fbpx
Logo

Marketing du kích là gì? Case study ấn tượng về guerilla marketing

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Thuật ngữ Marketing du kích là gì và bạn đã từng nghe qua chiến lược tiếp thị đầy mới lạ này chưa? Trái ngược hoàn toàn với các chiến dịch quảng cáo truyền thống, marketing du kích nhấn mạnh vào sự bất ngờ và tương tác độc đáo để tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Tiếp theo đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về marketing du kích và những ưu, nhược điểm của chiến lược tiếp thị này.

Marketing du kích là gì?

Marketing du kích (tiếng anh là Guerrilla marketing) là việc gây ấn tượng bất ngờ cho khách hàng bằng các chiến dịch độc đáo nhằm quảng bá thương hiệu.
marketing du kích
Marketing du kích chú trọng sự sáng tạo

Marketing du kích thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng đến thông điệp được truyền tải. Chiến dịch này thường tập trung vào sự sáng tạo, bất ngờ và tương tác độc đáo để tạo ấn tượng mạnh mẽ với đối tượng mục tiêu mà không cần phải tiêu tốn nhiều nguồn lực như các chiến dịch tiếp thị truyền thống.

Chiến lược tiếp thị này là sự thay thế cho các chiến lược truyền thống như in ấn, quảng cáo truyền hình, billboard hay email.

Lịch sử của marketing du kích

Marketing du kích là một sản phẩm của sự chuyển đổi từ tiếp thị truyền thống (in ấn, radio, truyền hình) đến tiếp thị điện tử. Thuật ngữ này được đặt ra bởi Jay Conrad Levinson trong cuốn sách được xuất bản năm 1984 của ông có tựa đề “Guerrilla Marketing”. Mục tiêu của marketing du kích là tạo sự chú ý xung quanh một sản phẩm hoặc thương hiệu và khiến người tiêu dùng nói về nó với những người khác.

guerilla marketing
Tác giả Jay Conrad Levinson và cuốn sách Guerilla Marketing

Kể từ đó, marketing du kích đã trở nên phổ biến hơn và là một cách hiệu quả cho các công ty để thử nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo và tăng nhận thức về thương hiệu mà không cần tiêu một lượng tiền lớn vào quảng cáo truyền thống.

Trong thời đại số hóa, mạng xã hội đã làm cho việc các doanh nghiệp triển khai các chiến dịch guerrilla marketing có thể nhanh chóng lan truyền và tiếp cận một lượng lớn khán giả.

6 loại marketing du kích thường gặp

Để hiểu hơn về khái niệm marketing du kích là gì thì cùng tìm hiểu 6 loại marketing du kích phổ biến. Có rất nhiều loại marketing du kích, dưới đây là một số ví dụ:

guerilla marketing là gì
6 loại marketing du kích thường gặp

1. Event Ambush Marketing

Event Ambush Marketing (Marketing du kích sự kiện) là việc quảng cáo một sản phẩm hoặc dịch vụ trong một sự kiện, chẳng hạn như một buổi hòa nhạc, sự kiện thể thao hoặc lễ hội, mà đôi khi mà không có sự cho phép.

Hãy tưởng tượng bạn đang xem một sự kiện thể thao và thấy một số quảng cáo của các công ty đã tài trợ cho sự kiện đó. Trong nhiều trường hợp, một số công ty có thể cố gắng tỏ ra giống như một nhà tài trợ mặc dù họ không phải. Marketing du kích sự kiện thường được các công ty sử dụng như một chiến lược tiếp thị để tiết kiệm tiền mà vẫn thu hút được sự chú ý của sự kiện.

2. Outdoor Guerrilla Marketing

Outdoor Guerilla Marketing (Marketing du kích ngoài trời) là một chiến lược marketing du kích được thực hiện trong không gian ngoài trời, thường là khu vực công cộng. Chiến lược này thường được thực hiện tại các khu vực đô thị với lưu lượng người đi lại đông đúc.

Thông thường, các thương hiệu có thể thực hiện chiến lược này bằng cách lắp đặt một công trình quảng cáo cỡ lớn, tranh vẽ cỡ lớn đặc biệt,… để tạo sự chú ý và dấu ấn về thương hiệu.

stay puft marshmallow
Chiến dịch quảng cáo của bộ phim Ghostbusters đầy ấn tượng

3. Indoor Guerrilla Marketing

Indoor Guerrilla Marketing (Marketing du kích trong nhà) là một chiến lược tiếp thị du kích được thực hiện trong những môi trường kín như trong nhà, trong các cửa hàng, trung tâm thương mại, trường học, ga xe lửa, hoặc các tòa nhà công cộng.

Năm 2009, T-Mobile tài trợ một cuộc sự kiện flash mob tại ga Liverpool Street. Sự kiện này đã thu hút hơn 40 triệu lượt xem trên YouTube, đoạt giải TV Commercial of the Year tại British Television Advertising Awards và T-Mobile tăng trưởng 52% trong doanh số bán hàng.

4. Experiential Marketing

Experiential Marketing có thể diễn ra bất cứ nơi nào (ngoài trời, trong nhà, trong một sự kiện) và kêu gọi công chúng tương tác với thương hiệu. Đây là một chiến lược tiếp thị du kích tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm thực tế và tương tác đáng nhớ cho khách hàng hoặc người tiêu dùng.

Experiential marketing thường bao gồm các hoạt động như sự kiện thực tế, triển lãm, hội chợ, thử nghiệm sản phẩm, và các trải nghiệm tương tác trực tiếp khác để tạo ra sự tương tác và gây ấn tượng đối với khách hàng. Loại hình này không chỉ giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ một cách trực quan mà còn tạo ra một kết nối sâu sắc giữa thương hiệu và người tiêu dùng.

listerine experimental marketing
Listerine và dịch vụ thắt nơ tại chỗ

5. Stealth Marketing

Stealth marketing là một chiến lược tiếp thị đến khách hàng mà không để khách hàng nhận ra rằng họ đang bị tiếp thị. Chiến lược này thường tập trung vào việc tích hợp quảng cáo vào các hoạt động hàng ngày của người tiêu dùng một cách không rõ ràng hoặc không gây sự chú ý.

stealth marketing là gì
Stealth Marketing

Ví dụ về stealth marketing thường gặp nhất là việc quảng cáo sản phẩm trong phim truyền hình. Các diễn viên sẽ sử dụng sản phẩm trong các bộ phim hoặc chương trình truyền hình mà không có thông báo quảng cáo rõ ràng. Hoặc một influencer có thể đăng tải hình ảnh crua mình với sản phẩm của một thương hiệu nhưng không nhắc đến tên thương hiệu.

6. Ambient Marketing

Ambient Marketing, còn được gọi là Ambient Advertising, là một chiến lược tiếp thị tập trung vào việc tạo ra quảng cáo hoặc thông điệp quảng cáo một cách tự nhiên và không gây sự chú ý quá lớn trong môi trường xung quanh. Mục tiêu của ambient marketing là tích hợp thông điệp quảng cáo vào không gian xung quanh của người tiêu dùng mà không làm họ cảm thấy phiền phức.

Loại hình này thường sử dụng các phương tiện quảng cáo tinh tế như nghệ thuật đường phố hoặc các yếu tố thú vị trong môi trường để tạo ra sự nhận biết về thương hiệu một cách tự nhiên. Ambient marketing thường được thực hiện ở nơi công chúng dễ dàng thấy như trên các tuyến đường, trong các cửa hàng, tại các trạm xe buýt và các nơi công cộng khác.

ambient marketing
Một quảng cáo vô cùng thông minh và thú vị

Case study về marketing du kích của Coca-Cola

Chiến dịch “Happiness Machine” của Coca-Cola là một chiến dịch tiếp thị đặc biệt mà Coca-Cola đã thực hiện để thúc đẩy những giây phút hạnh phúc và niềm vui trong cuộc sống hàng ngày của con người. Chiến dịch này bắt đầu vào năm 2009 và đã thu hút sự chú ý toàn cầu.

Trong chiến dịch này, Coca-Cola đã đặt các máy bán hàng tự động đặc biệt ở nhiều địa điểm khác nhau trên khắp thế giới. Các máy bán hàng này không chỉ phát ra nước ngọt Coca-Cola khi người dùng mua, mà còn tạo ra những trải nghiệm độc đáo và gây thú vị.

Ví dụ, trong một số trường hợp, khi người mua chai Coca-Cola, máy bán hàng tự động sẽ phát ra những phần quà bất ngờ như hoa tươi, kính râm, bánh pizza, hoặc cả một chiếc bánh mì lớn.

happiness machine
Chiếc bánh mì lớn từ Happiness Machine của Coca Cola

Mục tiêu của chiến dịch “Happiness Machine” là tạo ra những khoảnh khắc vui vẻ và gây cảm giác hạnh phúc cho người tiêu dùng thông qua việc tặng quà và trải nghiệm độc đáo. Chiến dịch này đã tạo sự kỳ vọng và tương tác tích cực từ khách hàng, từ đó tạo dấu ấn tích cực cho thương hiệu Coca-Cola.

Xem thêm về: Market challenger là gì? Ý nghĩa và các yếu tố hình thành

Ưu nhược điểm của Marketing du kích là gì?

Marketing du kích có thể tạo ra dấu ấn đặc biệt nhờ khả năng tương tác với khách hàng một cách bất ngờ và tích cực nhưng cũng đi kèm với một số rủi ro. Nếu công ty bạn quyết định áp dụng guerrilla marketing, sau đây là những ưu điểm và nhược điểm bạn cần lưu ý:

Ưu điểm

  • Tiết kiệm chi phí: Guerrilla marketing hiệu quả ngay cả khi doanh nghiệp của bạn có ngân sách hạn chế.
  • Tự do sáng tạo: Bạn được tự do sáng tạo và thực hiện các ý tưởng độc đáo để xây dựng thương hiệu.
  • Thu thập thông tin: Dựa trên phản ứng của mọi người với chiến lược, bạn có thể hiểu rõ hơn cảm nhận của họ về thương hiệu.
  • Lan truyền mạnh mẽ: Chiến dịch của bạn có thể được chia sẻ trên các mạng xã hội (bởi thương hiệu hoặc bởi người tham gia) và nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng.
  • Xây dựng đối tác: Bạn có thể phát triển một mối quan hệ hợp tác có lợi cho cả hai bên với một địa điểm, lễ hội hoặc thương hiệu khác.

Nhược điểm

  • Rủi ro thất bại: Với một số loại hình marketing du kích công khai, nếu chiến dịch thất bại sẽ khiến hình ảnh thương hiệu xấu đi.
  • Rủi ro gây tranh cãi: Guerrilla marketing có thể gây tranh cãi nếu nó gây sốc hoặc tạo ra những cảm xúc tiêu cực cho công chúng.
  • Mất sự đồng thuận của các bên liên quan: Nếu một chiến dịch quá mạo hiểm hoặc không truyền thống, có thể không được các nhà quản lý phê duyệt, họ có thể muốn chi tiêu tiền tiếp thị vào các chiến lược đáng tin cậy hơn.
  • Không phù hợp cho tất cả ngành nghề: Guerrilla marketing có thể không phù hợp cho mọi ngành công nghiệp hoặc sản phẩm. Có những sản phẩm hoặc dịch vụ yêu cầu một phương tiện tiếp thị truyền thống hơn.

Khám phá chiến lược marketing tại: Buzz Marketing Là Gì? Cách Tạo Buzz Chiếm Lĩnh Truyền Thông

Lời kết

Marketing du kích là một chiến lược tiếp thị đầy sáng tạo và thú vị. Với khả năng tạo dấu ấn mạnh mẽ, chiến lược này thích hợp nhất với những doanh nghiệp không có nhiều ngân sách marketing. Tuy nhiên, việc sử dụng marketing du kích cũng có những ưu, nhược điểm mà bạn cần lưu ý. Hy vọng Miko Tech đã đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích và đừng quên truy cập website vào ngày mai để nhận thêm những kiến thức mới nhé!

24.10.2023 Ý Nhi

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!