504 Gateway Time-out là một mã lỗi phổ biến trong môi trường web. Khi gặp phải lỗi này, người dùng sẽ nhận được thông báo “504 Gateway Timeout” trên trình duyệt web của mình, cho thấy rằng yêu cầu của họ đã không được xử lý thành công. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra lỗi 504 và làm sao để khắc phục?
Lỗi 504 Gateway Time-out là gì?
Lỗi 504 Gateway Time-out xuất hiện khi máy chủ không thể hoàn thành một yêu cầu từ máy khách do mất kết nối với máy chủ trung gian (gateway) trong quá trình truyền tải thông tin.
Lỗi 504 Gateway Time-out thường xảy ra khi có sự cố trong quá trình kết nối giữa các máy chủ với nhau, dẫn đến việc người dùng không thể truy cập được vào trang web mong muốn. Điều này có thể xảy ra vì máy chủ cung cấp dịch vụ đang gặp sự cố hoặc quá tải, hoặc có thể do vấn đề về kết nối mạng giữa hai máy chủ.
Thông báo hiển thị khi xảy ra lỗi 504 Gateway Time-out
Bạn có thể gặp phải lỗi HTTP 504 hiển thị dưới nhiều thông báo khác nhau, nhưng tất cả đều hàm ý rằng có sự gián đoạn trong quá trình kết nối giữa các máy chủ. Một số biến thể của thông báo lỗi 504 là:
- 504 Gateway Time-out
- Lỗi Gateway Timeout
- 504 Gateway Timeout NGINX
- HTTP 504
- Gateway Timeout (504)
- Lỗi 504
- Lỗi HTTP 504 – Gateway Timeout
Đôi khi, bạn có thể thấy thông báo lỗi được mô tả dài hơn theo các mẫu câu sau:
- The page request got canceled because it took too long to complete (Yêu cầu trang đã bị hủy bỏ vì mất quá nhiều thời gian để hoàn thành)
- 504 Gateway Time-out – The server didn’t respond in time (504 Gateway Time-out – Máy chủ không phản hồi kịp thời)
- This page isn’t working – Domain took too long to respond (Trang này không hoạt động – Tên miền mất quá nhiều thời gian để phản hồi)
Tìm hiểu thêm về: Lỗi 401 Là Gì? Nguyên Nhân Và 6 Cách Khắc Phục Lỗi 401
Nguyên nhân gây ra lỗi 504 Gateway Time-out
504 Gateway Time-out có thể xảy ra khi một máy chủ proxy trung gian hoặc cổng vào internet không thể hoàn thành yêu cầu của người dùng hoặc không nhận được phản hồi từ máy chủ đích. Những nguyên nhân cụ thể khiến người dùng nhận được lỗi này là:
Máy chủ web quá tải
Khi một máy chủ web đang xử lý quá nhiều yêu cầu cùng một lúc, nó có thể không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu một cách kịp thời. Trong trường hợp này, máy chủ sẽ ưu tiên xử lý các yêu cầu quan trọng hơn và bỏ qua các yêu cầu không quan trọng hơn. Nếu yêu cầu của bạn là một yêu cầu không quan trọng, nó có thể bị bỏ qua và bạn sẽ nhận được lỗi 504 Gateway Timeout.
Lỗi 504 Gateway Timeout thường xảy ra vào những thời điểm cao điểm, chẳng hạn như trong các dịp lễ tết hoặc khi có một sự kiện lớn đang diễn ra. Trong những thời điểm này, lượng truy cập vào trang web có thể tăng đột biến, vượt quá khả năng xử lý của máy chủ.
Lỗi kết nối mạng
Khi có sự cố trong kết nối mạng giữa trình duyệt của bạn và máy chủ đích, dữ liệu không thể được truyền tải một cách chính xác hoặc đúng thời điểm. Điều này dẫn đến việc máy chủ không nhận được phản hồi từ máy chủ nguồn trong thời gian quy định và hiển thị lỗi 504 Gateway Time-out.
Vấn đề về DNS
Mặc dù lỗi này thường liên quan đến vấn đề về máy chủ hoặc hệ thống mạng, DNS cũng có thể gây ra lỗi này trong một số trường hợp. Nếu máy chủ DNS gặp sự cố hoặc không hoạt động đúng cách, ví dụ như cấu hình DNS trên máy chủ không chính xác, nó có thể không thể giải quyết tên miền và trả về địa chỉ IP tương ứng. Khi đó, máy chủ không thể thiết lập kết nối với máy chủ upstream và gây ra lỗi 504.
Vấn đề về tường lửa
Có một số vấn đề về tường lửa (firewall) có thể gây ra lỗi 504 Gateway Time-out. Nếu tường lửa của bạn được định cấu hình không đúng cách, nó có thể chặn các yêu cầu hợp lệ, dẫn đến lỗi 504. Tường lửa cũng có thể cấu hình để giới hạn thời gian kết nối giữa máy chủ và máy chủ upstream. Nếu thời gian kết nối vượt quá giới hạn này, tường lửa có thể chấm dứt kết nối và gây ra lỗi 504.
Thời gian chờ quá lâu
Khi website cố gắng kết nối đến một API hoặc dịch vụ bên ngoài, nếu thời gian chờ kết nối quá lâu hoặc không có phản hồi từ API, lỗi 504 có thể xảy ra. Điều này có thể do API không phản hồi trong thời gian quy định, có tắc nghẽn mạng hoặc có sự cố về kết nối. Hoặc nếu trong code của trang web hoặc hàm gọi API có lỗi thì đây cũng có thể là nguyên nhân khiến trang web không nhận được phản hồi từ API.
5 Cách sửa lỗi 504 Gateway Time-out nhanh chóng
Trong hầu hết các trường hợp, lỗi 504 có nguyên nhân từ phía máy chủ. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xuất hiện do vấn đề hoặc cấu hình không chính xác từ phía người dùng. Hầu hết các giải pháp sau đây có thể được áp dụng cho mọi trang web, nhưng một số chỉ áp dụng được cho trang web WordPress.
1. Làm mới trang
Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây là một trong những cách sửa lỗi 504 Gateway Time-out phổ biến nhất. Máy chủ có thể đang nhận được nhiều yêu cầu hơn bình thường, vì vậy việc làm mới trang có thể giúp giải quyết vấn đề. Để refresh trang, bạn nhấn vào biểu tượng Làm mới ⟳ ở bên trái thanh địa chỉ trình duyệt hoặc sử dụng F5 với máy tính Windows và Cmd + R với macOS.
2. Kiểm tra thiết lập proxy máy chủ
Vô hiệu hóa proxy có thể giúp khắc phục lỗi 504 vì đôi khi cài đặt proxy không chính xác có thể làm gián đoạn hoặc chậm trễ quá trình truy cập từ máy tính của bạn đến máy chủ web. Điều này có thể dẫn đến timeout error (lỗi hết thời gian chờ) khi máy chủ không thể hoàn thành yêu cầu từ máy tính của bạn trong khoảng thời gian chấp nhận được.
Để vô hiệu hóa cài đặt proxy trên Windows 10, bạn thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Nhấn vào nút Start và chọn biểu tượng bánh răng để vào Cài đặt.
- Bước 2: Trong menu bạn chọn Network & Internet (Mạng & Internet)
- Bước 3: Chọn tiếp Proxy ở bảng điều khiển bên phải.
- Bước 4: Tại mục Manual proxy setup, chọn Use a proxy server và chuyển sang công tắc Off.
Nếu máy tính của bạn không có cài đặt proxy sẵn có hoặc không có tùy chọn proxy server trong cài đặt mạng, bạn có thể bỏ qua cách này.
3. Vô hiệu hóa tường lửa
504 Gateway Time-out có thể xảy ra do tường lửa đang chặn kết nối giữa hai máy chủ. Để loại trừ khả năng này, bạn có thể tạm thời vô hiệu hóa tường lửa của mình. Nếu thiết bị của bạn sử dụng hệ điều hành Windows, hãy thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Vào Cài đặt, chọn Privacy & Security
- Bước 2: Chọn Windows Security, vào mục Virus & threat protection
- Bước 3: Sau khi hiển thị bảng Virus & threat protection, bạn nhìn sang cột bên trái và chọn Firewall & network protection.
- Bước 4: Vào Private network và tắt công tắc tại Microsoft Defender Firewall.
Nếu thiết bị của bạn sử dụng hệ điều hành Mac OS, chỉ cần điều hướng đến System Preferences > Security & Privacy > Firewall để vô hiệu hóa tường lửa.
4. Sử dụng trình duyệt khác
Khi trang web gặp lỗi 504, trình duyệt không thể tự sửa lỗi này mà chỉ có thể hiển thị thông báo từ máy chủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc sử dụng trình duyệt khác có thể giúp giải quyết vấn đề. Điều này là do các trình duyệt khác có thể sử dụng các thuật toán khác nhau để kết nối với các máy chủ.
Vì vậy, nếu bạn gặp lỗi 504 trên trình duyệt hiện tại, bạn có thể thử sử dụng một trình duyệt khác để xem liệu vấn đề có được khắc phục hay không. Một số trình duyệt khác nhau như Google Chrome, Mozilla Firefox, Microsoft Edge có thể có các cài đặt và khả năng tương thích khác nhau. Tuy nhiên, nếu lỗi xảy ra do vấn đề bên trong trang web hoặc API, việc sử dụng trình duyệt khác có thể không giải quyết được vấn đề.
5. Xóa bộ nhớ cache DNS
Khi truy cập một trang web, hệ thống của bạn sẽ tìm kiếm địa chỉ IP của trang đó thông qua máy chủ DNS. Nếu thông tin này đã bị lỗi hoặc không còn chính xác (do việc di chuyển trang web, thay đổi cấu hình DNS…), việc xóa bộ nhớ cache DNS sẽ làm mới thông tin này và khiến cho hệ thống có thể tìm ra địa chỉ IP chính xác của trang web đó một cách mới.
Cách xóa bộ nhớ cache DNS khác nhau tùy thuộc vào hệ điều hành của bạn. Ví dụ, sau đây là các bước để xóa bộ nhớ cache DNS trên Microsoft Windows:
- Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R, sau đó gõ cmd để mở cửa sổ lệnh.
- Bước 2: Gõ lệnh
ipconfig /flushdns
và nhấn Enter để xóa các tệp cache DNS và đặt lại bộ nhớ cache DNS. - Bước 3: Một thông báo xác nhận sẽ xuất hiện nếu quá trình thành công.
Chuyển đổi tạm thời máy chủ DNS sang một máy chủ DNS công cộng là cách tuyệt vời để loại trừ các vấn đề liên quan đến DNS. Một số máy chủ DNS công cộng phổ biến bao gồm Cloudflare 1.1.1.1, Google Public DNS và Comodo Secure DNS.
Tổng kết
Lỗi 504 Gateway Time-out thường là một trở ngại khiến trang web không thể hiển thị đúng cách hoặc không thể truy cập. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra lỗi này, tùy thuộc vào nguyên nhân mà chúng ta cũng có những cách xử lý khác nhau. Với bài viết trên, Miko Tech đã giúp bạn hiểu được lỗi 504 là gì và xử lý như thế nào. Nếu thấy bài viết, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng biết và quay lại vào ngày mai để đọc thêm nhiều nội dung thú vị nhé!
Ý Nhi tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM và có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Trong quá trình làm việc, Ý Nhi có kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, thể thao điện tử, marketing, SEO,…