fbpx
Logo

Moodboard Là Gì? Cách Tạo Moodboard Hiệu Quả

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Moodboard là gì? Trong lĩnh vực thiết kế, moodboard là một công cụ quan trọng trong quá trình nghiên cứu và phát triển các dự án thiết kế. Moodboard giúp các nhà thiết kế tìm kiếm và sắp xếp lại những ý tưởng và đảm bảo dự án được phát triển đúng yêu cầu. Trong bài viết sau, Miko Tech sẽ giải thích chi tiết về khái niệm moodboard và hướng dẫn các bước tạo moodboard.

Moodboard là gì? 

Moodboard, nghĩa là bảng tâm trạng, là một công cụ trực quan giúp truyền tải các khái niệm và ý tưởng thiết kế trong lĩnh vực thiết kế.
moodboard
Moodboard là gì?

Mood board thường là một tấm bảng lớn, trên đó có dán những hình ảnh, màu sắc, chú thích hoặc các vật liệu thiết kế khác. Sử dụng moodboard có thể giúp bạn thu thập ý tưởng và tìm kiếm nguồn cảm hứng cho một dự án thiết kế. Bằng cách sắp xếp các hình ảnh và tài liệu cần thiết một cách trực quan, bạn có thể hình dung rõ hơn về mục tiêu của dự án và tìm ra phương hướng thực hiện.

Lợi ích khi sử dụng moodboard

Mood board là một công cụ hữu ích để tạo ra những thiết kế sáng tạo và ấn tượng. Việc sử dụng mood board mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong quá trình thiết kế, cụ thể là:

mood board
Lợi ích khi sử dụng moodboard

Sắp xếp ý tưởng tốt hơn

Moodboard giúp nhóm thiết kế thu thập và sắp xếp các ý tưởng thiết kế của mình. Đây có thể là công cụ hữu ích nếu nhóm chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Bằng cách sử dụng bảng để trình bày và ghi chú lại tất cả những gì nảy ra trong đầu bạn lên bảng. Khi các ý tưởng được trình bày trực quan, bạn dễ dàng tìm được những gì phù hợp hoặc không phù hợp và tìm được phương hướng thiết kế phù hợp với dự án.

Dễ dàng chia sẻ ý tưởng với nhóm

Moodboard có thể giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ ý tưởng thiết kế với nhau. Đôi khi có một số phong cách thiết kế khó mà diễn tả được bằng lời, do đó việc sử dụng hình ảnh để mô tả là một cách khá hữu ích. Khi trình bày những ý tưởng này lên bảng, các thành viên có thể hiểu được điều bạn đang muốn nói hoặc mong muốn thực hiện.

moodboard design
Dễ dàng trình bày ý tưởng với mood board

Trao đổi thuận lợi với khách hàng

Trong các cuộc họp với khách hàng, sử dụng moodboard có thể là một lợi thế để hiểu được những gì khách hàng muốn. Việc sử dụng mood board sẽ giúp nhóm thiết kế thống nhất được định hướng thiết kế và tránh tình trạng hiểu sai ý khách hàng. Bạn có thể trình bày bảng cho khách hàng và đặt câu hỏi để biết được họ có yêu cầu gì, từ đó đảm bảo nhóm thiết kế hiểu được đầy đủ ý tưởng và hạn chế việc chỉnh sửa quá nhiều.

Có thể được tái sử dụng để tham khảo

Mỗi dự án thiết kế cần có một moodboard riêng biệt, tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn cần phải làm lại mọi thứ từ đầu. Khi nhóm đã có một số lượng mood board nhất định, bạn có thể sử dụng chúng như một nguồn tài liệu tham khảo cho các dự án trong tương lai.

Chẳng hạn, bạn cũng có thể cho khách hàng xem qua và lựa chọn phong cách họ mong muốn, sau đó tiến hành chỉnh sửa chi tiết dựa trên đó.

moodboard mẫu
Các mood board đã qua sử dụng có thể được tận dụng để tham khảo

Giữ cho dự án đi đúng hướng

Có thể có những thứ khiến bạn chệch khỏi quỹ đạo ban đầu, nhất là khi thực hiện các dự án sáng tạo. Ví dụ, khách hàng có thể bất ngờ nảy ra những ý tưởng mới và muốn thay đổi toàn bộ phong cách thiết kế. Việc thay đổi mood board là cần thiết để cả nhóm thiết kế hiểu được những gì cần chỉnh sửa và đảm bảo mọi người đều nắm được tinh thần thiết kế chung.

Đặc điểm của moodboard vât lý và moodboard kỹ thuật số

Một trong số những điều bạn cần quyết định trước khi tạo mood board là lựa chọn moodboard vật lý hay moodboard kỹ thuật số.

Moodboard vật lý (Physical moodboard)

Mood board vật lý là một sự lựa chọn truyền thống. Thông thường, chúng là những tấm bảng lớn cùng với ghim hoặc nam châm để có thể gắn ảnh. Tấm bảng cũng có thể làm từ xốp mà bạn có thể dùng ghim để gắn ảnh hoặc các vật liệu khác lên. Bảng sẽ có màu trắng, màu đen hoặc được sơn nền là một màu nào đó phù hợp với bảng màu thiết kế.

Moodboard vật lý cho phép bạn cảm nhận và tương tác với các vật liệu thực tế, mang lại trải nghiệm trực quan hơn so với mood board kỹ thuật số. Bảng vật lý mang lại cảm giác chân thực, cho phép bạn tiếp xúc với những vật liệu thiết kế tuy nhiên có thể tốn kém hơn mood board kỹ thuật số.

cách làm moodboard
Một ví dụ về moodboard vật lý trong thiết kế thời trang

Moodboard kỹ thuật số (Digital moodboard)

Mood board kỹ thuật số là một giải pháp hiện đại hơn khi chúng ta có thể tạo bảng thông qua các công cụ hoặc phần mềm. Các bảng này cho phép bạn dễ dàng thêm hình ảnh bạn tìm được trên internet. Digital moodboard cũng có thể dễ dàng chỉnh sửa và chia sẻ, đồng thời có thể bao gồm các yếu tố như video và âm thanh. Một số nền tảng giúp bạn tạo mooboard phổ biến:

  • Pinterest: Nền tảng này cho phép bạn dễ dàng xếp các hình ảnh thành các bảng. Đây là một công cụ thích hợp để tìm kiếm những ý tưởng thiết kế thú vị, tìm kiếm hình ảnh đẹp mắt và lưu lại theo chủ đề để sử dụng khi cần. Bạn cũng có thể gửi tin nhắn với bạn bè trên nền tảng và chia sẻ bảng hoặc ghim với người khác.
  • Canva: Canva cung cấp các công cụ thiết kế đồ họa trực tuyến với giá cả vô cùng phải chăng. Để sử dụng toàn bộ chức năng của công cụ, bạn sẽ cần chi một khoản phí. Nhưng bạn cũng có thể sử dụng các chức năng miễn phí để tạo moodboard hoặc các thiết kế khác. Xem tiếp tại: Thiết kế website bằng Canva – Hướng dẫn các bước chi tiết
  • Milanote: Milanote cung cấp nhiều mẫu moodboard cho các mục đích khác nhau, chẳng hạn như thiết kế, lập kế hoạch và brainstorming. Bạn cũng có thể tạo moodboard của riêng mình bằng cách thêm hình ảnh, văn bản, ghi chú, và các yếu tố khác.
moodboard mẫu
Moodboard kỹ thuật số

Cách làm moodboard với 3 bước đơn giản

Tạo mood board là một bước cần thiết để đảm bảo việc lên ý tưởng và triển khai các cuộc họp trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu, sau đây là ba bước mà bạn có thể tham khảo:

moodboard
Cách tạo moodboard

Bước 1: Xác định ý tưởng chủ đề

Đầu tiên, bạn cần có những ý tưởng về chủ đề ban đầu và phát triển chi tiết hơn từ ý tưởng đó. Hãy tìm kiếm những từ khóa có liên quan đến ý tưởng ban đầu của bạn. Ví dụ, bạn đang thực hiện một dự án thiết kế nội thất, các từ khóa bạn tìm kiếm có thể bao gồm:

  • Phong cách: tối giản, Trung Hoa, sang trọng, cổ điển, Bắc Âu,…
  • Màu sắc: Vàng nhạt, xanh lá, hồng nhạt, xám tro,….
  • Vật liệu: Gỗ, tre, gốm, sứ, thạch cao,…

Bạn có thể tìm kiếm hình ảnh nội thất theo từ khóa để có những ý tưởng ban đầu. Một số công cụ có thể giúp bạn tìm kiếm hình ảnh bao gồm Google, Getty, Unsplash, Pinterest và Instagram. Nếu bạn vẫn chưa có ý tưởng nào, việc đọc qua một số tạp chí nghệ thuật hoặc xem một số hình ảnh nội thất ngẫu nhiên có thể giúp bạn có được nguồn cảm hứng.

Bước 2: Tập hợp các yếu tố thiết kế

Từ những ý tưởng ban đầu, bạn có thể tìm kiếm thêm ý tưởng mới để bổ trợ. Bối cảnh trong bộ phim bạn yêu thích, những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, những mẫu vải và kiến trúc,… đều có thể được thêm vào mood board của bạn. Có nhiều yếu tố thiết kế có thể được đề cập trong bảng, các yếu tố thường gặp bao gồm:

  • Hình ảnh: Hình ảnh có thể là ảnh chụp hoặc ảnh sưu tầm được. Hình ảnh được sử dụng để truyền tải cảm giác, phong cách hoặc chủ đề của bảng.
  • Văn bản: Văn bản được sử dụng để cung cấp thêm thông tin về moodboard, chẳng hạn như tiêu đề, mô tả hoặc trích dẫn. Văn bản cũng có thể được sử dụng để giải thích ý nghĩa của các hình ảnh hoặc chú thích các thông điệp cụ thể.
  • Màu sắc: Màu sắc là một yếu tố quan trọng được sử dụng để truyền tải tinh thần cho dự án thiết kế. Chẳng hạn, những màu sắc tươi sáng có thể tạo cảm giác năng động, trong khi đó những màu tối và trắng có thể được dùng cho phong cách tối giản,…
  • Chất liệu: Tùy thuộc vào phong cách thiết kế, chẳng hạn như sang trọng, mộc mạc, hiện đại…. mà bạn có thể tìm kiếm những mẫu chất liệu phù hợp để thêm vào moodboard.
moodboard design
Có nhiều yếu tố khác nhau trên mood board

Bước 3: Chỉnh sửa bảng

Vì bạn liên tục thêm vào bảng những ý tưởng mà bạn có, do đó có một số yếu tố có thể nhiều hơn cần thiết. Ở bước này, bạn cần lựa chọn bỏ bớt một số yếu tố mà bạn đánh giá là không phù hợp với tinh thần thiết kế. Hãy loại bỏ bất cứ thứ gì không phù hợp với dự án và giới hạn những yếu tố bạn muốn giữ lại. Chẳng hạn, về màu sắc bạn chỉ nên giữ lại từ ba đến năm màu.

Tổng kết

Moodboard là một công cụ mạnh mẽ giúp tổ chức, truyền tải và phát triển ý tưởng thiết kế một cách hiệu quả. Qua bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm moodboard là gì cũng như lợi ích của việc sử dụng nó trong quá trình thiết kế. Hy vọng Miko Tech đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và đừng quên chờ đón những nội dung mới vào ngày mai!

15.03.2024 Ý Nhi

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!