fbpx
Logo

TOP 10 Lỗ Hổng Bảo Mật Của Website Phổ Biến Theo OWASP

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Đối với các quản trị viên website thì các lỗ hổng bảo mật của website luôn là vấn đề khó nhằn và đau đầu. Các lỗ hổng sẽ giúp hacker dễ dàng tấn công, khai thác cơ sở dữ liệu và thông tin nhạy cảm. Qua bài viết này, Miko Tech sẽ mang đến cho bạn đọc thông tin về top 10 lỗ hổng bảo mật của website phổ biến và cách ngăn chặn hiệu quả, nhanh chóng.

Lỗ hổng bảo mật của website là gì?

Vulnerability (lỗ hổng bảo mật) là một khái niệm phổ biến trong an toàn thông tin. Trong an ninh mạng, lỗ hổng bảo mật là các điểm yếu (kỹ thuật hoặc phi kỹ thuật) của một phần mềm, phần cứng, giao thức, một hệ thống thông tin.
Lỗ hổng bảo mật của website là điểm yếu của phần mềm, giao thức.
Lỗ hổng bảo mật của website là điểm yếu của phần mềm, giao thức.

Các điểm yếu này bị các tội phạm mạng lợi dụng để khai thác và truy cập trái phép vào hệ thống máy tính. Một khi mà tội phạm mạng khai thác được lỗ hổng thì chúng có thể phát tán các mã độc, cài đặt phần mềm độc hại và thậm chí là đánh cắp các dữ liệu nhạy cảm.

Ngoài website thì lỗ hổng bảo mật thường sẽ xuất hiện ở:

  • Ứng dụng web, ứng dụng mobile
  • Các hệ điều hành và phần mềm
  • Các thiết bị IoT
  • Mã nguồn, API
  • Các giao thức truyền tải, mã hóa
  • Hệ thống mạng, thiết bị mạng

TOP 10 lỗ hổng bảo mật của website theo OWASP

OWASP (Open Web Application Security Project) là một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào việc cải thiện bảo mật ứng dụng web. Trong khoảng 3 đến 4 năm, OWASP sẽ công bố danh sách 10 lỗ hổng bảo mật web phổ biến nhất, giúp các nhà phát triển và tổ chức hiểu rõ hơn về các rủi ro tiềm ẩn và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Theo danh sách gần nhất từ năm 2021, 10 lỗ hổng bảo mật phổ biến nhất là:

1. Cryptographic Failures

Cryptographic Failures (Lỗi mã hóa) là một lỗ hổng bảo mật website xảy ra khi các hệ thống không thực hiện đúng các nguyên tắc mã hóa hoặc sử dụng các thuật toán, khóa mã hóa, hay giao thức mã hóa không an toàn.

Trước đây, lỗ hổng này được gọi là “Sensitive Data Exposure” trong danh sách OWASP Top 10, nhưng đã được đổi tên thành “Cryptographic Failures” để nhấn mạnh rằng vấn đề chủ yếu liên quan đến việc thực thi mã hóa không đúng cách, chứ không chỉ đơn giản là việc để lộ dữ liệu nhạy cảm.

Cryptographic Failures
Mô tả lỗ hổng Cryptographic Failures

Cách ngăn chặn

Lỗi mã hóa là một vấn đề nghiêm trọng đe dọa đến bảo mật của dữ liệu. Để bảo vệ dữ liệu của bạn, cần thực hiện các biện pháp bảo mật toàn diện, bao gồm cả việc sử dụng các thuật toán mã hóa mạnh, quản lý khóa mã an toàn và triển khai mã hóa đúng cách.

2. Broken Access Control

Broken Access Control xảy ra khi một hệ thống không thực thi đúng cách các quy tắc kiểm soát truy cập, cho phép người dùng thực hiện các hành động hoặc truy cập vào dữ liệu mà họ không được phép. Lỗ hổng này có thể dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng như rò rỉ dữ liệu nhạy cảm, sửa đổi hoặc xóa dữ liệu quan trọng và thậm chí chiếm quyền kiểm soát hệ thống.

Cách ngăn chặn

Broken Access Control là một lỗ hổng nghiêm trọng có thể gây ra nhiều vấn đề bảo mật cho hệ thống. Để ngăn chặn lỗi xảy ra, cần đảm bảo ất cả các quy tắc kiểm soát truy cập được thực thi ở phía máy chủ, nơi mà người dùng không thể can thiệp hoặc thay đổi. Ngoài ra, chỉ nên cấp quyền truy cập tối thiểu cần thiết cho người dùng để thực hiện công việc của họ.

3. Injection (Lỗi chèn mã độc)

Injection là một loại lỗ hổng bảo mật của website xảy ra khi kẻ tấn công đưa mã độc hoặc các lệnh độc hại vào một chương trình, thông qua các đầu vào mà chương trình không xử lý đúng cách. Lỗ hổng này cho phép kẻ tấn công kiểm soát hành vi của ứng dụng, truy cập hoặc thao túng dữ liệu nhạy cảm, hoặc thực hiện các hành động nguy hiểm khác trên hệ thống.

Một ví dụ phổ biến về Injection là SQL Injection, trong đó kẻ tấn công chèn các lệnh SQL độc hại vào trường đầu vào của người dùng, như một ô tìm kiếm trên trang web. Nếu ứng dụng không xử lý đúng cách các đầu vào này, lệnh SQL độc hại có thể được thực thi trực tiếp trên cơ sở dữ liệu của hệ thống, dẫn đến việc kẻ tấn công có thể truy cập, sửa đổi hoặc xóa dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.

SQL Injection
Mô tả cuộc tấn công SQL Injection

Cách ngăn chặn

Bạn có thể áp dụng thêm các biện pháp sau để bảo vệ ứng dụng của mình khỏi các cuộc tấn công injection:

  • Sử dụng ORM: ORM sẽ tự động tạo ra các câu truy vấn SQL dựa trên các thao tác mà bạn thực hiện với các đối tượng. Điều này giảm thiểu đáng kể khả năng viết sai câu lệnh SQL và vô tình tạo ra các lỗ hổng injection.
  • Kiểm tra và làm sạch dữ liệu đầu vào: Kiểm tra xem dữ liệu đầu vào có đúng định dạng, kiểu dữ liệu và phạm vi cho phép hay không.
  • Cấp quyền hạn tối thiểu: Chỉ cấp cho người dùng hoặc quy trình các quyền hạn cần thiết để thực hiện công việc của họ.
  • Mã hóa đầu ra: Mã hóa các đầu ra để ngăn chặn các cuộc tấn công XSS (Cross-Site Scripting).
  • Sử dụng API an toàn: Sử dụng các API hoặc thư viện cung cấp các phương thức an toàn để tương tác với cơ sở dữ liệu, thay vì tự xây dựng các câu lệnh SQL.

4. Security Misconfiguration

Security Misconfiguration (Cấu hình bảo mật sai) là một trong những lỗ hổng bảo mật phổ biến nhất và nghiêm trọng nhất trong các ứng dụng web. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống không được cấu hình một cách chính xác hoặc khi các cài đặt bảo mật không được thiết lập đầy đủ. Điều này có thể dẫn đến việc hệ thống dễ bị tấn công, dữ liệu nhạy cảm bị rò rỉ, và các tài nguyên quan trọng bị xâm phạm.

Một số lý do dẫn đến lỗ hổng bảo mật này là:

  • Cấu hình mặc định không an toàn
  • Cập nhật và vá lỗi không đầy đủ
  • Các cài đặt bảo mật quan trọng không được thiết lập hoặc thiết lập không chính xác.
  • Không tắt hoặc xóa các tính năng không cần thiết
  • Không cập nhật chứng chỉ SSL định kỳ
Security Misconfiguration - lỗ hổng bảo mật của website
Security Misconfiguration – lỗ hổng bảo mật của website

Cách ngăn chặn

Việc cần làm là xây dựng và triển khai tự động để ngăn chặn lỗ hổng. Một quá trình audit lỗ hổng bảo mật trên máy chủ trước khi triển khai là rất cần thiết.

5. Insecure Design

Insecure Design (Thiết kế không an toàn) là một loại lỗ hổng bảo mật khá nghiêm trọng trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Khác với các lỗ hổng khác thường tập trung vào việc khai thác các điểm yếu sau khi hệ thống đã được xây dựng, Insecure Design đề cập đến những sai sót trong quá trình thiết kế ban đầu của một hệ thống, ứng dụng hoặc dịch vụ.

Cách ngăn chặn

Vì lỗi xuất phát từ thiết kế ban đầu, việc khắc phục thường rất phức tạp và tốn kém. Các lỗ hổng này thường ẩn sâu trong cấu trúc của hệ thống, khó phát hiện bằng các công cụ quét bảo mật thông thường. Để tránh phát sinh lỗi thiết kế, cần áp dụng các nguyên tắc thiết kế bảo mật như least privilege, input validation, output encoding,… ngay từ giai đoạn đầu của dự án.

6. Vulnerable and Outdated Components

Vulnerable and Outdated Components là một trong những lỗ hổng bảo mật website phổ biến và nguy hiểm được liệt kê trong danh sách OWASP Top 10. Lỗi này xảy ra khi các ứng dụng web sử dụng các thành phần phần mềm (ví dụ: thư viện, framework, hệ điều hành,…) có sẵn nhưng lại chứa các lỗ hổng bảo mật đã được biết đến hoặc đã quá cũ và không còn được hỗ trợ, cập nhật bản vá.

Vulnerable and Outdated Components
Mô tả lỗi Vulnerable and Outdated Components

Cách ngăn chặn

Để bảo vệ ứng dụng web của bạn khỏi các cuộc tấn công, bạn cần theo dõi các thông báo về bảo mật từ các nhà cung cấp phần mềm và cập nhật các thành phần phần mềm (thư viện, framework) lên phiên bản mới nhất ngay khi có thể.

7. Identification and Authentication Failures

Identification and Authentication Failures (Lỗi xác minh và xác thực) xảy ra khi hệ thống không bảo vệ hoặc không thực thi đúng quy trình xác định danh tính và xác thực người dùng, dẫn đến rủi ro an ninh. Các lỗ hổng này có thể dẫn đến việc kẻ tấn công chiếm quyền truy cập trái phép vào hệ thống mà không cần thông tin xác thực hợp lệ.

Những nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi này là:

  • Mật khẩu yếu hoặc quá dễ đoán
  • Không thực thi xác thực đa yếu tố (MFA)
  • Quản lý mật khẩu kém
  • Có các lỗ hổng trong mã nguồn của hệ thống xác thực

Cách ngăn chặn

Để ngăn chặn lỗi xác thực xảy ra, cần khuyến khích người dùng sử dụng mật khẩu mạnh và kết hợp nhiều yếu tố xác thực khác nhau (ví dụ như 2FA). Ngoài ra, bạn nên đặt ra các quy định về độ phức tạp của mật khẩu hoặc bắt buộc người dùng thay đổi mật khẩu định kỳ.

8. Software and Data Integrity Failures

Software and Data Integrity Failures (Lỗi vẹn toàn của phần mềm và dữ liệu) là một loại lỗ hổng bảo mật của website xảy ra khi tính toàn vẹn của phần mềm hoặc dữ liệu bị xâm phạm. Điều này có nghĩa là phần mềm hoặc dữ liệu đã bị thay đổi, làm hỏng, hoặc bị xóa một cách trái phép. Những lỗi này ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của phần mềm và dữ liệu, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống và người dùng.

Cách ngăn chặn

Để ngăn chặn các lỗi này, cần áp dụng các biện pháp bảo mật như kiểm tra tính toàn vẹn, mã hóa dữ liệu, phân quyền truy cập đúng cách và thực hiện cập nhật phần mềm định kỳ.

Software and Data Integrity Failures
Mô tả lỗ hổng Software and Data Integrity Failures

9. Security Logging and Monitoring Failures

Security Logging and Monitoring Failures (Lỗi ghi chép và giám sát bảo mật) xảy ra khi việc ghi chép và giám sát các sự kiện bảo mật không được thực hiện đầy đủ hoặc không hiệu quả. Những lỗi này có thể dẫn đến việc các hoạt động bất thường hoặc tấn công không được phát hiện kịp thời, làm giảm khả năng phát hiện và phản ứng với các mối đe dọa bảo mật.

Cách ngăn chặn

Security Logging and Monitoring Failures có thể dẫn đến việc các cuộc tấn công hoặc hành vi xâm phạm không được phát hiện cho đến khi thiệt hại đã xảy ra. Để ngăn chặn lỗi này, cần thiết lập ghi chép đầy đủ và chi tiết, thiết lập giám sát liên tục, bảo vệ dữ liệu ghi chép, và đào tạo nhân viên về bảo mật.

Security Logging and Monitoring Failures
Ví dụ về lỗi Security Logging and Monitoring Failures

10. Server-side Request Forgery

Server-side Request Forgery (SSRF) là một loại lỗ hổng bảo mật của website xảy ra khi một ứng dụng cho phép kẻ tấn công gửi các yêu cầu đến các hệ thống nội bộ hoặc dịch vụ khác từ phía máy chủ của ứng dụng. Kẻ tấn công có thể lợi dụng lỗ hổng này để truy cập các dịch vụ nội bộ, hệ thống mạng nội bộ, hoặc dữ liệu mà bình thường không thể tiếp cận từ bên ngoài.

Cách ngăn chặn

Nhằm ngăn chặn lỗi SSRF, cần thực hiện kiểm tra đầu vào nghiêm ngặt, cấu hình bảo mật mạng, và sử dụng các công cụ bảo mật để phát hiện và khắc phục các lỗ hổng. Chẳng hạn, cấu hình quy tắc tường lửa có thể giúp ngăn chặn các yêu cầu đến dịch vụ nội bộ hoặc các địa chỉ IP không được phép.

Tổng kết

Trên đây, Miko Tech đã cùng bạn tìm hiểu về 10 lỗ hổng bảo mật website và cách ngăn chặn hiệu quả, nhanh chóng. Đồng thời bài viết còn cung cấp thêm thông tin về nguyên nhân gây ra các lỗ hổng này cũng như biện pháp xử lý. Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn nắm thông tin về các lỗ hổng bảo mật của website thường gặp và đừng quên chia sẻ nếu hữu ích nhé!

06.12.2022 Trần Tiến Duy

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!