Thuật ngữ Subdomain là gì và lợi ích của subdomain như thế nào? Miko Tech sẽ chia sẻ cách tạo Subdomain. Cùng theo dõi ngay dưới đây nhé!
Tham khảo ngay:
- Dịch vụ thiết kế website mẹ và bé chuẩn UX/UI
- Dịch vụ thiết kế website học trực tuyến hiện đại, chuyên nghiệp
- Dịch vụ thiết kế website ẩm thực uy tín nhất
Subdomain là gì?
Subdomain (tên miền phụ) là một phần để bổ sung cho tên miền chính của bạn. Subdomain giúp điều hướng đến các phần khác nhau trên website chính của doanh nghiệp.
Với 1 tên miền chính, bạn có thể có nhiều subdomain nếu cần để truy cập tất cả các trang khác nhau trên trang web của mình.
Cấu trúc của subdomain
Cấu trúc của subdomain bao gồm tên của subdomain và tên miền chính của trang web. Thông thường, tên subdomain được đặt trước tên miền chính và được phân cách bằng dấu chấm.
Ví dụ, trong subdomain “blog.yoursite.com”, “blog” là tên của subdomain và “yoursite.com” là tên miền chính. Subdomain có thể chứa các ký tự chữ cái, số và dấu gạch ngang.
Tuy nhiên, nên tránh sử dụng các ký tự đặc biệt khác như dấu chấm, dấu chữ mũ, và dấu cách trong tên subdomain. Vì chúng có thể gây ra lỗi khi truy cập trang web.
Domain và Subdomain khác nhau như thế nào?
Domain và subdomain là hai khái niệm liên quan đến tên miền trên internet. Dưới đây là sự khác nhau giữa domain và subdomain:
- Domain có chức năng tương tự như một địa chỉ IP của các trang web khi truy cập bằng trình duyệt. Thay vì phải nhập một chuỗi số, người dùng chỉ cần nhập tên miền vào thanh địa chỉ để truy cập trang web. Tên miền giúp các trang web có tên riêng đẹp mắt, dễ dàng ghi nhớ và sử dụng cho mọi người.
- Subdomain cũng có chức năng tương tự, tuy nhiên nó phụ thuộc vào tên miền chính. Người dùng có thể tạo ra nhiều tên miền con cho tên miền chính. Nhưng đặc biệt là không cần tốn phí và thường có thể đặt chúng dễ dàng.
Lợi ích của việc sử dụng Subdomain
Tiết kiệm chi phí
Subdomain hoàn toàn miễn phí khi bạn đã đăng ký tên miền. Bạn không cần phải mua một domain mới mà vẫn có thể tạo ra được nhiều website với nhiều mục đích khác nhau dưới dạng Subdomain.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng được giao diện thiết kế trên site domain chính mà không phải chi trả thêm bất kỳ khoản phí nào cho dịch vụ thiết kế website.
Tách blog hoặc chủ đề mới ra khỏi website chính
Sử dụng subdomain có thể tách các Module ở website chính ra một hoặc nhiều website độc lập khác.
Ví dụ: Với một website kinh doanh đa ngành nghề, nhiều mặt hàng, nhiều sản phẩm khác nhau. Bạn muốn phát triển trang review, tin tức hay blog cho từng nhóm sản phẩm riêng biệt. Tạo subdomain có thể giúp bạn thực hiện ý tưởng này một cách dễ dàng và nhanh chóng .
Đôi khi, việc quản lý nhiều website độc lập với mục đích cụ thể dễ hơn so với việc quản lý và phát triển một website đa năng.
Tạo website dưới dạng Subdomain cho một nhóm đối tượng
Đa số người dùng thường sử dụng Subdomain để tạo website cho một nhóm đối tượng.
Website doanh nghiệp chứa rất nhiều nội dung, chủ đề và sẽ rất khó để quản trị tất cả. Với subdomain, bạn có thể dễ dàng quản lý và xây dựng nội dung phù hợp cho một tệp đối tượng nhất định.
Bạn có thể tách riêng chủ đề, blog sang một website mới dưới dạng tên miền phụ (Subdomain). Hoặc lên kế hoạch xây dựng nội dung bạn muốn mà vẫn không ảnh hưởng đến website chính.
Ví dụ:
Tại website https://mikotech.vn có sở hữu một Subdomain với tên miền “blog.mikotech.vn”. Website này chủ yếu là xây dựng nội dung cho một tệp đối tượng nhất định.
Website với Subdomain của Miko Tech dùng để chia sẻ kiến thức chuyên sâu cho đối tượng tìm hiểu về Công Nghệ Phần Mềm.
Phát triển một website dành riêng cho giao diện mobile
Subdomain còn có một vai trò quan trọng khác là có thể phát triển website dành riêng cho giao diện mobile.
Ví dụ như “m.facebook.com” nhưng hiện tại thì việc sử dụng kiểu này không còn nhiều. Nếu người dùng truy cập bằng PC thì địa chỉ URL trả về “xyz.com”. Ngược lại nếu người dùng sử dụng thiết bị di động thì URL sẽ trả về “m.xyz.com”
Với thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, người dùng thường dành phần lớn thời gian để lướt website bằng thiết bị di động của họ. Vì vậy, khái niệm thiết kế website tương thích với thiết bị di động xuất hiện.
Khi người dùng truy cập vào website, website sẽ tự động xác định đó là thiết bị PC hay Mobile và trả về layout phù hợp với màn hình thiết bị đó.
Tăng tính bảo mật
Sử dụng subdomain có thể giúp tăng tính bảo mật cho trang web. Bằng cách chia sẻ tài nguyên giữa các subdomain thay vì giữa các trang web khác nhau.
Ví dụ, subdomain có thể được sử dụng để phân chia các khu vực khác nhau của một trang web như quản trị viên và khách hàng, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công từ các bên thứ ba.
Xem thêm video sau đây để biết cách tạo website với sub domain:
Một số hạn chế khi sử dụng subdomain
Mặc dù subdomain mang lại nhiều lợi ích cho trang web, nhưng nó cũng có một số hạn chế như sau:
- Tạo ra nhiều URL khác nhau: Sử dụng subdomain có thể tạo ra nhiều URL khác nhau cho cùng một trang web. Dẫn đến sự rối mắt cho người dùng và khó khăn cho các công cụ tìm kiếm khi đánh giá và xếp hạng trang web.
- Phân tán liên kết: Sử dụng subdomain có thể phân tán liên kết cho cùng một trang web trên nhiều địa chỉ khác nhau. Từ đó gây khó khăn cho việc quản lý và theo dõi các liên kết này.
- Khó khăn trong việc cấu hình: Sử dụng subdomain có thể gây khó khăn trong việc cấu hình cho trang web. Đặc biệt là khi sử dụng các công nghệ phức tạp như CDN, SSL và DNS.
- Chi phí phát triển: Sử dụng subdomain có thể đòi hỏi chi phí phát triển để tạo ra các subdomain mới. Đặc biệt là khi muốn tạo ra các subdomain có tính năng và nội dung riêng biệt.
- Không thân thiện với SEO: Sử dụng subdomain có thể làm giảm tính thân thiện với SEO của trang web. Đặc biệt khi các subdomain không được tối ưu hóa tốt cho các từ khóa và nội dung cụ thể.
Tóm lại, mặc dù subdomain mang lại nhiều lợi ích cho trang web, nhưng cũng có những hạn chế nhất định cần được xem xét khi quyết định sử dụng subdomain cho trang web của mình.
Subdomain được sử dụng khi nào?
Sau khi đã hiểu subdomain là gì, vậy thì subdomain được sử dụng khi nào?
Cho ra mắt một sản phẩm/ dịch vụ mới
Giả sử công ty hay doanh nghiệp của bạn sắp cho ra mắt một sản phẩm/dịch vụ mới dành cho một nhóm khách hàng nhất định. Lúc này, bạn cần xây dựng một website mới dưới dạng subdomain để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến với nhóm đối tượng khách hàng.
Ngoài ra, bạn có thể tận dụng subdomain để kiểm tra xem chiến dịch về sản phẩm/dịch vụ có hiệu quả hay không. Nếu kết quả khả quan, bạn có thể phát triển sản phẩm/dịch vụ và xây dựng nội dung cần thiết. Ngược lại nếu không hiệu quả, bạn có thể xóa Subdomain.
Hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu
Dưới sự hỗ trợ của Subdomain, việc tạo website trở nên dễ dàng theo từng mục đích cụ thể. Doanh nghiệp có thể lên các chiến dịch quảng bá thương hiệu và tiếp cận đến người dùng nhanh chóng.
Nếu như bạn đã có cho mình chiến lược SEO tối ưu cùng các chiến dịch quảng cáo phù hợp thì subdomain có thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng và bền vững.
Tối ưu trong việc quản trị website
Để website được vận hành tốt và tiếp cận người dùng mạng thường xuyên thì quản trị website là công việc nhất định phải thực hiện. Tuy vậy, quản trị website lại tốn nhiều công sức và thời gian.
Các quản trị viên giờ đây có thể dễ dàng quản lý và tối ưu các nội dung website nhờ subdomain. Một website đa ngành với nhiều nội dung, hình ảnh và chủ đề khác nhau sẽ khiến người quản trị khó quản lý.
Việc tách riêng các website theo từng chủ đề và cụ thể hóa công việc tưng phần sẽ giúp việc quản trị website doanh nghiệp trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều.
Một Domain chính có thể tạo được bao nhiêu Subdomain?
Một domain chính có thể tạo không giới hạn Subdomain. Do vậy, nhiều người đã lạm dụng yếu tố này để bán kiếm tiền với Subdomain. Tuy nhiên, việc cấu hình Subdomain phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Cấu hình nơi website đăng ký máy chủ.
- Khả năng tương thích với SEO.
- Cấu hình DNS của tên miền của tên miền và băng thông của nhà cung cấp.
Yếu tố tương thích với SEO là điều đặc biệt mà các nhà quản trị website luôn lưu tâm. Bởi khi sử dụng quá nhiều Subdomain sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển SEO và ảnh hưởng đến website chính.
Một số lưu ý về Subdomain
Cần quản lý nghiêm ngặt các Subdomain tránh bị giả mạo
Nếu bạn sở hữu nhiều subdomain thì việc không kiểm soát được toàn bộ subdomain có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Không may nếu một trong những Subdomain của bạn bị spam, nguy cơ bị tố cáo thì các subdomain còn lại cũng có khả năng gặp nguy hiểm.
Không những thế, khi subdomain có nghi ngờ bị tấn công giả mạo thì thậm chính Domain chính cũng có thể bị xóa sổ. Vì vậy, hãy chắc rằng mọi subdomain mà mình quản lý đều trong tầm kiểm soát, tránh mọi phát sinh không mong muốn.
Sử dụng Subdomain yêu cầu quản trị nhiều hơn
Càng nhiều website thì việc quản trị sẽ càng nhiều hơn. Nếu bạn chỉ sử dụng subdomain làm website bình thường thì việc xây dựng sẽ dễ dàng. Nhưng nếu bạn muốn phát triển như website chính thì công việc sẽ nhiều hơn.
Hình ảnh thương hiệu khó đồng nhất
Nếu sử dụng Subdomain với một website mới sẽ khó tạo ra sự đồng nhất về mặt thiết kế với website chính. Người dùng sẽ khó có trải nghiệm đồng nhất trên website mới. Vì vậy, website dưới dạng Subdomain thường chỉ hỗ trợ cho website chính là tốt nhất.
Subdomain ảnh hưởng đến việc tối ưu SEO
Với nhiều cập nhật thuật toán từ Google thì Domain và Subdomain được xếp vào dạng gần giống nhau.
Vì vậy, có càng nhiều subdomain sẽ càng ảnh hưởng đến domain chính và thứ hạng website. Khi search một từ khóa thì kết quả xuất hiện bên tên miền chính sẽ nhiều hơn.
Hướng dẫn cách tạo Subdomain
Bước 1: Bạn đăng nhập vào hosting của website.
Bước 2: Ở phần tên miền chính Domains, bạn hãy chọn mục Subdomains.
Bước 3: Nhập thông tin cần thiết vào các mục và chọn Create để tạo Subdomain.
Ví dụ: Bạn muốn tạo subdomain là news.bkhost.vn thì bạn cần nhập các giá trị như sau:
- Subdomain = news
- domain = bkhost.vn
- Document Root = Thư mục chứa code riêng của subdomain đó trong public_html (public_html/news.bkhost.vn)
Các bước trên sẽ giúp bạn hoàn thành việc tạo subdomain. Cuối cùng, bạn hãy upload lên Document Root các file chứa source code của tên miền phụ.
Những câu hỏi thường gặp khi dùng subdomain
Subdomain có phải là một tên miền mới không?
Subdomain không phải là một tên miền mới. Nó là một phần của tên miền chính và được sử dụng để phân tách và phân loại các trang web hoặc nội dung khác nhau trên cùng một tên miền.
Một subdomain được tạo ra bằng cách thêm một tên mới trước tên miền chính, được phân tách bằng dấu chấm.
Tôi có thể chuyển đổi subdomain sang domain con không?
Có, bạn có thể chuyển đổi subdomain sang domain con. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi bạn phải đăng ký một tên miền mới và tạo lại nội dung của trang web trên tên miền mới đó.
Lưu ý rằng chuyển đổi subdomain sang domain con có thể ảnh hưởng đến sự thăng hạng và lưu lượng truy cập website.
Nếu website đã có một lượng lớn khách truy cập và các liên kết đến subdomain của bạn. Bạn nên có một chiến lược cẩn thận để đảm bảo rằng việc chuyển đổi không gây ảnh hưởng xấu đến sự thăng hạng và lưu lượng truy cập của trang web.
Tôi cần phải trả phí để tạo subdomain hay không?
Không, bạn không cần phải trả phí để tạo subdomain. Subdomain là một phần của tên miền chính và được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web của bạn. Khi bạn đăng ký tên miền chính, nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web sẽ cho phép tạo nhiều subdomain theo nhu cầu của bạn.
Việc tạo subdomain là miễn phí và bạn có thể tạo bao nhiêu subdomain tùy thích. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng các tính năng nâng cao hoặc các dịch vụ tùy chỉnh khác cho subdomain của mình. Bạn có thể cần phải trả thêm phí cho nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web của bạn.
Bài viết trên, Miko Tech đã giải thích subdomain là gì và hướng dẫn chi tiết cách tạo. Hy vọng bạn đã có được những kiến thức hữu ích về subdomain, từ đó có thể xây dựng, quản trị website tốt hơn. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ đến cho mọi người cùng đọc nhé!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/