Trong thời điểm hành vi mua hàng của người tiêu dùng có nhiều biến động như hiện nay, POP được xem là một điểm sáng trong hoạt động Marketing. POP giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút sự chú ý của người mua thông qua các sản phẩm được bày bán trên kệ.
Vậy, điểm POP là gì marketing? Có những loại điểm POP nào? Có những hình thức POP nào? Vì sao cần đến POP trong marketing? Điểm POP có những ưu điểm gì? Làm sao để vận dụng POP vào Trade Marketing hiệu quả? Cùng Mikotech theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!
POP là gì marketing?
POP (Point Of Purchase) là điểm mua hàng, tức là các địa điểm mà khách hàng có thể tương tác với sản phẩm trong cửa hàng đó. Bên mặt ngoài của các kệ hàng chính, sẽ có các kệ phụ với các tài liệu quảng cáo và những sản phẩm cùng ngành hàng để làm nổi bật thương hiệu của mình, tạo sự chú ý với khách hàng.
Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, POP không chỉ là các địa điểm thật mà còn là địa điểm ảo như các gian hàng trên app mua hàng trực tuyến.
Điểm mua hàng là nơi người mua đang cân nhắc có nên mua sản phẩm đó hay không. Vì vậy, việc sắp xếp vị trí cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng.
Ngoài các POP trưng bày, còn có các tài liệu quảng cáo POP. Những tài liệu này có thể ở là dạng các poster chỉ dẫn, chiếm không gian sàn trong cửa hàng hoặc được dán trên các cửa sổ, tường để tuyên truyền cho các chương trình khuyến mãi, ra mắt sản phẩm mới hay phiên bản mới của sản phẩm.
Bản chất của các điểm bán hàng (POP)
Mỗi ngành hàng sẽ có những POP khác nhau. Các điểm POP ảnh hưởng đến doanh số bán và lợi nhuận cho khách hàng. Việc thấu hiểu và quản lý POP là một phần công việc của bộ phận Trade Marketing.
Đây là những điểm điều tiết mua hàng đồng thời cũng chính là điểm tối ưu giao nhau giữa người bán, khách hàng, người tiêu dùng trên cùng một thị trường. Tại đây, người mua sắm có thể đưa ra quyết định mua hàng của mình.
Vì sao cần đến POP trong marketing?
Mặc dù hình thức mua hàng trực tiếp đang dần phổ biến hơn nhưng hình thức bán hàng offline tại các điểm bán hàng vẫn chiếm tỷ lệ phần trăm lớn. Thực tế, sự phát triển của internet không làm thay đổi quá nhiều thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Họ vẫn ưu tiên tiêu chí “mắt thấy tai nghe” hơn cả.
Một số lợi ích mà điểm POP mang lại như:
- Thu hút, thúc đẩy khách hàng tiếp cận sản phẩm và ra quyết định mua hàng.
- Giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp
- Là điểm truyền tải các thông điệp của chiến dịch Marketing, chương trình truyền thông
- Là điểm cập nhật và thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng
- Thích hợp để quảng bá các hoạt động mãi hoặc giảm giá tạm thời.
Các hình thức POP
Có rất nhiều hình thức trưng bày POP, dưới đây là một số hình thức phổ biến:
- Poster quảng cáo: giúp khách hàng nắm bắt được những điểm nổi bật và thông tin quan trọng của sản phẩm
- Tờ rơi: tạo động lực mua sắm cho khách hàng, dễ mang theo nên giúp khách hàng dễ theo dõi lại khi cần.
- Hàng mẫu: giúp khách hàng có những cảm nhận và trải nghiệm thực tế nhất về sản phẩm và thu hút sự chú ý của khách hàng
Phân loại các điểm bán hàng
Điểm bán hàng offline
- Điểm bán hàng truyền thống: bao gồm các sạp chợ; chợ đầu mối, bán sỉ; cửa hàng tạp hóa; hệ thống bán hàng lưu động; ki ốt; quầy sạp vỉa hè; quán ăn bình dân…
- Điểm bán hàng hiện đại: bao gồm các đại siêu thị; siêu thị; trung tâm thương mại; trung tâm mua sắm; cửa hàng tiện lợi…
Điểm bán hàng online
Một số điểm bán hàng online phổ biến là các sàn thương mại điện tử, trang web mua sắm, các trang mạng xã hội,…
Ưu điểm của POP trưng bày
POP trưng bày mang lại cho doanh nghiệp những ưu điểm sau:
- Tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn nhờ số lượng sản phẩm nhiều và đa dạng
- Thúc đẩy việc mua hàng với số lượng lớn
- Nâng cao độ nhận diện thương hiệu
- Linh hoạt và di động nên dễ di chuyển và chỉnh sửa
Cách vận dụng điểm bán POP hiệu quả
Để các điểm bán hàng hoạt động tốt và thu hút được sự chú ý từ người mua, bộ phận Trade Marketing phải:
- Thấu hiểu được POP, những yếu tố tác động và xu hướng phát triển của POP.
- Hiểu rõ đối tượng khách hàng của POP, những nhân tố tác động đến người mua sắm và những thay đổi về nhu cầu của người mua sắm trong tương lai
- Quản lý POP một cách hiệu quả
Thuật ngữ liên quan đến PoP
POS – Point Of Sales
Định nghĩa và vai trò
POS (Point Of Sales) là điểm bán hàng, tức là địa điểm khách hàng mua và tiến hành thanh toán sản phẩm.
Ví dụ, tại các cửa hàng tạp hóa, tủ mát trưng bày kem sẽ nằm gần ngay quầy thanh toán, các quầy nhỏ bán bánh kẹo sẽ nằm ở những nơi bạn sẽ đi ngang qua khi hoàn tất việc mua hàng của mình. Đó chính là POS trưng bày.
Đặc biệt POS cũng có thể là công nghệ và phần mềm mà nhà bán lẻ sử dụng để xử lý việc bán hàng. Ví dụ rõ ràng nhất cho điều này là máy tính tiền tại quầy thu ngân.
Vai trò của các POS này là để thúc đẩy việc mua hàng mà trong đó, người mua sắm thường có xu hướng chọn mua sản phẩm theo tính tiện lợi hơn là mua theo kế hoạch.
Phân biệt giữa POP và POS
Cả POP và POS đều có chức năng thu hút sự chú ý của người đang mua sắm đến sản phẩm hay bất kỳ một chương trình khuyến mãi, thông tin bán hàng nào mà bạn đang chạy. Tuy nhiên, chúng cũng có một số điểm khác nhau như:
- POP trưng bày: kệ hàng phụ được đặt gần với kệ sản phẩm chính cùng loại, thường chiếm không gian sàn trong nhà bán lẻ.
- POS trưng bày: kệ hàng phụ hoặc chính cho một thương hiệu, thường được đặt ở gần hoặc trên quầy thanh toán.
POSM – Point Of Sales Material
POSM (Point Of Sales Material) là cụm từ dùng để nói đến những vật dụng dùng để trưng bày bán hàng tại các kệ hàng trong những địa điểm bán lẻ.
Ví dụ, trong các siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi, sẽ có những sản phẩm không đơn thuần chỉ được để lên kệ hàng, thay vào đó, nó còn có thêm các kệ phụ với thiết kế nhỏ gọn, màu sắc để thu hút sự chú ý của khách hàng. Những chiếc kệ đó được gọi là POSM.
Một số POSM phổ biến là: standee, sticker, booth (quầy sản phẩm dùng thử hay quầy bán hàng), divider, Wobbler,…
POSM được trưng bày ở tất cả những nơi “gặp mặt” nhiều nhất của người tiêu dùng. Vì vậy, mức giá doanh nghiệp phải chi trả cho loại hình này cũng khá cao so với hình thức trưng bày thông thường.
Ý nghĩa lớn nhất của POSM trong Trade Marketing là để khách hàng ghi nhớ về hình ảnh thương hiệu, giúp truyền tải thông tin và thông điệp của sản phẩm đến người tiêu dùng một cách thu hút, ấn tượng và dễ ghi nhớ nhất.
Bên cạnh đó, POSM còn có tác động đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng, bởi nó luôn xuất hiện ở trước mắt người tiêu dùng, giúp họ mua hàng nhanh chóng và tiện lợi.
Để thu được một POSM phù hợp, bạn cần có một kế hoạch chiến lược cụ thể theo quy trình sau:
- Lên ý tưởng thiết kế theo hành vi mua sắm của khách hàng
- Làm nổi bật thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng
- Khác biệt, độc nhất
- Đồng nhất với bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp
Ý nghĩa khác của điểm PoP
PoP ngoài ý nghĩa là điểm mua hàng ra thì nó còn có nghĩa là điểm ngang bằng – Point of Parity. Đây là những đặc điểm mà tất cả sản phẩm trong cùng ngành đều có để có thể cạnh tranh ngang hàng với nhau.
Kết hợp cùng điểm khác biệt (PoD – Point of Difference), doanh nghiệp có thể làm nổi bật sản phẩm của mình với những tính năng đặc biệt để có thể thu hút khách hàng.
Trong marketing, PoP sẽ giúp thương hiệu/sản phẩm được coi là bình đẳng/tương tự với các sản phẩm trong cùng một danh mục. PoD sẽ giúp khách hàng biết đến thương hiệu và sản phẩm nhiều hơn thông qua những điểm nổi bật.
Như vậy, bài viết đã tổng hợp cho bạn những thông tin về điểm POP như POP là gì, những ý nghĩa, bản chất của các điểm POP, phân loại các điểm POP, các hình thức trưng bày POP và các thuật ngữ liên quan đến điểm POP.
Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về thế giới marketing rộng lớn và có thể ứng dụng tốt vào công việc của mình nhé!
Ý Nhi tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM và có hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Trong quá trình làm việc, Ý Nhi có kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, thể thao điện tử, marketing, SEO,…