Slogan là gì trong marketing và vì sao các doanh nghiệp lại cần đến slogan? Đây là một yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và hiệu quả trong lĩnh vực tiếp thị. Trong bài viết ngay sau đây, chúng ta sẽ khám phá tầm quan trọng của slogan và tìm hiểu các bước quan trọng để viết một khẩu hiệu ấn tượng.
Slogan là gì?
Slogan (Khẩu hiệu) là một châm ngôn hoặc tuyên bố ngắn gọn được sử dụng để quảng cáo hoặc thúc đẩy cho một thương hiệu.
Khẩu hiệu thường được thiết kế để truyền tải thông điệp quảng cáo hoặc giúp khách hàng ghi nhớ dễ dàng về thương hiệu hoặc sản phẩm. Các công ty sử dụng khẩu hiệu để cho khách hàng biết họ muốn họ liên kết thương hiệu của họ với điều gì. Những câu chữ ngắn gọn này chia sẻ lý do tồn tại của công ty và sứ mệnh tổng thể đến công chúng.
Vì sao các thương hiệu cần có slogan?
Slogan là một yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và hiệu quả trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo. Những slogan được xây dựng tốt thường dễ ghi nhớ và truyền tải những cảm xúc tích cực về một thương hiệu. Slogan giúp cải thiện các chiến dịch quảng cáo cho các sản phẩm cụ thể để đảm bảo doanh số bán hàng cao cho công ty.
Slogan có thể giúp xây dựng quan hệ giữa thương hiệu và công chúng bằng cách cho công chúng biết thương hiệu đại diện cho điều gì và họ cung cấp gì. Slogan sử dụng cảm xúc để mô tả những gì một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể khiến người tiêu dùng cảm thấy.
Chẳng hạn một công ty sản xuất gối có thể tạo ra một slogan xung quanh ý tưởng rằng gối của họ khiến bạn cảm thấy như đang ngủ trên những đám mây. Các câu slogan đó có thể là:
- “Tựa đầu thư giãn với giấc ngủ trên mây.”
- “Mang thiên đàng vào giấc ngủ cùng gối mây [tên brand].”
- “Gối mây: Sự thoải mái đỉnh cao cho giấc ngủ hoàn hảo.”
- “Chìm vào giấc ngủ bay bổng với gối mây [tên brand].”
Phân biệt Slogan và Tagline
Mặc dù cả slogan và tagline đều được các công ty sử dụng để tạo ấn tượng lâu dài trong tâm trí khách hàng, chúng phục vụ cho các mục đích khác nhau. Một số sự khác biệt giữa slogan và tagline là:
Dưới đây là các yếu tố chi tiết để bạn hiểu rõ sự khác nhau:
Mục đích
Slogan truyền đạt sứ mệnh của công ty, trong khi tagline gợi nhớ về hình tượng của thương hiệu. Slogan tập trung hơn vào việc quảng cáo, trong khi tagline tập trung hơn vào quan hệ công chúng. Điều này có nghĩa là slogan được sử dụng để bán một sản phẩm còn tagline tạo ra nhận thức về thương hiệu tổng thể.
Khác với slogan, tagline không cho khách hàng biết cụ thể công ty của bạn làm gì. Thay vào đó, chúng có nội dung hẹp hơn và chỉ tập trung vào một mảng cụ thể của doanh nghiệp.
Ví dụ, một cửa hàng bán thực phẩm có thể tạo ra một tagline xung quanh một sản phẩm nông sản cụ thể, chứ không nói về việc việc họ bán nhiều loại thực phẩm khác nhau. Chẳng hạn như:
- “Nguồn thực phẩm tươi ngon hàng ngày.”
- “Chất lượng và tươi ngon, xứng đáng cho bữa ăn ngon.”
- “Tinh hoa ẩm thực, nội trợ rất yêu”
- “Thực phẩm chất lượng của tôi, niềm vui nấu nướng của bạn”
- “Tự nhiên, tươi ngon, tận hưởng mỗi ngày.”
- “Mọi món ngon bắt đầu tại đây.”
Độ dài
Cả hai đều ngắn gọn và dễ đọc, nhưng slogan thường dài hơn so với tagline. Tagline thường dài khoảng bảy từ hoặc ít hơn, trong khi đó slogan chứa từ chín đến mười từ. Bởi vì slogan bao gồm sứ mệnh toàn bộ của doanh nghiệp, nên nó sẽ cần dài hơn để truyền tải đủ ý.
Thời gian sử dụng
Khẩu hiệu thường chỉ được sử dụng cho một sản phẩm hoặc chiến dịch cụ thể và không tồn tại lâu bằng tagline. Tagline hiếm khi thay đổi vì chúng đại diện cho thương hiệu. Các công ty thay đổi khẩu hiệu khi họ muốn tập trung vào một chủ đề hoặc ý tưởng mới.
Giai đoạn phát triển
Các công ty tạo ra tagline của họ trong giai đoạn đầu của kế hoạch chiến lược thương hiệu hoặc khi công ty đang làm mới thương hiệu. Trong khi đó, slogan được phát triển khi các công ty tiến hành một chiến dịch tiếp thị. Khi các công ty quyết định tập trung vào các khía cạnh khác nhau của sản phẩm, họ thay đổi khẩu hiệu để tập trung vào một phần cụ thể. Trong khi đó, tagline vẫn không thay đổi.
Làm sao để viết slogan?
Một slogan hoàn hảo để thúc đẩy danh tiếng thương hiệu và doanh số bán hàng phụ thuộc nhiều vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Slogan của công ty là một phần quan trọng của chiến lược nâng cao brand awareness và các chiến lược tiếp thị khác.
Sau đây là những bước hướng dẫn bạn cách viết slogan:
Bước 1: Xác định thông điệp bạn muốn nói
Hãy trả lời một số câu hỏi về những gì bạn muốn đạt được qua slogan. Sản phẩm của bạn mang lại lợi ích gì cho người dùng? Sản phẩm của bạn có gì vượt trội hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường? Đối tượng mục tiêu là ai? Hãy xem xét những gì bạn muốn truyền đạt về sản phẩm hoặc thương hiệu của mình. Đồng thời, xác định cụ thể xem làm thế nào sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Bước 2: Ưu tiên sự đơn giản
Bạn có thể muốn nói rất nhiều điều về thương hiệu của mình nhưng tốt nhất là giữ cho thông điệp của bạn rõ ràng và ngắn gọn. Ví dụ, nếu bạn bán sản phẩm chăm sóc tóc, slogan của bạn có thể tập trung vào việc làm thế nào một mái tóc đẹp có thể khiến người ta cảm thấy vui vẻ hơn, hoặc tại sao sản phẩm của bạn xứng đáng với giá trị thời gian và tiền bạc của họ.
Bước 3: Xác định brand voice (Tiếng nói thương hiệu)
Hãy xem xét giọng điệu của thương hiệu của bạn khi tạo slogan của thương hiệu. Ví dụ, bạn muốn giọng điều của thương hiệu hài hước hay nghiêm túc? Bạn có muốn làm người xem cảm động không? Tuân theo một giọng điệu cụ thể sẽ giúp thương hiệu của bạn duy trì tính nhất quán và truyền đạt hiệu quả đến đối tượng mục tiêu của bạn.
Bước 4: Brainstorm
Khi bạn xác định được bạn muốn truyền đạt điều gì với phong cách ngôn ngũ ra sao, hãy bắt đầu suy nghĩ về slogan. Viết hết tất cả các ý tưởng nảy ra trong đầu bạn, dù bạn cho là nó khá tệ. Một gợi ý là xem xét ấn tượng đầu tiên về tên doanh nghiệp và xây dựng slogan dựa trên điều đó. Hãy xem xét các khẩu hiệu có thể làm tăng cường giá trị thương hiệu.
Mẹo viết slogan hay cho doanh nghiệp
Viết slogan là một quá trình sáng tạo nhằm tạo ra một câu châm ngôn độc đáo và ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí của khách hàng. Một slogan đủ mạnh mẽ có thể làm nổi bật thương hiệu, tạo kết nối với khách hàng và thậm chí cải thiện doanh số bán hàng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những mẹo quan trọng để viết slogan thật ấn tượng:
1. Hiểu rõ thương hiệu
Slogan của thương hiệu giúp làm rõ những giá trị, tầm nhìn và mục đích của nó. Nó hoạt động cùng với tất cả các yếu tố về thương hiệu khác để tạo ấn tượng lâu dài đối với khách hàng. Việc hiểu rõ bản chất của thương hiệu giúp bạn tạo ra slogan phù hợp và cho khách hàng biết thương hiệu đại diện cho điều gì.
Chẳng hạn như Gà rán của KFC (Kentucky Fried Chicken) nổi tiếng trên khắp thế giới với hương vị đặc biệt và thơm ngon. Gà rán KFC không chỉ ngon từ vỏ ngoài mà còn ngon đến từng miếng thịt bên trong. Đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa vỏ giòn và thịt mềm mại, khiến cho người dùng thưởng thức vị ngon cuối cùng trên từng ngón tay.
2. Xác định sự khác biệt của thương hiệu
Doanh nghiệp của bạn có gì đặc biệt? Nó khác biệt ra sao so với đối thủ cạnh tranh? Bạn phải biết USP (điểm bán hàng độc đáo) của mình là gì để tạo ra một slogan hiệu quả. Khi bạn tìm được điểm khác biệt của mình, bạn có thể quảng cáo về nó và lặp lại trong các chiến dịch tiếp thị để gieo vào tâm trí khách hàng rằng không thương hiệu nào làm được điều đó.
3. Kể một câu chuyện
Gói gọn câu chuyện thương hiệu trong một vài từ có thể là một thách thức. Điều này đương nhiên không dễ dàng, nhưng nếu bạn có thể tạo ra một khẩu hiệu mà bắt trọn câu chuyện của thương hiệu, nó có thể thành công gây ấn tượng với khách hàng mục tiêu.
4. Hiểu rõ thị trường mục tiêu
Slogan nghe hay ho nhưng nó chỉ trở nên có ích khi đủ sức thu hút và tiếp cận được khách hàng mục tiêu. Lý tưởng nhất là khách hàng của bạn nên cảm thấy như bạn đang nói trực tiếp với họ. Dù thương hiệu của bạn hoạt động trong ngành nghề nào, slogan được xây dựng dựa theo hiểu biết của bạn về đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông và thu hút đúng đối tượng.
5. Bất biến theo thời gian
Khẩu hiệu của bạn thành công khi nó vượt qua được thử thách của thời gian. Có một số thứ sẽ trở nên lỗi thời và lạc hậu theo thời gian. Để slogan có tính bất biến, hãy sử dụng câu chữ phù hợp để nó có thể phù hợp trong nhiều năm tới. Tránh sử dụng các cụm từ hoặc từ ngữ theo trend vì các xu hướng rồi sẽ qua đi và nhiều năm sau sẽ chẳng ai hiểu slogan muốn nói gì.
6. Tính thu hút
Các khẩu hiệu kinh doanh hiệu quả thường thu hút công chúng từ lần đầu tiên họ nhìn thấy hoặc nghe thấy. Ví dụ, một trong những khẩu hiệu tốt nhất trong lịch sử của Nike là “Just Do It”. Slogan được phát âm tự nhiên và dễ nhớ. Dù nó ngắn gọn, nhưng rất ấn tượng. Đôi khi, cái gì nhiều quá thì không tốt.
7. Nhất quán với giọng điệu thương hiệu
Thương hiệu của bạn được mô tả ra sao? Hài hước, trang trọng, thanh lịch hay phá cách? Hãy đảm bảo slogan của bạn thích hợp với giọng điệu của thương hiệu cvà có sự nhất quán. Một thương hiệu đi theo một phong cách sẽ giúp người tiêu dùng ghi nhớ tốt hơn và hiệu quả hơn.
8. Thể hiện sự cam kết
Khẩu hiệu là gì nếu không phải là một cách mạnh mẽ để truyền đạt cam kết của bạn đến khách hàng? Vậy làm cách nào để tạo ra slogan có tính cam kết? Cùng xem xét ví dụ về slogan của Disneyland.
Khẩu hiệu của Disneyland là “The Happiest Place On Earth”. Với khẩu hiệu này, họ đang đồng thời cam kết tạo ra những trải nghiệm hạnh phúc cho khách đến công viên.
9. Tích cực
Slogan của thương hiệu phải truyền cảm hứng tích cực cho khách hàng. Nó phải khiến khách hàng liên kết thương hiệu của bạn với một trải nghiệm vui vẻ và tích cực. Một số khẩu hiệu kinh doanh thậm chí mang lại một tia hy vọng cho người tiêu dùng, điều này làm cho việc mua sắm được thúc đẩy hơn.
Ví dụ về slogan của các thương hiệu nổi tiếng
Các khẩu hiệu của thương hiệu không chỉ là châm ngôn mà còn chứa đựng triết lý kinh doanh và giá trị cốt lõi của thương hiệu. Tham khảo slogan của các thương hiệu nổi tiếng có thể giúp bạn hiểu hơn một slogan nên như thế nào. Sau đây là một số slogan của các thương hiệu Việt Nam:
Nike
Nike là một trong những thương hiệu thể thao và thời trang nổi tiếng trên toàn thế giới. Slogan “Let’s do it” của Nike là một biến thể của slogan nổi tiếng “Just do it”. Nó được sử dụng trong một số chiến dịch quảng cáo của Nike để khuyến khích mọi người hành động theo đam mê, sáng tạo và cống hiến của mình.
Ví dụ, trong chiến dịch “Let’s do it together” vào năm 2020, Nike kêu gọi mọi người cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19 bằng cách ở nhà, tập luyện và chia sẻ niềm vui .
Coca-Cola
Coca-Cola là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới trong lĩnh vực đồ uống có ga. Thương hiệu này đã tồn tại hơn một thế kỷ và trở thành biểu tượng của niềm vui, sự kết nối và thưởng thức cuộc sống. Slogan “Open Happiness” của thương hiệu đã thể hiện rằng Coca-Cola không chỉ đơn thuần là một đồ uống, mà còn là một phần của các khoảnh khắc vui vẻ và đặc biệt trong cuộc sống.
Apple
Apple là một trong những công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới, nổi tiếng với các sản phẩm như iPhone, MacBook, iPad và nhiều sản phẩm khác. Slogan “Privacy. That’s iPhone” được sử dụng trong chiến dịch quảng cáo năm 2019 của Apple để đánh dấu sự cam kết của thương hiệu đối với bảo vệ dữ liệu người dùng và tôn vinh quyền riêng tư.
Lời kết
Không chỉ là một câu châm ngôn, slogan còn là một thông điệp tinh tế có khả năng tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với khách hàng.
Trong bài viết này, chúng ta đã khám phá slogan là gì và tầm quan trọng của nó trong việc xây dựng thương hiệu và tiếp thị. Mong rằng Miko Tech đã giúp bạn hiểu hơn về slogan và đừng quên chia sẻ bài viết nếu thấy hay nhé!
Ý Nhi tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM và có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Trong quá trình làm việc, Ý Nhi có kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, thể thao điện tử, marketing, SEO,…