vua một cách xuất sắc, nhưng nó không thể tự học và chuyển đổi sang các tác vụ khác ngoài việc chơi cờ.
- Trí thông minh tổng quát (AGI): Các hệ thống AGI được thiết kế để có trí thông minh giống con người. Nó có khả năng hiểu, học và thực hiện tất cả các tác vụ mà một con người có thể thực hiện. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta chưa có được AGI hoàn chỉnh.
- Siêu trí tuệ (SGI): SGI là một dạng AI tiên tiến vượt qua trí thông minh của con người. Nó đại diện cho một hệ thống AI có trí thông minh vượt trội so với bất kỳ cá nhân hoặc nhóm cá nhân nào trên Trái Đất. Các lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của nó cũng gây ra những tranh luận sôi nổi trong giới khoa học.
Loại AI phổ biến nhất trong marketing
Dựa theo khả năng và mức độ của AI, Reactive machines và ANI là hai loại AI được ứng dụng phổ biến nhất trong marketing hiện tại. Hubspot đã tiến hành khảo sát hơn 1350 marketer ở Hoa Kỳ để tìm hiểu về việc sử dụng các công cụ AI của họ.
Đầu tiên, khi được hỏi về các công cụ AI, 66% các marketer cho biết họ sử dụng chatbot. Chatbot trò chuyện là AI có bộ nhớ hạn chế vì chúng tận dụng dữ liệu và các cuộc trò chuyện trong quá khứ để trả lời khách hàng.
Các marketer cũng cho biết họ thường sử dụng các công cụ AI trực quan (57%) và AI sáng tạo văn bản (56%). Dựa theo thông tin từ tất cả những người tham gia khảo sát, các công cụ AI giúp họ tiết kiệm trung bình 2 tiếng và 24 phút mỗi ngày.
Lời kết
Bài viết trên của Miko Tech đã khái quát cho bạn 4 loại AI, những ví dụ thực tế về ứng dụng của từng loại và AI phổ biến nhất trong marketing. Mặc dù mang lại cho con người nhiều lợi ích nhưng khi AI càng tiến gần đến một cấp độ cao hơn thì người ta lại càng e ngại về khả năng của nó. Và câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta nên phát triển nó đến mức độ nào?
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/