fbpx
Logo

TOP 110+ Thuật ngữ Marketing thông dụng Marketer cần biết năm 2024

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Học các thuật ngữ Marketing không chỉ giúp bạn thấu hiểu ngôn ngữ Marketing, mà còn hỗ trợ bạn dễ dàng hơn trong quá trình xây dựng sự nghiệp và doanh nghiệp của mình. Thấu hiểu điều đó, Miko Tech đã tổng hợp 121 các thuật ngữ trong marketing cần biết dưới đây để giúp bạn xây dựng những bước đầu tiên trên con đường trở thành một Marketer giỏi.

Điểm qua các nội dung được quan tâm gần đây:

Các thuật ngữ Marketing cơ bản

1. Brand association (Nhận diện thương hiệu)

Nhận diện thương hiệu là một trong các thuật ngữ trong marketing để làm nổi bật thương hiệu của bạn so với đối thủ cạnh tranh cũng như cách mà khách hàng xác định và kết nối với thương hiệu của bạn.

Đọc tiếp tại: Brand Association Là Gì? Cách Xây Dựng Liên Tưởng Thương Hiệu

Brand Association là gì?
Brand Association là thuật ngữ trong marketing

2. Case Study

Case Study là sử dụng lý thuyết để nghiên cứu và phân tích tình huống có thật. Là thuật ngữ ngành marketing gần như mọi khía cạnh của chủ đề đều được phân tích và đưa ra ví dụ minh chứng một cách rõ ràng, dễ hiểu.

3. Email Marketing

Email Marketing là quá trình gửi một thông điệp chiến lược trực tiếp đến một liên hệ hoặc nhóm liên lạc qua email với mục đích giáo dục, thu hút và hoặc khuyến khích họ thực hiện một hành động cụ thể, có lợi.

4. Inbound Marketing

Inbound Marketing là hình thức tiếp thị tập trung vào việc tạo nội dung thu hút khách hàng một cách tự nhiên vào website của công ty. Hình thức này được thực hiện bằng cách kiếm niềm tin và cung cấp giá trị cho những đối tượng cụ thể đó.

Bạn muốn điều tất tần tật về Inbound? Xem ngay “Inbound marketing là gì? Tổng Quan Về Inbound Marketing”

thuật ngữ marketing
Inbound Marketing

5. Lead Nurturing

Lead Nurturing là quá trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và chuyển đổi những khách hàng tiềm năng (người có/chưa có nhu cầu) trở thành khách hàng thực sự, tức là những người mua sản phẩm, dịch vụ của bạn.

6. Marketing Funnel (Phễu Marketing)

Marketing Funnel (Phễu Marketing) là mô hình mô tả quá trình mà khách hàng tiềm năng trải qua từ khi họ có sự nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến khi họ thực hiện giao dịch hoặc mua sắm. Các công ty sử dụng phễu Marketing để thu hút khách truy cập; chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng và nuôi dưỡng họ trước khi họ đạt được thời điểm mua.

7. Key Performance Indicators (KPIs)

Key Performance Indicators (KPIs), còn gọi là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc là chỉ số đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng. KPI phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng của công ty hay doanh nghiệp cá nhân. 

8. Flywheel (Mô hình bánh đà)

Flywheel (Mô hình bánh đà) là một cơ chế được lồng ghép vào sản phẩm hoặc mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Kết hợp với nỗ lực của sales và marketing để thu hút khách hàng (giống như việc khởi đầu vòng quay của bánh đà).

các thuật ngữ trong marketing
Mô hình bánh đà

9. Outbound Marketing

Outbound Marketing là chiến lược Marketing truyền thống để tiếp cận khách hàng bằng cách tìm kiếm và tiếp xúc trực tiếp với họ thông qua các phương tiện quảng cáo và kênh truyền thông truyền thống như truyền hình, radio, báo chí, direct mail, telemarketing,…

Đừng bỏ qua “Outbound Marketing là gì? Những điểm Khác biệt với Inbound marketing”

10. Public Relations (Quan hệ công chúng)

Quan hệ công chúng (Public Relations) thuộc lĩnh vực truyền thông và tiếp thị, là nơi các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân tạo ra và duy trì một mối quan hệ tích cực với các công chúng nhằm xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực và uy tín cho tổ chức hoặc cá nhân trong mắt công chúng.

11. Return on Investment ROI (Tỷ số lợi nhuận)

ROI là một chỉ số giúp đánh giá lợi nhuận và hiệu quả. Thực hiện bằng cách đo lường lợi ích mà công ty đạt được đối với các nguồn lực mà công ty đưa vào dự án hoặc đầu tư.

12. Sales Funnel (Phễu bán hàng)

Phễu bán hàng (Sales Funnel) là mô hình mô tả quá trình mà khách hàng tiềm năng trải qua từ khi họ biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến khi họ thực hiện mua sắm hoặc giao dịch. Mô hình phễu bán hàng thường được chia thành các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đại diện cho một bước cụ thể trong quá trình quyết định mua sắm của khách hàng.

thuật ngữ trong marketing
Sales Funnel (Phễu bán hàng) là thuật ngữ trong marketing

13. Subject Matter Expert (SME)

Subject Matter Expert (SME) là một người có kiến thức rộng và chuyên sâu về một lĩnh vực hoặc chủ đề cụ thể. SME thường được tìm kiếm vì sự hiểu biết và kỹ năng của họ trong lĩnh vực đó. Họ có khả năng cung cấp thông tin, tư vấn và hỗ trợ chuyên môn trong việc giải quyết các vấn đề hoặc thực hiện các dự án liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của họ.

14. Word-of-mouth Marketing (WOM – Tiếp thị truyền miệng)

Tiếp thị truyền miệng (WOM) xảy ra khi một khách hàng nào đó thực sự hài lòng về sản phẩm/dịch vụ của bạn và giới thiệu cho những khách hàng tiềm năng khác. Họ có thể giới thiệu bằng lời nói hoặc văn bản. WOM cũng được xem là hình thức quảng cáo hiệu quả và ít tiêu tốn ngân sách nhất.

Các thuật ngữ quan trọng trong Digital Marketing

15. A/B Testing

A/B Testing là quá trình so sánh hiệu suất giữa hai phiên bản (phiên bản A và phiên bản B) của một trang web, email, quảng cáo, hoặc giao diện người dùng khác nhau. Mục tiêu của A/B Testing là xác định xem phiên bản nào có hiệu quả hơn trong việc thu hút, chuyển đổi và giữ chân người dùng hoặc khách hàng.

thuật ngữ chuyên ngành marketing
A/B Testing là một trong những thuật ngữ chuyên ngành marketing

16. Bounce Rate

Bounce Rate là tỷ lệ thoát trang, cho biết phần trăm người dùng rời khỏi trang web ngay sau khi truy cập chỉ 1 trang duy nhất trên website.

Tìm hiểu kỹ hơn “Bounce rate là gì? Cách Tính Và Giảm Tỷ Lệ Thoát Trang Hiệu Quả”

17. Call to Action (CTA)

Call To Action là lời kêu gọi khách hàng mục tiêu thực hiện một hành động mà bạn mong muốn như: đặt hàng, gọi điện, nhập email, hoàn thành đăng ký, điều hướng qua trang khác,… CTA thường xuất hiện dưới dạng văn bản hoặc nút, thường đi kèm với lời kêu gọi hành động rõ ràng và hấp dẫn.

18. Click-Through Rate (CTR)

CTR là tỷ lệ nhấp chuột, là số người thực hiện nhấp vào một link, quảng cáo,… trên số lượt hiển thị.

các thuật ngữ marketing
CTR là một trong những thuật ngữ trong marketing

Xem thêm về CTR trong Facebook & Adwords/ SEO là gì? Mẹo hay tăng CTR

19. Content Audit

Kiểm tra nội dung (Content Audit) là quá trình kiểm tra và đánh giá nội dung có sẵn trên một trang web. Mục tiêu của Content Audit nhằm đảm bảo nội dung đáp ứng các mục tiêu kinh doanh, nội dung chất lượng và sự tương tác của người dùng.

20. Cost per Lead (CPL)

Chi phí mỗi khách hàng tiềm năng (Cost per Lead – CPL) là một chỉ số dùng để đo lường chi phí mà một doanh nghiệp phải trả để có được một khách hàng tiềm năng. Một quảng cáo càng được nhiều khách hàng tiềm năng click vào thì chi phí CPL càng cao.

21. Keyword

Từ khóa (Keyword) là một từ hoặc cụm từ mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Google, để tìm kiếm thông tin.

22. Landing Page

Landing page chính là một trang web đơn (microsite) và cũng có tên miền riêng biệt. Landing Page cung cấp tất cả thông tin quan trọng thiết kế, tính năng, điểm mạnh và các chương trình khuyến mãi của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

23. Lead

Lead chỉ một cá nhân/tổ chức có tiềm năng trở thành khách hàng cho doanh nghiệp. Lead là người/tổ chức đã thể hiện sự quan tâm hoặc tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

24. Marketing Automation

Tự động hóa tiếp thị (Marketing Automation) là một phương pháp trong tiếp thị số dùng công nghệ và phần mềm để tự động hóa các hoạt động tiếp thị, quảng cáo và tương tác với khách hàng.

25. Marketing Qualified Lead

Marketing Qualified Lead (MQL) dùng để mô tả một KH tiềm năng (lead) được bộ phận marketing đánh giá là có tiềm năng trở thành một khách hàng thực sự.

thuật ngữ chuyên ngành marketing
Khách hàng tiềm năng để marketing

26. Search Engine Marketing (SEM)

Search Engine Marketing – SEM là một chiến lược marketing trực tuyến sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, và Yahoo để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ.

thuật ngữ marketing căn bản
Search Engine Marketing (SEM) là thuật ngữ marketing căn bản

Chủ yếu, SEM là một hình thức quảng cáo trực tuyến mà doanh nghiệp hoặc cá nhân trả tiền để hiển thị quảng cáo của họ trong kết quả tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm các từ khóa cụ thể.

27. Search Engine Optimization (SEO)

Tối ưu hóa website cho công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO) là một chiến lược và quá trình dài hạn để cải thiện vị trí của một website hoặc nội dung trên công cụ tìm kiếm, như Google, Bing, và Yahoo. SEO giúp gia tăng lượt xuất hiện của website trong vị trí xếp hạng tự nhiên (không trả tiền).

Tìm hiểu ngay “SEO là gì trong Marketing? Tại sao Website cần phải tối ưu SEO”

28. Wireframes

Wireframes (còn gọi là bản vẽ layout hoặc wireframe layout) là một dạng biểu đồ hoặc hình ảnh tĩnh đơn giản, thường được sử dụng trong thiết kế giao diện website hoặc ứng dụng để hiển thị cấu trúc và bố cục của trang mà không bao gồm các yếu tố thiết kế chi tiết như màu sắc, hình ảnh hoặc văn bản.

Wireframes giúp thiết kế tập trung vào việc xác định vị trí và thứ tự của các phần tử trên trang, như vị trí của các nút, hình ảnh, và nội dung văn bản, mà không bị xao lẫn bởi thiết kế ngoại hình.

Hãy liên hệ ngay với Miko Tech nếu bạn đang cần tìm đối tác cung cấp dịch vụ thiết kế web doanh nghiệp uy tín!

Paid Search là hình thức quảng cáo hiển thị có trả phí trên các công cụ tìm kiếm. Theo đó, nếu người dùng search từ khóa tìm kiếm và Google trả về trang kết quả có hiển thị quảng cáo của bạn và người dùng click vào quảng cáo thì bạn sẽ phải trả phí cho cú click đó.

các thuật ngữ cơ bản trong marketing
Paid search

30. Responsive Design

Responsive Design được hiểu là thiết kế đáp ứng giúp website sẽ tự động điều chỉnh kích thước tương thích với màn hình người dùng đang xem tối ưu trải nghiệm người dùng khi truy cập ở nhiều thiết bị khác nhau.

31. Thank You Page (Trang cảm ơn)

Khi khách hàng của bạn hoàn tất việc gửi thông tin trên Landing Page ngay sau đó trang cảm ơn sẽ được hiển thị. Mục đích chính là bày tỏ sự cám ơn chân thành và để nuôi dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng tiềm năng của mình.

Thuật ngữ về phễu Marketing cần biết

32. Top of the funnel (ToFu – Đầu phễu) 

“Đầu phễu” là một trong những thuật ngữ trong marketing đề cập đến giai đoạn đầu của quá trình mua hàng. Trong giai đoạn này, người mua mong muốn tìm kiếm thông tin hoặc sản phẩm để giải quyết những vấn đề đang gặp phải.

Do đó, bạn hãy thêm những Call-to-action vào các video hoặc bài đăng của mình. Vì biết đâu đó khi khách hàng tiềm năng nhìn thấy chúng, họ sẽ thực hiện những hành động mà bạn mong muốn họ làm.

33. Middle of the funnel (MoFu – Giữa phễu)

Phần giữa phễu đại diện cho giai đoạn giữa của quá trình mua hàng. Người mua đã xác định được vấn đề của mình và nghiên cứu nhiều giải pháp khác nhau. Đây cũng là giai đoạn mà bạn có thể chuyển tiếp từ tiếp thị (marketing) sang bán hàng (sale) cho khách hàng.

34. Bottom of the funnel (BoFu – Đáy phễu)

Đáy phễu đại diện cho giai đoạn cuối cùng của quá trình mua hàng. Đây là giai đoạn mà người dùng đã xác định được vấn đề, nghiên cứu, rút ra các giải pháp khả thi và sẵn sàng mua hàng. Ở giai đoạn này, người mua thường yêu cầu được xem bản demo hoặc tư vấn miễn phí để hiểu rõ hơn về sản phẩm.

35. Multi-touch Revenue Attribution (Phân bổ doanh thu đa điểm)

Multi-touch Revenue Attribution (Phân bổ doanh thu đa điểm) quy trình mô tả, ghi lại và xác định tất cả các tiếp xúc khi một khách hàng đồng ý mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Phương pháp này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hiệu suất của các chiến dịch marketing và phân phối nguồn lực marketing một cách hiệu quả hơn để tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận.

36. Sales Qualified Lead (SQL – Khách hàng tiềm năng để chốt sale) 

Sales Qualified Lead (SQL) dùng để mô tả một KH tiềm năng (lead) mà đã được xác định là có khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. SQL thường là một lead mà bộ phận marketing đã xác định là có khả năng cao trở thành khách hàng thực sự và đã được chuyển đến bộ phận bán hàng (sale) để tiếp tục quá trình chuyển đổi.

MQL và SQL đều là qualified lead khách hàng tiềm năng đủ điều kiện để trở thành khách hàng. Vậy sự khác biệt chính giữa các MQL và SQL này là gì? Khách hàng tiềm năng để chốt sale (bán hàng) là giai đoạn thứ 4 trong vòng đời 6 giai đoạn của hành trình của người mua. MQL sẽ được xem như là một SQL khi họ bắt đầu trò chuyện về việc đặt mua sản phẩm/dịch vụ.

37. Conversation Qualified Lead (CQL – Khách hàng tiềm năng để trò chuyện)

Tiếp thị hội thoại và chatbot ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Những khách hàng tiềm năng để trò chuyện chính là những đối tượng đã bày tỏ sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. 

38. Buyer’s Journey (Hành trình của người mua)

Thuật ngữ chuyên ngành Marketing “Hành trình của người mua” ám chỉ tiến trình của người dùng từ lúc bắt đầu tìm kiếm và kết thúc bằng việc đặt mua sản phẩm/dịch vụ. 

các thuật ngữ chuyên ngành marketing
Buyer’s Journey là một trong các thuật ngữ chuyên ngành marketing

Hành trình của người mua khác với hành trình của khách hàng. Bởi vì không phải người mua tiềm năng nào cũng sẽ trở thành khách hàng thực sự.

Thuật ngữ về các công cụ Marketing thông dụng

39. Advocacy

Thuật ngữ “Advocacy” (tạm dịch là “ủng hộ”) đề cập đến việc khách hàng hoặc người tiêu dùng trở thành người ủng hộ sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn. Đây là một khía cạnh quan trọng của marketing, khi người tiêu dùng tự nguyện chia sẻ trải nghiệm tích cực của họ về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Từ đó giúp thúc đẩy tạo dựng danh tiếng và tạo sự tin tưởng trong cộng đồng.

40. Tech Stack (Software Stack)

Tech Stack, hoặc còn được gọi là Software Stack, là một tập hợp các công nghệ và phần mềm được sử dụng để xây dựng và chạy ứng dụng hoặc dự án công nghệ. Tech Stack bao gồm các thành phần khác nhau như hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu, framework phát triển, công cụ phân tích dữ liệu, và nhiều yếu tố khác.

41. Customer Relationship Management (CRM –  Quản lý quan hệ khách hàng)

CRM, hoặc quản lý quan hệ khách hàng, là một phương pháp giúp doanh nghiệp tương tác với và quản lý thông tin của khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả nhằm cung cấp dịch vụ tốt hơn cho họ. Từ đó, doanh nghiệp theo dõi thông tin tài khoản, nhu cầu, liên lạc và các vấn đề khác liên quan đến khách hàng. CRM là một nền tảng toàn diện phục vụ cho quá trình bán hàng.

các thuật ngữ trong ngành marketing
CRM là thuật ngữ trong ngành marketing

42. Content Management System (CMS – Hệ quản trị nội dung)

Hệ thống quản lý nội dung (Content Management System – CMS) là một phần mềm hoặc nền tảng trực tuyến được sử dụng để tạo, quản lý, chỉnh sửa và xuất bản nội dung trên trang web hoặc ứng dụng trực tuyến. CMS giúp người dùng tạo ra và quản lý nội dung một cách dễ dàng mà không cần kiến thức kỹ thuật cao.

Xem thêm để hiểu hơn về Hệ quản trị nội dung (CMS) tại file bên dưới:

43. Marketing Operations (Hoạt động tiếp thị)

Hoạt động tiếp thị (Marketing Operations) là quá trình quản lý và tổ chức các hoạt động Marketing của một tổ chức hoặc doanh nghiệp để đạt được mục tiêu Marketing và kế hoạch chiến lược. Thông qua đó, bạn có thể truyền tải những thông điểm phù hợp, đúng thời điểm cho những người đang quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn.

44. Sales Operations (Hoạt động bán hàng)

Hoạt động bán hàng (Sales Operations) là một lĩnh vực quản lý trong doanh nghiệp dành riêng cho việc tối ưu hóa và quản lý các hoạt động bán hàng. Thông qua Sales Operations, đội ngũ Sale của bạn sẽ giao tiếp hiệu quả với các khách hàng cũng như kiểm soát được quá trình bán hàng của họ.

45. Services Operations (Hoạt động dịch vụ)

Hoạt động dịch vụ (Services Operations) là lĩnh vực quản lý tập trung vào việc thiết lập, quản lý và tối ưu hóa các hoạt động và quy trình liên quan đến cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Mục tiêu chính là đảm bảo rằng dịch vụ được cung cấp một cách hiệu quả, hiệu suất và đáp ứng đủ nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

46. Revenue Operations (Hoạt động doanh thu)

Revenue Operations là sự kết hợp của tiếp thị, bán hàng và cung cấp dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Thuật ngữ về các chỉ số trong Marketing

47. Net Promoter Score (Chỉ số khách hàng thiện cảm)

Net Promoter Score (Chỉ số khách hàng thiện cảm) là chỉ số xác định khả năng khách hàng/ người dùng sản phẩm sẽ giới thiệu công ty/sản phẩm của công ty đến những người khác. Thang điểm đo lường sự hài lòng từ 1–10.

những thuật ngữ trong marketing
Thuật ngữ marketing tiếng anh: Net Promoter Score

48. Churn rate (Tỷ lệ rời bỏ)

Churn rate (Tỷ lệ rời bỏ) là một chỉ số đo lường tỷ lệ khách hàng hoặc người dùng quyết định dừng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức trong một khoảng thời gian cụ thể. Tỷ lệ này thường được biểu thị dưới dạng phần trăm và thường được tính theo công thức sau:

Churn Rate (%) = (Số lượng khách hàng hoặc người dùng rời bỏ trong một khoảng thời gian) / (Tổng số khách hàng hoặc người dùng ban đầu) x 100%.

49. Customer Acquisition Cost (CAC – Chi phí sở hữu khách hàng)

Customer Acquisition Cost (Chi phí sở hữu khách hàng) dùng để đo lường tổng chi phí mà một tổ chức hoặc doanh nghiệp phải tiêu để thu hút một khách hàng mới vào hệ thống hoặc để thực hiện một giao dịch bán hàng cụ thể. Customer Acquisition Cost là một chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất của chiến dịch tiếp thị và quảng cáo.

CAC = Tổng chi phí để sở hữu khách hàng/số lượng khách hàng có được.

các thuật ngữ trong kinh doanh online
Các thuật ngữ trong kinh doanh online

50. Cost Per Lead (CPL – Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng)

Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng chính là số tiền chi tiêu để có được một khách hàng tiềm năng.

Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng thường được ứng dụng trong các quảng cáo có trả phí. Quảng cáo của bạn càng được nhiều khách hàng tiềm năng click vào thì chi phí này càng tăng cao.

51. Key Performance Indicator (KPI – Chỉ số đo lường hiệu quả công việc)

Chỉ số đo lường hiệu quả công việc được sử dụng để theo dõi tiến trình thực hiện các mục tiêu tiếp thị.

52. Customer Lifetime Value (CLV – Giá trị vòng đời khách hàng)

Giá trị vòng đời khách hàng là lợi nhuận ròng dự đoán sẽ đạt được trong tương lai từ một khách hàng hiện tại nào đó.

Công thức tính CLV:

CLV = [Doanh thu có được từ khách hàng (Customer Revenue) – Biên lợi nhuận gộp (Gross Margin)]/Tỷ lệ Churn (Churn Rate).

Thuật ngữ thường dùng về Content Marketing

Backlink là một liên kết từ một trang web bên ngoài đến trang web của bạn. Liên kết này có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sự hiện diện và xếp hạng của trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google.

54. White paper (Sách trắng)

Sách trắng, còn gọi là bạch thư, là một tài liệu hoặc hướng dẫn được tạo bởi một cơ quan có thẩm quyền, với mục tiêu giúp người đọc hiểu về một vấn đề cụ thể, giải quyết vấn đề hoặc hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định. Sách trắng thường được sử dụng bởi các tổ chức chính phủ và các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing để cung cấp thông tin và giải pháp cho các vấn đề quan trọng.

55. Blog

Blog là một thuật ngữ viết tắt của “weblog.” Đây là một trang web hoặc nền tảng trực tuyến nơi mà người dùng (gọi là blogger) có thể viết, công bố và chia sẻ nội dung thông tin trên internet. Nội dung của một blog thường bao gồm các bài viết, hình ảnh, video và nhiều loại thông tin khác,…

56. Website Traffic (Truy cập website)

Website Traffic là số lượng người truy cập một website cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Lượng truy cập đó là tổng các lượt xem trang, lượng truy cập các trang con, và các hoạt động khác trên trang web.

Để hiểu hơn, mời bạn đọc tiếp tại: Traffic là gì? Các yếu tố giúp tăng traffic trong marketing

57. Content Marketing

Content Marketing (Tiếp thị nội dung) là một chiến lược marketing được tạo ra và chia sẻ nội dung giá trị với mục tiêu thu hút, engager và giữ chân khách hàng. Mục tiêu chính của content marketing là cung cấp thông tin hữu ích và thú vị cho khách hàng mục tiêu để tạo sự hứng thú và tương tác.

một số thuật ngữ trong marketing
Content Marketing

58. Content Marketing Funnel

Phễu Content Marketing (Content Marketing Funnel) là một mô hình quy trình trong lĩnh vực tiếp thị nội dung, được sử dụng để mô tả quá trình chuyển đổi người tiêu dùng từ việc tiếp cận nội dung đến việc trở thành khách hàng thực sự. Mô hình này thường bao gồm ba giai đoạn chính: Thu hút (Attract), Thúc đẩy (Engage), Chuyển đổi (Convert).

59. Content Metrics

Content Metrics là các yếu tố và dữ liệu được sử dụng để đo lường và đánh giá hiệu suất của chiến dịch tiếp thị nội dung. Đây là các chỉ số và dữ liệu cung cấp thông tin về cách nội dung đang hoạt động, đối tượng mục tiêu của nó, và cách nó tương tác với khách hàng.

60. Content Syndication

Content Syndication (Phân phối nội dung) là quá trình chia sẻ và phân phối nội dung từ một website đến các trang web hoặc nền tảng khác để gia tăng sự tiếp cận và tạo ra nhiều lượt xem hơn cho nội dung đó. Phân phối nội dung có thể bao gồm việc đăng lại bài viết, video, bài blog, bài viết trên mạng xã hội, và nhiều dạng nội dung khác trên các nền tảng khác nhau.

61. Contributor

Thuật ngữ ngành marketing “Contributor” là một người nào đó viết và xuất bản một phần nội dung trong một ấn phẩm bên ngoài hoặc phương tiện truyền thông.

62. Distribution Plan

Kế hoạch phân phối (Distribution Plan) là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị và quảng cáo của một doanh nghiệp. Đây là một tài liệu hoặc kế hoạch chi tiết mô tả cách mà một sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ được đưa ra thị trường và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Kế hoạch phân phối xác định các kênh phân phối, phương tiện tiếp cận, và chiến dịch tiếp thị để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được đưa đến đúng đối tượng và tạo ra sự quan tâm từ phía họ.

63. Mô hình PESO

Mô hình PESO là viết tắt của “Paid, Earned, Shared, Owned” (trả tiền, kiếm được, chia sẻ, sở hữu) trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo. Đây là một khung làm việc phổ biến giúp doanh nghiệp quản lý chiến dịch tiếp thị hiệu quả.

thuật ngữ ngành marketing
Mô hình PESO trong digital marketing

64. Content

Nội dung (Content) là các thông tin, thông điệp, hoặc tài liệu được tạo ra để truyền đạt thông tin hoặc giá trị đến một đối tượng hoặc khán giả cụ thể. Nội dung có thể bao gồm các loại thông tin và tài liệu như văn bản, hình ảnh, video, âm thanh, bài viết, bài blog, bài học, podcast, infographic, trang web, và nhiều loại hình khác.

65. Guest Post

Guest Post là tạo liên kết (backlink) từ website khác về website của mình để cải thiện độ uy tín của trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google. Backlink từ các trang web uy tín và có uy tín có thể tạo ra một tín hiệu tích cực cho trang web trong việc xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm.

66. Infographics

Infographic là một hình thức trình bày thông tin hoặc dữ liệu một cách hấp dẫn và trực quan thông qua việc kết hợp hình ảnh, biểu đồ, biểu đồ với văn bản mô tả. Mục tiêu của Infographics là giúp người đọc hiểu và thu thập thông tin một cách nhanh chóng.

67. Knowledge Bank

Knowledge Bank (Ngân hàng kiến thức) là một thuật ngữ để chỉ một hệ thống hoặc nền tảng lưu trữ và quản lý thông tin và kiến thức. Trong môi trường công nghiệp hoặc tổ chức, Knowledge Bank thường là một hệ thống cơ sở dữ liệu hoặc kho thông tin được dùng để lưu trữ, quản lý, và chia sẻ kiến thức và thông tin quan trọng.

68. On-Site Content

Nội dung trên trang web (On-Site Content) là các nội dung và thông tin mà một website cung cấp cho người truy cập trên trang web đó. On-Site Content bao gồm tất cả các trang, bài viết, hình ảnh, video, và thông tin khác mà bạn tìm thấy trực tiếp trên trang web khi bạn duyệt nó.

69. Off-Site Content

Nội dung ngoài trang web (Off-Site Content) là các nội dung và thông tin mà một tổ chức hoặc cá nhân tạo ra và chia sẻ trên các nền tảng khác ngoài trang web của họ.

70. Organic Distribution

Organic Distribution là việc chia sẻ nội dung hoặc sản phẩm trực tiếp với đối tượng mục tiêu mà không yêu cầu sự trả tiền hoặc sử dụng các hình thức quảng cáo trả phí. Organic Distribution được thể hiện qua việc chia sẻ nội dung trên mạng xã hội, tạo ra nội dung chia sẻ trên blog hoặc trang web, tham gia vào cuộc thảo luận trên diễn đàn trực tuyến, …

71. Paid Distribution

Phương pháp phân phối trả tiền là nội dung được lưu hành và khuếch đại giữa các đối tượng mục tiêu thông qua quảng cáo có trả tiền. Chẳng hạn như bài đăng được quảng cáo trên phương tiện truyền thông xã hội và quảng cáo trả tiền trên tìm kiếm.

72. Sales Enablement

Sales Enablement là đội ngũ bán hàng được đào tạo và sử dụng công cụ và nội dung một cách hiệu quả để tăng cường quá trình bán hàng.

73. Thought Leader

Một người lãnh đạo tư duy (có thể là một cá nhân hoặc tổ chức) được công nhận là có thẩm quyền trong một lĩnh vực cụ thể. Họ có chuyên môn về một lĩnh vực nhất định và thường được người khác trong ngành đến tìm kiếm sự hướng dẫn và kiến thức từ họ. Hoặc người chuyên gia đó chia sẻ chuyên môn của mình với mục đích giáo dục, cải thiện, cung cấp giá trị cho toàn ngành và xây dựng niềm tin với các đối tượng chính.

74. Unique Visitors per Month (UVM)

Unique Visitors per Month là số người mới truy cập một trang web trong một tháng. Số liệu này thường được sử dụng trong phân tích truy cập website để đánh giá mức độ hấp dẫn và quy mô của một trang web.

75. Webinar (Hội thảo trực tuyến)

Webinar (viết tắt của “Web-based seminar,” tức là “hội thảo trực tuyến”) là một sự kiện hoặc buổi họp được tổ chức trực tuyến trên internet hông qua các phần mềm hội thảo trực tuyến hoặc các nền tảng giao tiếp trực tuyến, như Zoom, Google Meet,…

các thuật ngữ chuyên ngành marketing
Webinar

Webinar thường được sử dụng cho nhiều mục đích, như là đào tạo trực tuyến, thảo luận về sản phẩm hoặc dịch vụ, và truyền đạt thông tin quan trọng cho một đám đông trực tuyến.

Thuật ngữ Social Media Marketing quan trọng

76. Social Selling: Bán hàng trên mạng xã hội

Social Selling là sử dụng các kênh truyền thông xã hội của thương hiệu để thu hút và tạo kết nối với khách hàng tiềm năng, phát triển quan hệ với KH. Từ đó dẫn đến mục tiêu cuối cùng là giúp bạn đạt được doanh số bán hàng bằng cách tương tác và giải đáp câu hỏi của khách hàng tiềm năng. Đồng thời cung cấp thông tin hữu ích cho đến khi họ sẵn sàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ.

77. Targeting: Nhắm mục tiêu

Targeting dùng để xác định một nhóm mục tiêu cụ thể trong nhóm khách hàng tiềm năng để tập trung chiến dịch marketing hoặc quảng cáo cho nhóm đối tượng đó. Mục tiêu (hoặc “target”) thường được xác định dựa trên các yếu tố như độ tuổi, giới tính, sở thích, địa điểm địa lý, hành vi mua sắm online, và nhiều thông tin khác.

78. Viral: Lan truyền

Viral là một từ được sử dụng để miêu tả sự lan truyền nhanh chóng và rộng rãi của một nội dung nào đó trên internet. Nội dung đó có thể là video, hình ảnh, hoặc thông điệp,… và được chia sẻ, lan truyền từ người dùng này sang người dùng khác trên mạng xã hội hoặc trực tuyến.

Đọc thêm về: Viral marketing là gì? Ưu, nhược điểm và cách tạo chiến dịch

79. Clickbait

Clickbait là các tiêu đề hoặc nội dung được thiết kế một cách gợi cảm và lôi cuốn để kích thích người xem hoặc độc giả nhấp chuột vào bài viết đó. Clickbait thường dùng để tăng lượng truy cập hoặc lượt xem.

80. Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi)

Tỷ lệ chuyển đổi, còn gọi là Conversion rate là chỉ số chuyển đổi người xem/khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự khi người đó mua hàng, đăng ký, hoặc điền vào một biểu mẫu.

các thuật ngữ trong digital marketing
Conversion Rate là một trong các thuật ngữ trong digital marketing

81. Cost-Per-Click (CPC hoặc Pay-Per-Click hoặc PPC)

Cost-Per-Click: Giá mỗi nhấp chuột là số tiền nhà quảng cáo trả mỗi khi ai đó nhấp vào quảng cáo xã hội của họ. Không quan trọng có bao nhiêu người nhìn thấy nó, nhà quảng cáo sẽ chỉ bị tính phí cho những lần nhấp qua thực tế.

các thuật ngữ trong kinh doanh online
Cost Per Click

82. Cost Per Mile (CPM) hay Cost Per Thousand

Cost Per Mile (CPM), hoặc còn được gọi là Cost Per Thousand, là một đơn vị đo lượng số tiền mà một quảng cáo trả cho mỗi nghìn lượt hiển thị quảng cáo trên website hoặc ứng dụng.

các từ viết tắt trong marketing
Cost Per Thousand một trong các từ gắn liền với marketing

83. Engagement Rate (Tỷ lệ tương tác)

Tỷ lệ tương tác (engagement rate) là mức độ tương tác của người dùng với nội dung của doanh nghiệp đã chia sẻ trên các mạng xã hội. Đây là một trong những thuật ngữ trong Digital marketing liên quan đến truyền thông xã hội quan trọng nhất trong danh sách này.

từ ngữ chuyên ngành marketing
Engagement Rate là từ ngữ chuyên ngành marketing

84. Impressions (Số lần hiển thị)

Số lần hiển thị, hoặc Impressions, là số lần một quảng cáo, bài viết hoặc nội dung cụ thể xuất hiện trên màn hình người xem hoặc trình duyệt của họ. Số lần hiển thị thường được sử dụng để đo lường sự tiếp cận của một chiến dịch marketing hoặc hiệu suất của nội dung trên mạng xã hội hoặc trang web.

thuật ngữ digital marketing
Impressions là thuật ngữ digital marketing

85. Influencer (Người ảnh hưởng)

Influencer là một người có sức ảnh hưởng đến khán giả trên mạng xã hội, Influencer có thể là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Đây là những người bạn muốn họ chia sẻ nội dung và tương tác với thương hiệu của bạn.

86. Remarketing (Tiếp thị lại)

Remarketing (Tiếp thị lại) là việc sử dụng các nền tảng truyền thông để nhắc nhở, gợi ý hoặc thúc đẩy khách hàng quay lại xem xét một đơn hàng trước đó hoặc khuyến khích họ mua hàng thêm, để up-sell hoặc cross-sell.

87. Social Listening: Lắng nghe xã hội

Social Listening, hay còn gọi là “Lắng nghe xã hội,” là quá trình theo dõi và thu thập thông tin từ các nền tảng truyền thông xã hội để hiểu và phân tích ý kiến, thái độ, và phản hồi của cộng đồng online với một thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành marketing
Social Listening là thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành marketing

Những thuật ngữ cần nhớ trong tiếp thị khách hàng

88. Referral customers (Khách hàng giới thiệu)

Khách hàng giới thiệu (Referral customers) là những người mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của một doanh nghiệp sau khi họ đã được giới thiệu hoặc tiếp thị bởi một người khách hàng hiện tại hoặc một người khách hàng trước đó.

​​89. Customer Satisfaction (Sự hài lòng của khách hàng)

Sự hài lòng của khách hàng chính là việc bạn quản lý mức độ thiện cảm của khách hàng.

Hãy xem xét sự hài lòng của khách hàng không những giúp bạn biết được cảm nhận của người dùng, mà còn biết được liệu khách hàng có giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn cho người khác hay không.

90. Customer Service (Dịch vụ khách hàng)

Customer Service (Dịch vụ khách hàng) là những hoạt động về chăm sóc khách hàng nhằm hướng đến sự hài lòng của khách hàng trong suốt quá trình mua hàng và cũng như sau khi khách hàng đã quyết định sử dụng một sản phẩm nhất định.

91. Customer Marketing (Tiếp thị khách hàng)

Tiếp thị khách hàng là việc thực thi các chiến lược và chiến thuật nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng và trải nghiệm dịch vụ/sản phẩm của khách hàng. Tiếp thị khách hàng giúp tăng cơ hội chuyển đổi khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự.

92. Customer Support (Hỗ trợ khách hàng)

Hỗ trợ khách hàng là công việc được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng đầu tư để giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến dịch vụ của doanh nghiệp mình.

các thuật ngữ trong bán hàng online
Customer Support là từ chuyên ngành marketing

93. Customer Retention (Tỷ lệ giữ chân khách hàng)

Để có thể giữ chân được khách hàng của mình bạn phải thực hiện nhiều hoạt động để thúc đẩy họ tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Đặc biệt, bạn phải phân loại được đâu là đối tượng khách hàng có khả năng sử dụng lại sản phẩm/dịch vụ của mình để chăm sóc và tạo ra trải nghiệm tốt hơn.

những thuật ngữ trong kinh doanh
Engagement Retention

94. Loyal customers (Khách hàng trung thành)

Khách hàng trung thành (Loyal customers) là những người mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của một doanh nghiệp một cách đều đặn và liên tục trong một khoảng thời gian dài. Việc duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng trung thành rất quan trọng đối với sự thành công của một doanh nghiệp.

Thuật ngữ Marketing về tiếp thị và phát triển sản phẩm

95. Product Marketing (Tiếp thị sản phẩm)

Tiếp thị sản phẩm là quá trình đưa một sản phẩm cụ thể ra ngoài thị trường và đảm bảo rằng sản phẩm đó thành công.

96. Product Qualified Lead (PQL – Khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn sử dụng sản phẩm)

Product Qualified Lead là những người đã trải nghiệm sử dụng sản phẩm của bạn và có những hành động cho thấy họ quan tâm đến việc trở thành khách hàng trung thành. Đây là một dạng khách hàng tiềm năng thường xuất hiện ở các công ty cung cấp các mẫu dùng thử hoặc miễn phí với số lượng có hạn.

97. Go-to-market Strategy (GTM – Chiến lược tiếp cận thị trường)

Chiến lược tiếp cận thị trường là một kế hoạch chi tiết mà một công ty xây dựng để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đến khách hàng mục tiêu.

các từ chuyên ngành marketing
Thuật ngữ Go to marketing strategy

Mục đích của chiến lược GTM chính là đưa ra lộ trình ra mắt sản phẩm ấn tượng và “gây tiếng vang” đối với khách hàng tiềm năng như cấp bản dùng thử miễn phí và bắt đầu thu phí nếu người dùng muốn sử dụng sản phẩm ở cấp độ cao hơn.

98. Product-market Fit (Sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường)

Sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường mô tả mức độ phù hợp giữa sản phẩm hoặc dịch vụ mà một công ty cung cấp và thị trường hoặc nhóm khách hàng mục tiêu mà họ muốn phục vụ. Nó đo lường sự hiểu biết của một công ty về nhu cầu và mong muốn của khách hàng và khả năng của họ để cung cấp giải pháp phù hợp và giá trị cho thị trường đó..

99. Minimum Viable Product (MVP – Sản phẩm khả thi tối thiểu)

Minimum Viable Product (MVP), hoặc sản phẩm khả thi tối thiểu, là một phiên bản sản phẩm hoặc dịch vụ cơ bản nhất mà một công ty phát triển để kiểm tra và xác định tính khả thi và sự quan tâm của thị trường trước khi đầu tư thêm nguồn lực vào việc phát triển một phiên bản đầy đủ. MVP thường có các tính năng và chức năng cốt lõi để cung cấp giá trị cơ bản cho người dùng.

100. Total Addressable Market (TAM – Tổng thị trường khả dụng)

Tổng thị trường khả dụng là số lượng doanh thu tiềm năng mà doanh nghiệp của bạn có thể đạt được nếu những người quan tâm đến sản phẩm của bạn thực sự mua chúng.

101. Product-led Growth ( PLG – Tăng trưởng dựa trên sản phẩm)

Tăng trưởng dựa trên sản phẩm là chiến lược dựa vào chính sản phẩm để thu hút, tạo chuyển đổi và giữ chân khách hàng.

các thuật ngữ trong kinh doanh
Mô hình PLG có liên quan mật thiết đến phễu Marketing

Thuật ngữ Email marketing

102. Click Per Delivered: Số nhấp chuột mỗi lần được phân phối (CPD)

CPD hoặc tỷ lệ nhấp chuột là số lần nhấp (vào liên kết của bạn) chia cho số lượng email được gửi thành công đến đích dự kiến (hộp thư đến) của họ.

103. Click Per Open: Số nhấp chuột mỗi lần mở (CPO)

Click Per Open là thước đo để đánh giá mức độ hiệu quả của các liên kết trong một email marketing. CPO = số lần nhấn vào liên kết/ số lần mở email (số lượt mở email).

CPO giúp đo lường sự tương tác của người đọc với email và xác định xem bao nhiêu người mở email thực sự đã thực hiện một hành động cụ thể. Ví dụ như nhấn vào một liên kết để mua sản phẩm hoặc tìm hiểu thêm thông tin. Từ đó giúp các nhà tiếp thị hiểu rõ hơn về hiệu suất của chiến dịch email của họ và điều chỉnh nội dung hoặc cách thức thiết kế email để tăng cường tương tác từ phía người đọc.

104. Double Opt-in (Chọn tham gia kép)

Double opt-in là quá trình xác minh lựa chọn của người dùng hai lần. Sau khi đăng ký để nhận thông tin từ một doanh nghiệp trên trang web, người dùng sẽ nhận một email xác thực hoặc phải thực hiện một hành động khác để xác minh sự đồng thuận một lần nữa. Nếu họ tiếp tục xác nhận, họ sẽ được thêm vào danh sách double opt-in của email.

105. Email Filter (Lọc Email)

Email Filter, còn gọi là Bộ lọc Email là một công cụ hoặc dịch vụ được sử dụng trong Email marketing để tự động phân loại và sắp xếp các email đến dựa trên các tiêu chí cụ thể. Mục tiêu của Email Filter là giúp người dùng quản lý hộp thư đến của họ bằng cách tách email vào các thư mục hoặc danh sách khác nhau dựa trên nội dung, địa chỉ email gửi, hoặc các yếu tố khác.

thuật ngữ marketing tiếng anh
Email Filter là thuật ngữ marketing tiếng anh

106. Email Whitelist: Danh sách email trắng

Email Whitelist, hay còn gọi là “Danh sách Email trắng” là một danh sách các địa chỉ email hoặc tên miền email được xác định là đáng tin cậy và được phép gửi email vào hộp thư đến của người nhận mà không bị chặn hoặc đưa vào thư rác.

107. House List (Danh sách lưu giữ)

House List là danh sách chứa các địa chỉ email của khách hàng đã đăng ký nhận thông tin từ doanh nghiệp, có sự chấp thuận của người nhận. House List thường đáng tin cậy hơn so với các danh sách email còn lại, vì có chứa thông tin về những người đã có mối quan hệ tích cực với doanh nghiệp và có sự quan tâm đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

108. Open Rate (Tỷ lệ mở)

Tỷ lệ mở là tỷ lệ phần trăm email được mở trong tổng số email đã được gửi. Tương tự như CTR, tỷ lệ mở tính đến tất cả các email đã được gửi và chia tổng số đó cho số lượng email đã được mở.

các từ gắn liền với marketing
Open Rate

109. Opt-in: Chọn tham gia (hoặc Đăng ký)

Opt-in trong Email marketing là hành động người dùng chấp nhận việc nhận email từ doanh nghiệp. Khi người dùng thực hiện opt-in, họ cho phép doanh nghiệp gửi email cho họ và chấp nhận việc nhận thông tin, tin tức, khuyến mãi hoặc nội dung khác qua email.

110. Opt-out: Chọn không tham gia (hoặc Hủy đăng ký)

Ngược lại với opt-in, opt-out là khi một người đã đăng ký vào danh sách email không còn muốn nhận email liên lạc từ một công ty hoặc cá nhân cụ thể, vì vậy họ xóa địa chỉ email của họ khỏi danh sách.

111. Personalization (Cá nhân hóa)

Cá nhân hóa có nghĩa là thêm một số thông tin vào email của bạn dành riêng cho người mà bạn đang gửi nó. Cá nhân hóa được sử dụng để khiến người đăng ký chú ý đến email của công ty với hy vọng rằng họ có nhiều khả năng mở email và hành động mua hàng hơn.

112. Single Opt-in (Chọn tham gia một lần)

Single opt-in là dạng xác nhận lựa chọn mà người dùng chỉ cần thể hiện sự đồng ý của họ một lần duy nhất thông qua việc đăng ký trên trang web.

113. Spam (Thư rác)

Spam là các email được gửi hàng loạt mà không có sự đồng ý của người nhận, tạp nên cảm giác khó chịu cho họ. Nội dung của email rác thường chứa thông tin quảng cáo, hoặc tiếp thị các sản phẩm/dịch vụ không đáng tin cậy.

114. Subject Line: Dòng tiêu đề email

Subject email là dòng văn bản tóm tắt nội dung chính trong email, được hiển thị trong hộp thư đến của người đăng ký trước khi họ mở email. Dòng tiêu đề được sử dụng để cung cấp cho người đăng ký lý do để mở email của bạn.

Vd: apply vị trí SEO Executive thì subject line sẽ là Application for SEO Executive – tên của bạn.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm có thể tham khảo thêm 300+ thuật ngữ từ cơ bản đến chuyên ngành marketing sau đây:

110+ thuật ngữ Marketing từ cơ bản đến chuyên môn theo từng mảng như: Digital Marketing, Content hay Social Media mà Miko Tech vừa chia sẻ sẽ giúp bạn bước đầu làm quen và xây dựng nền tảng Marketing căn bản. Chia sẻ bài viết này với bạn bè của bạn để họ cũng có cơ hội nắm bắt kiến thức quan trọng này và xây dựng chiến lược tiếp thị mạnh mẽ!

16.10.2023 Trần Tiến Duy
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!