Slug là gì hẳn các SEOer cũng sẽ từng gặp phải. Trong lĩnh vực phát triển web, slug là một phần quan trọng để tạo ra đường dẫn thân thiện với người dùng và với bộ máy tìm kiếm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn khái niệm slug cũng như những cách tối ưu slug hiệu quả.
Slug là gì?
Slug là một chuỗi ký tự trong URL được sử dụng để mô tả nội dung của một trang web.
Nội dung của slug thường là tiêu đề bài viết hoặc từ khóa tóm tắt nội dung chính của trang web. Ví dụ, trong URL “https://mikotech.vn/thiet-ke-website/“, thì phần “thiet-ke-website” được gọi là slug.
Slug có tác động lớn đến SEO, vì nó giúp Google hiểu nội dung của trang web hoặc bài đăng trên blog. Slug được sử dụng trong kết quả tìm kiếm của Google, và nó giúp trang web hoặc bài đăng trên blog của bạn có thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Slug góp phần quan trọng trong URL và là phần cuối cùng của đường dẫn URL.
Slug thường được được chuẩn hóa và xử lý để chỉ chứa các ký tự thân thiện với người dùng và tối ưu hóa SEO, bao gồm các ký tự chữ cái, chữ số và dấu gạch ngang (“-“). Các ký tự khác như dấu cách, ký tự đặc biệt, hoặc chữ hoa sẽ được loại bỏ hoặc thay thế.
Đọc thêm về: Cấu trúc website chuẩn SEO: 17+ Tiêu Chuẩn Tối Ưu Website 2023
Vì sao slug lại quan trọng trong SEO?
Slug được xem là một trong những yếu tố xếp hạng của công cụ tìm kiếm và việc tối ưu slug là cần thiết vì:
Tạo URL thân thiện với người dùng
Slug thường được tạo ra từ tiêu đề và tóm tắt nội dung, giúp người dùng dễ dàng nhận biết và hiểu nội dung của trang web chỉ từ đường dẫn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng duyệt và nhớ đường dẫn, đồng thời tăng cường trải nghiệm người dùng.
Từ khóa và tối ưu hóa SEO
Từ khóa chính trong bài viết thường được nhắc đến trong slug của URL. Khi sử dụng từ khóa thích hợp trong slug, trang web có khả năng xuất hiện ở những vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm các từ khóa tương tự. Nhờ vậy giúp cải thiện khả năng hiển thị và tăng lượng truy cập tự nhiên đến trang web.
Dễ quản lý và chia sẻ
Slug ngắn, thân thiện và dễ nhớ giúp người dùng quản lý và chia sẻ đường dẫn dễ dàng hơn. Khi người dùng muốn chia sẻ trang hoặc bài viết, slug dễ nhớ và ngắn gọn sẽ tạo ấn tượng tốt và khuyến khích người khác nhấp vào liên kết.
Những cách tối ưu slug hiệu quả nhất cho website WordPress
Sau đây, chúng tôi sẽ mách bạn một số mẹo để tối ưu slug hiệu quả nhất:
Slug nên mô tả nội dung trang
Như đã đề cập ở phần trên, vai trò chính của slug URL là làm cho URL thân thiện hơn với người dùng. Vì vậy, nội dung của slug nên mô tả nội dung của một trang. Hãy xem xét ví dụ sau:
https://mikotech.vn/cach-viet-content-hay
https://mikotech.vn/2575hhy57ybnhuy7sxsd7
Nếu là người dùng, bạn sẽ thích URL nào hơn? Chắc hẳn hầu hết các bạn sẽ chọn URL đầu tiên. Những URL có mô tả nội dung thường sẽ tạo được niềm tin tốt hơn với người dùng vì nó cung cấp thông tin về nội dung trang.
Ngược lại, những URL không có thông tin rõ ràng sẽ khiến người dùng ngại nhấp vào hơn vì họ không biết chúng chứa nội dung gì.
Ngắn gọn
Slug không nên quá dài dòng mà chỉ nên chứa từ khóa đủ để thể hiện nội dung bài viết. Những slug dài khiến URL tổng thể nhìn rối mắt và người đọc khó biết được nội dung nói về gì cũng như ghi nhớ. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên dùng khoảng 5 từ trong slug.
Tách các từ
Việc tách các từ trong slug giúp cải thiện tính dễ đọc của URL và người đọc có thể hiểu được nội dung trang dễ dàng hơn. Tách các từ trong slug bằng dấu gạch ngang “-” cũng giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ nội dung trang web và đảm bảo sự chuẩn hóa trong việc xây dựng URL.
Ví dụ:
https://www.abc.com/quan-ngon-quan-3
https://www.abc.com/quanngonquan3
Không dùng chữ viết hoa
Sử dụng chữ hoa trong slug có thể gây ra sự không nhất quán và khó khăn trong việc nhập đường dẫn trên trình duyệt. Người dùng có thể gặp rắc rối khi phải nhớ chính xác các chữ cái viết hoa trong slug. Ngoài ra, vì các công cụ tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và chữ thường trong các đường dẫn nên việc sử dụng chữ viết hoa cũng không mang lại tác dụng gì cho website.
Ví dụ:
- ❌:
https://www.abc.com/Ngay-hoi-Tu-van-Tuyen-sinh
- ✅:
https://www.abc.com/ngay-hoi-tu-van-tuyen-sinh
Không dùng ký tự đặc biệt
Ký tự đặc biệt có thể gây khó khăn cho người dùng khi tìm kiếm và truy cập trang web hoặc bài đăng trên blog của bạn. Google cũng khuyến khích rằng bạn nên tránh sử dụng những ký tự ngoài ASCII và emoji. Dưới đây là một số ký tự đặc biệt mà bạn nên tránh sử dụng trong slug:
- Dấu ngoặc kép
- Dấu ngoặc nhọn
- Dấu gạch chéo
- Dấu hoa thị
- Dấu gạch ngang
- Dấu chấm
- Dấu phẩy
- Dấu chấm phẩy
- Dấu hai chấm
- Dấu ba chấm
Dùng gạch nối thay vì gạch dưới
Một trong những lưu ý khi đặt slug đó là bạn nên dùng dấu gạch nối để phân tách các từ thay vì dấu gạch dưới. Đó là vì dấu gạch dưới thường không được các công cụ tìm kiếm xem là dấu phân tách từ khóa. Sử dụng dấu gạch dưới có thể sẽ khiến các từ phân tách bị hiểu nhầm là từ liên tiếp và làm giảm hiệu quả SEO.
Ví dụ:
- ✅:
https://www.abc.com/ky-thuat-SEO
- ❌:
https://www.abc.com/ky_thuat_SEO
Cách cài đặt cấu trúc slug trên WordPress
Vì WordPress là CMS phổ biến nhất trên thế giới, chúng ta hãy xem xét cách để thay đổi slug URL trong WordPress. Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn cần đảm bảo rằng cấu trúc permalink của bạn sẽ cho phép tạo các slug thân thiện với người dùng.
Chuyển đến “Settings” và nhấp vào “Permalinks”.
Tại đây, bạn sẽ có thể chọn một trong các loại cấu trúc permalink cơ bản hoặc tạo một loại tùy chỉnh. Miko Tech khuyên bạn nên chọn cấu trúc “Post name”.
Bằng tùy chọn này, WordPress sẽ tự động tạo slug URL dựa trên tiêu đề của trang hoặc bài đăng. Trong trường hợp muốn thay đổi slug, bạn cần chuyển đến trình chỉnh sửa của một bài đăng hoặc trang cụ thể.
Tại đây, bạn click vào mục “Cài đặt” bên cạnh ô “Cập nhật”. Nhấp chọn “Bài viết” là bạn sẽ nhìn thấy mục URL. Để chỉnh sửa slug, bạn chỉ cần nhấp vào link là sẽ hiển thị ô chỉnh sửa. Sau khi chỉnh sửa xong, bạn nhấp “Cập nhật” để lưu thay đổi là xong.
Lời kết
Bài viết trên của Miko Tech đã giải thích cho bạn slug là gì và những cách tối ưu hiệu quả. Slug là một thành phần trong URL và có thể được tối ưu để cải thiện trải nghiệm người dùng. Từ đó, chúng ta có thể tạo ra đường dẫn thân thiện và tối ưu hóa hiển thị nội dung. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ bài viết này đến cho các newbie SEO-er cùng học hỏi nhé!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/