Pagination là một phương pháp đang được các website sử dụng với mục đích nâng cao trải nghiệm người dùng. Nếu bạn cũng đang muốn áp dụng vào website của mình nhưng vẫn còn đang mơ hồ thì bài viết sau đây là dành cho bạn.
Bài viết sẽ giải thích khái niệm Pagination là gì? Tại sao nên triển khai Pagination cũng như một số lỗi có thể xảy ra khi dùng Pagination. Đồng thời, bài viết sẽ gợi ý cho bạn một số cách thực hiện Pagination hiệu quả.
Xem thêm:
- Thiết kế website nha khoa hiện đại, chuẩn SEO
- Thiết kế website học online đầy đủ tính năng
- Thiết kế website kiến trúc đẹp và ấn tượng
Pagination là gì?
Pagination, hay còn gọi là phân trang, là kỹ thuật chia một lượng lớn dữ liệu thành các trang nhỏ hơn, dễ quản lý và hiển thị hơn.
Pagination chia nội dung thành những thông tin nhỏ, ngắn gọn, khiến người dùng nhanh chóng nắm bắt được. Điều này góp phần giúp họ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các thông tin cũng như sản phẩm, dịch vụ có điểm chung. Một số loại website thường áp dụng Panigation:
- Website dạng blog
- Diễn đàn
- Website thương mại điện tử
- Website tin tức
Lý do cần triển khai Pagination cho website
Trong kỷ nguyên số, trải nghiệm người dùng là yếu tố quyết định thành bại của một website. Một trong những cách hiệu quả để nâng cao trải nghiệm này là áp dụng kỹ thuật phân trang. Những lợi ích có được khi triển khai Pagination là gì?
Tăng trải nghiệm người dùng
Pagination góp phần nâng cao trải nghiệm người dùng khi truy cập vào website. Với việc chia thông tin thành những thành phần nhỏ, phân trang giúp người dùng không bị quá tải, choáng ngợp trong loạt các thông tin được chia sẻ.
Qua đó, họ dễ dàng tìm kiếm cũng như nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, rõ ràng. Ngoài ra, triển khai Pagination còn giúp cho quản trị viên website có thể quản lý thông tin một cách hiệu quả hơn.
Dễ dàng điều hướng
Pagination hỗ trợ điều hướng người dùng dù cho có sử dụng call-to-action hay không. Một khi người dùng đã vào đến trang cuối hoặc nhấn xem một số mục trong danh mục cụ thể, điều đó có nghĩa là họ muốn được xem nhiều kết quả hơn nữa.
Với kỹ thuật đánh số trang, người dùng có thể phán đoán được độ lớn của tập dữ liệu là bao nhiêu và ra quyết định bản thân sẽ xem bao nhiêu trang sau đó. Thông thường, một tập dữ liệu thông tin càng lớn, càng đa dạng thì càng thu hút được người dùng.
Khám phá thêm: CTA (Call To Action) Là Gì? Hướng Dẫn Viết CTA Hấp Dẫn
Tối ưu hóa SEO
Pagination là một công cụ hữu hiệu giúp cải thiện đáng kể quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho website của bạn. Pagination giúp các công cụ tìm kiếm như Google hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của website, đặc biệt là các website có lượng nội dung lớn. Các bot của Google dễ dàng thu thập và index từng trang nhỏ hơn, giúp tăng khả năng bao phủ của website trên kết quả tìm kiếm.
9 cách phân trang web nhanh, hiệu quả
Phân trang không chỉ đơn thuần là chia nhỏ nội dung mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm người dùng và tăng cường khả năng SEO. Những cách giúp bạn áp dụng pagination cho website là:
Cách 1: Kiểm tra chức năng phân trang hiện tại
Trước khi tiến hành bất kỳ thay đổi nào, hãy dành thời gian đánh giá kỹ lưỡng cách thức phân trang hiện tại của website. Mục đích của việc kiểm tra pagination là để đánh giá tình trạng hiện tại của hệ thống phân trang để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và các vấn đề cần cải thiện.
Hãy kiểm tra giao diện xem có trực quan, dễ sử dụng không. Các chức năng như chuyển trang, xem tổng số trang có hoạt động trơn tru? Đừng quên đo lường tốc độ tải của từng trang để đảm bảo trải nghiệm người dùng luôn tốt nhất.
Cách 2: Tập trung vào nội dung độc đáo
Mỗi trang phân trang cần mang đến giá trị riêng biệt cho người dùng. Thay vì chỉ đơn thuần sao chép nội dung, hãy tìm cách làm mới thông tin bằng cách thay đổi cách diễn đạt, bổ sung hình ảnh, bảng biểu hoặc các câu hỏi thường gặp. Điều này không chỉ giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn mà còn giúp cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
Cách 3: Thông minh trong việc sử dụng từ khóa
Khi tiến hành phân trang, bạn cần phải có một chiến lược từ khóa để tránh gây nên tình trạng “ăn thịt lẫn nhau”. Việc nghiên cứu kỹ từ khóa cũng như dùng sao cho thông minh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả phân trang đạt được.
Một cách tốt nhất đó là bạn hãy sử dụng các từ khóa phụ, liên quan đến từ khóa chính. Điều này sẽ giúp cho website của bạn hạn chế cạnh tranh lẫn nhau và không bị tụt hạng trên kết quả tìm kiếm Google.
Cách 4: Sắp xếp các mục theo mức độ ưu tiên
Cách sắp xếp các mục trên mỗi trang phân trang cũng rất quan trọng. Bạn có thể ưu tiên hiển thị những nội dung mới nhất, phổ biến nhất hoặc sắp xếp theo một cấu trúc logic nhất định. Việc làm này giúp cho người dùng dễ dàng tìm thấy những nội dung phù hợp, phổ biến đồng thời tăng thời gian ở lại của người dùng trên website.
Cách 5: Sử dụng URL Parameter cho các trang được phân trang
URL Parameter (tham số URL) là phần bổ sung ở cuối một URL được sử dụng để truyền thêm thông tin đến máy chủ. Khi áp dụng vào Pagination, URL Parameter giúp cải thiện hiệu quả và khả năng quản lý các trang phân trang, đồng thời tối ưu hóa SEO. Như vậy, URL Parameter cho phép bạn tạo ra nhiều tùy chọn lọc khác nhau, giúp người dùng tìm kiếm thông tin một cách chính xác và nhanh chóng.
Chi tiết hơn: URL Là Gì? Tổng Hợp Thông Tin Về URL Bạn Cần Biết
Cách 6: Thiết kế các trang được phân trang theo tiêu chuẩn
Thiết kế các trang phân trang theo chuẩn SEO có nghĩa là bạn tối ưu hóa cấu trúc và nội dung của các trang phân trang để chúng thân thiện với các công cụ tìm kiếm như Google, Bing. Khi các trang phân trang được tối ưu hóa tốt, chúng sẽ có cơ hội xuất hiện ở vị trí cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung của bạn.
Cách 7: Dùng thẻ rel = canonical
Với kỹ thuật phân trang, nếu bạn biết áp dụng Internal Link (liên kết nội bộ) một cách phù hợp thì sẽ càng tăng giá trị của Pagination. Bạn nên thêm thẻ rel = canonical vào URL theo cấu trúc sau: <link rel = “canonical” href = “https://yoursite.com/products/view-all.html”>
Công dụng của thẻ canonical này giúp cho Bot của Google nhận biết những trang đã được phân trang chứ không phải bị nội dung trùng lập.
Cách 8: Phân trang theo cấp số nhân
Phân trang theo cấp số nhân là một kỹ thuật phân chia nội dung trên một trang web thành nhiều trang nhỏ hơn, nhưng số lượng mục trên mỗi trang sẽ tăng dần theo một cấp số nhân nhất định. Thay vì chia đều số lượng mục trên mỗi trang (ví dụ: mỗi trang 10 mục), phương pháp này sẽ tăng dần số lượng mục trên các trang sau.
Giả sử bạn có một website bán hàng với 100 sản phẩm. Thay vì chia đều 10 sản phẩm/trang, bạn có thể áp dụng phân trang theo cấp số nhân như sau:
- Trang 1: 10 sản phẩm
- Trang 2: 20 sản phẩm
- Trang 3: 40 sản phẩm
- Trang 4: 30 sản phẩm còn lại
Như vậy, người dùng chỉ cần xem qua 4 trang là có thể xem hết tất cả sản phẩm, trong khi vẫn đảm bảo rằng những sản phẩm mới nhất hoặc được quan tâm nhất sẽ được hiển thị ở những trang đầu.
Cách 9: Điều chỉnh Facet Navigation
Facet Navigation hay còn gọi là Điều hướng đa chiều, là một kỹ thuật tìm kiếm và lọc nâng cao thường được sử dụng trong các trang web thương mại điện tử, các trang web có lượng dữ liệu lớn hoặc các trang web cung cấp nhiều tùy chọn tìm kiếm.
Facet Navigation cho phép người dùng lọc kết quả tìm kiếm của họ bằng cách chọn các thuộc tính hoặc đặc điểm cụ thể của sản phẩm hoặc nội dung mà họ đang tìm kiếm. Các thuộc tính này thường được gọi là “facets” (các khía cạnh). Bằng cách cung cấp cho người dùng nhiều tùy chọn lọc, bạn giúp khách truy cập tìm thấy chính xác những gì họ đang tìm kiếm và tăng khả năng chuyển đổi.
Ví dụ:
Giả sử bạn đang tìm mua một chiếc điện thoại trên một trang web thương mại điện tử. Bạn có thể sử dụng Facet Navigation để lọc kết quả tìm kiếm theo các tiêu chí sau:
- Thương hiệu: Apple, Samsung, Xiaomi, …
- Giá: Dưới 5 triệu, 5-10 triệu, trên 10 triệu
- Kích thước màn hình: 5 inch, 6 inch, …
- Màu sắc: Đen, trắng, đỏ, …
Khi bạn chọn một hoặc nhiều facet, kết quả tìm kiếm sẽ được cập nhật ngay lập tức để hiển thị chỉ những sản phẩm đáp ứng các tiêu chí bạn đã chọn.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin về Pagination là gì? 9 cách phân trang web nhanh, hiệu quả ít ai biết mà Miko Tech muốn chia sẻ đến bạn. Sau khi đọc xong bài viết, chắc hẳn bạn cũng đã nắm được khái niệm của Pagination, lý do nên áp dụng Pagination cũng như những cách phân trang Pagination. Hy vọng với những thông tin vừa rồi, bạn sẽ có thể gia tăng trải nghiệm người dùng trên website của mình.
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/