Thực tế, trong quá trình lướt internet bạn sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng tốc độ tải trang bị chậm và không thể hiển thị được. Một phần của việc này xuất phát từ đường truyền mạng có vấn đề hoặc do các nhà cung cấp mạng đang bóp băng thông một cách có chủ đích. Vậy bóp băng thông là gì, cách khắc phục để tăng tốc độ truyền mạng như thế nào?
Bóp băng thông là gì?
Bóp băng thông là hành động cố tình làm giảm tốc độ truyền tải dữ liệu qua mạng được các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) sử dụng để kiểm soát lưu lượng mạng và tránh tình trạng quá tải.
Khi lưu lượng mạng tăng đột biến, việc bóp băng thông một số dịch vụ hoặc ứng dụng cụ thể có thể giúp giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn và đảm bảo hiệu suất mạng chung. Khi bị bóp băng thông, người dùng có thể nhận thấy tốc độ tải xuống hoặc tải lên chậm hơn, ảnh hưởng đến việc xem video trực tuyến, chơi game online hoặc tải các tệp tin lớn.
Đọc thêm: Băng Thông (Bandwidth) Là Gì? Đơn Vị Và Cách Đo Băng Thông
Mục đích của việc bóp băng thông
Việc bóp băng thông là hành động của nhà cung cấp giảm tốc độ truyền tải dữ liệu của người dùng internet xuống thấp hơn mức tối đa mà họ đã đăng ký. Mục đích chính của việc này là để:
- Giảm tải mạng trong giờ cao điểm: Giờ cao điểm là khoảng thời gian mà lượng truy cập internet tăng cao, dẫn đến tình trạng quá tải mạng. Bóp băng thông giúp hạn chế tình trạng nghẽn mạng, đảm bảo chất lượng dịch vụ cho tất cả người dùng.
- Ưu tiên các dịch vụ quan trọng: Một số nhà mạng áp dụng chính sách bóp băng thông đối với các dịch vụ giải trí như xem phim, chơi game để ưu tiên băng thông cho các dịch vụ quan trọng hơn như y tế, giáo dục, chính phủ.
- Thúc đẩy người dùng nâng cấp gói cước: Một số nhà mạng áp dụng chính sách bóp băng thông đối với các gói cước internet giá rẻ để khuyến khích người dùng nâng cấp lên các gói cước cao hơn, có dung lượng băng thông lớn hơn.
- Thực thi chính sách sử dụng công bằng: Các ISP thường có các chính sách nhằm đảm bảo rằng không ai tiêu thụ quá nhiều băng thông, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng khác. Bóp băng thông là một cách để thực thi các chính sách này, đặc biệt đối với những người dùng có mức tiêu thụ dữ liệu lớn.
Cách nhận biết khi bị bóp băng thông
Việc nhận biết khi bị bóp băng thông không phải lúc nào cũng dễ dàng vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách của nhà mạng, loại thiết bị bạn sử dụng và hoạt động internet của bạn. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu mà bạn có thể dựa vào để phán đoán mình có bị bóp băng thông hay không:
Tốc độ internet chậm đột ngột
Đây là dấu hiệu phổ biến nhất khi bạn bị bóp băng thông. Tốc độ internet của bạn có thể chậm đột ngột, đặc biệt là vào giờ cao điểm hoặc khi bạn sử dụng các ứng dụng đòi hỏi băng thông cao như xem phim, chơi game.
Bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra tốc độ internet trực tuyến như Speedtest.net để kiểm tra tốc độ internet của bạn tại các thời điểm khác nhau trong ngày. Nếu tốc độ internet của bạn giảm đáng kể vào giờ cao điểm hoặc khi sử dụng các ứng dụng đòi hỏi băng thông cao, thì đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị bóp băng thông.
Trang web tải chậm hoặc không thể truy cập
Trong một số trường hợp, nhà mạng chỉ bóp băng thông đối với một số ứng dụng hoặc dịch vụ nhất định, ví dụ như các ứng dụng chia sẻ P2P hoặc các website phát trực tuyến video. Nếu bạn nhận thấy rằng một số ứng dụng hoặc dịch vụ nhất định bị chậm trong khi các ứng dụng khác hoạt động bình thường, thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị bóp băng thông.
Ping cao
Ping là thời gian cần thiết để một gói tin dữ liệu đi từ thiết bị của bạn đến máy chủ và quay lại. Khi nhà mạng bóp băng thông, các gói tin dữ liệu phải mất nhiều thời gian hơn để di chuyển đến đích khiến ping cao hơn. Ping cao có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của các ứng dụng trực tuyến như chơi game hoặc gọi điện thoại video.
Khó khăn khi tải lên hoặc tải xuống tập tin
Khi nhà mạng bóp băng thông, họ sẽ hạn chế lượng dữ liệu mà bạn có thể gửi và nhận. Nếu bạn gặp khó khăn khi tải lên hoặc tải xuống tập tin, đây cũng có thể là dấu hiệu bạn bị bóp băng thông. Việc này có thể ảnh hưởng đến tốc độ tải lên và tải xuống tập tin, đặc biệt là đối với các tập tin lớn.
Cách khắc phục khi bị bóp băng thông
Việc bị bóp băng thông có thể ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm sử dụng internet của bạn, khiến tốc độ truy cập web, tải xuống tệp và chơi game trực tuyến trở nên chậm chạp. Sau đây là một số cách để khắc phục tình trạng này:
Thay đổi DNS
Với những người hoạt động nhiều trên nền tảng facebook, cách thay đổi DNS khá hiệu quả. Để thay đổi DNS, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Chọn “Open Network & Internet Setting” ở góc dưới, bên phải của màn hình
- Bước 2: Click vào “Network and Sharing Center” rồi chọn tiếp “Connections”
- Bước 3: Ở màn hình tiếp theo, bạn hãy bấm chọn “Properties”, ở “Internet protocol Version 4 (TCP/IPv4)” chọn tiếp “Properties”
- Bước 4: Ở giao diện Internet protocol Version 4 (TCP/IPv4), chọn “Use the following DNS server addresses” như hình dưới. Tiếp theo các bạn nhập các dải địa chỉ sau đây vào 2 ô “Preferred DNS server” và “Alternate DNS sever” (nhập theo lần lượt “8.8.8.8- 8.8.4.4” hoặc “4.2.2.1 – 4.2.2.2”)
- Bước 5: Nhấn OK và hoàn tất quá trình thay đổi DNS
Sử dụng bản Lite của các ứng dụng
Thông thường, bên cạnh các phiên bản chính, nhà phát triển sẽ tạo thêm một phiên bản rút gọn cho ứng dụng. Phiên bản lite của các ứng dụng là những phiên bản được tối ưu hóa để hoạt động hiệu quả trên các thiết bị có cấu hình thấp hoặc kết nối mạng chậm. Ví dụ như Facebook bên cạnh ứng dụng chính sẽ có thêm Facebook Lite.
Đối với trình duyệt web, bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng Opera thay thì Chorme hay Firefox. Opera sẽ giúp cho bạn nén dữ liệu và tải trang nhanh hơn so với các trình duyệt khác.
Liên hệ với nhà mạng
Nếu bạn xác định được rằng mình đang bị bóp băng thông, hãy liên hệ với nhà mạng của bạn để hỏi về chính sách bóp băng thông của họ và xem liệu có cách nào để khắc phục hay không. Một số nhà mạng có thể cung cấp cho bạn tùy chọn tắt tính năng bóp băng thông hoặc nâng cấp lên gói cước cao hơn với dung lượng băng thông lớn hơn.
Sử dụng VPN
VPN (Mạng riêng ảo) có thể giúp bạn che giấu địa chỉ IP của mình và truy cập internet thông qua một máy chủ khác. Điều này có thể giúp bạn vượt qua việc bóp băng thông của nhà mạng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng sử dụng VPN có thể vi phạm điều khoản dịch vụ của nhà mạng của bạn. Hãy kiểm tra kỹ điều khoản dịch vụ trước khi sử dụng VPN.
Sử dụng kết nối có dây
Kết nối Ethernet thường ổn định hơn kết nối Wi-Fi, ít bị nhiễu hay gián đoạn hơn. Điều này giúp đảm bảo tốc độ truyền tải dữ liệu ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, các nhà mạng có thể chỉ áp dụng chính sách bóp băng thông đối với kết nối Wi-Fi. Do đó, kết nối Ethernet sẽ ít bị ảnh hưởng bởi việc bóp băng thông hơn, giúp bạn duy trì tốc độ truy cập internet ổn định.
Tổng kết
Trên đây là các thông tin giải đáp của Miko Tech về bóp băng thông là gì, tại sao các nhà mạng lại bóp băng thông, làm thế nào để kiểm tra tình trạng bóp băng thông, cách khắc phục và phòng tránh bóp băng thông, tăng tốc độ truyền mạng. Hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn nắm được các kiến thức cơ bản về việc bóp băng thông của các nhà mạng. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
Ý Nhi tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM và có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Trong quá trình làm việc, Ý Nhi có kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, thể thao điện tử, marketing, SEO,…