fbpx
Logo

7P trong marketing là gì? Mô Hình Marketing 7P Hiệu Quả

Theo dõi Miko Tech trên Google News

7P trong marketing là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của các chiến lược tiếp thị. Khởi nguồn từ 4P truyền thống thêm vào một số yếu tố mới, 7P đã chứng minh được sức nặng của mình trong thế giới marketing hiện đại. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ đi sâu vào giải thích 7P bao gồm những yếu tố nào và ứng dụng của chúng trong thực tế.

Marketing Mix là gì?

Marketing Mix đề cập đến các yếu tố chính mà một tổ chức cần xem xét để xây dựng và quản lý một chiến lược tiếp thị hiệu quả. Marketing mix ban đầu bao gồm bốn yếu tố chính, hay chúng ta còn gọi là 4P với các yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Điểm bán hàng) và Promotion (Quảng bá).

Theo thời gian, 4P được mở rộng thành mô hình 7P với ba yếu tố mới là People (Con người), Process (Quy trình) và Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình).

marketing 7p là gì
Các yếu tố trong 7P

7P trong marketing là gì?

Mô hình 7P trong marketing một phần quan trọng trong marketing mix được doanh nghiệp sử dụng nhằm thúc đẩy sản phẩm/dịch vụ của họ trên thị trường. Mô hình 7P này bao gồm các yếu tố như Sản phẩm, Giá cả, Kênh phân phối, Quảng bá, Con người, Quy trình và Bằng chứng hữu hình, giúp doanh nghiệp xây dựng và thực hiện chiến lược tiếp thị một cách toàn diện và hiệu quả.

Khái niệm 7P được xem là sự tiến hóa của khái niệm tiếp thị truyền thống 4P. Mô hình tiếp thị ban đầu – 4P được giới thiệu bởi E. Jerome McCarthy vào năm 1960 như là một khung làm việc giúp các doanh nghiệp phát triển chiến lược tiếp thị hiệu quả.

Tuy nhiên, khi cảnh quan về tiếp thị phát triển, đặc biệt là với sự gia tăng quan trọng của ngành dịch vụ, các marketer nhận ra rằng cần có thêm những yếu tố bổ sung để đối phó với các thách thức riêng biệt của việc tiếp thị dịch vụ. Điều này dẫn đến sự mở rộng của mô hình với ba yếu tố nữa.

Việc mở rộng 4P thành 7P được đề xuất bởi hai nhà nghiên cứu Mary Jo Bitner và Bernard H. Booms trong một bài báo năm 1981với tiêu đề “Marketing Strategies and Organizational Structures for Service Firms”. Mô hình mở rộng này tốt hơn trong việc đối phó với sự phức tạp của tiếp thị trong ngành dịch vụ và công nhận sự quan trọng của các yếu tố bổ sung ngoài phạm vi sản phẩm truyền thống.

1. Sản phẩm (Product)

Product đề cập đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp để đáp ứng nhu cầu cốt lõi của khách hàng. Câu hỏi duy nhất mà khách hàng đặt ra là sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể làm gì cho họ. Vì vậy, tập trung tạo ra sản phẩm hoàn hảo nhất có thể và tối ưu các dòng sản phẩm là điều rất quan trọng. Trong marketing mix, tất cả các khía cạnh về sản phẩm mà doanh nghiệp cần quan tâm là:

  • Thiết kế
  • Chất lượng
  • Tính năng
  • Tùy chọn
  • Sức cạnh tranh trên thị trường
mô hình 7p trong marketing
Sản phẩm cần được đảm bảo chất lượng

Đối với tiếp thị sản phẩm, việc xem xét 5 yếu tố sau đây là rất quan trọng để chiến lược tiếp thị tập trung vào sản phẩm trở nên thành công:

  1. Khuyến khích khách hàng tự trải nghiệm: Hãy để sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tự “bán” chính mình. Bạn hãy tập trung vào việc thuyết phục khách hàng trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn để họ có cảm nhận chân thực về sản phẩm.
  2. Hiểu rõ khách hàng: Hiểu rõ khách hàng là yếu tố quan trọng giúp bạn sản xuất ra những sản phẩm giá trị với người dùng. Hãy theo dõi những xu hướng mới nhất để tìm ra sở thích của khách hàng.
  3. Giải quyết được nhu cầu của khách hàng: Định vị thương hiệu như một đồng minh có khả năng giải quyết vấn đề của khách hàng thông qua content marketing có thể thúc đẩy họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  4. Chia sẻ những kinh nghiệm chân thực: Hãy khuyến khích những khách hàng hài lòng về sản phẩm hoặc dịch vụ chia sẻ trải nghiệm của họ cho người khác.
  5. Tập trung vào sản phẩm: Điều quan trọng nhất mà bạn nên biết là phải tập trung vào tạo ra một sản phẩm có chất lượng. Khi sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao, chúng sẽ tự động được nhiều người biết đến.

2. Giá (Price)

Gía cả là yếu tố tạo ra doanh thu cho thương hiệu trong marketing mix trong khi những hoạt động khác đều được tính là chi phí. Vì vậy, điều quan trọng là phải tính toán ra một mức giá phù hợp để không chỉ để bù đắp cho chi phí mà còn tạo ra lợi nhuận.

Trước khi định giá, chúng ta cần nghiên cứu thông tin về mức giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả và tìm hiểu nhu cầu của thị trường mục tiêu về sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Giá cả là một trong những yếu tố đánh giá khả năng cạnh tranh của các thương hiệu trên thị trường. Các thương hiệu có thể lựa chọn các chiến lược giá khác nhau chẳng hạn như:

  • Đặt giá cao hơn so với đối thủ để tạo ấn tượng rằng thương hiệu cung cấp sản phẩm chất lượng cao hơn.
  • Đặt giá ngang bằng với đối thủ nhưng giới thiệu thêm các tính năng hoặc lợi ích mà chỉ thương hiệu cung cấp.
  • Đặt giá thấp hơn đối thủ để vào thâm nhập vào một thị trường có quá nhiều đối thủ hoặc khi khách hàng có nhận thức về giá cả.
  • Tăng giá sau khi thương hiệu bắt đầu có được vị thế trên thị trường.
  • Thiết lập giá cơ sở cao để làm cho các chương trình khuyến mãi trở nên hấp dẫn hơn.
chiến lược 7p
Tính toán chi phí cẩn trọng để thương hiệu có lợi nhuận

Hãy xem xét mục tiêu bạn muốn đạt được qua chiến lược giá cả và cách mà giá cả đóng góp vào chiến lược marketing tổng thể. Khi tính toán để thiết lập mức giá của sản phẩm và dịch vụ, hãy trả lời một số câu hỏi sau:

  • Bạn có kế hoạch cung cấp các phiên bản cao cấp với một khoản phí bổ sung không?
  • Bạn có cần phải bù đắp chi phí ngay lập tức không hay bạn sẽ đặt giá thấp và coi khoản lỗ như một khoản đầu tư ban đầu?
  • Bạn có kế hoạch cung cấp các ưu đãi hay chương trình khuyến mãi không?
  • Mức giá thấp nhất mà bạn có thể bán mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm là bao nhiêu?
  • Mức giá cao nhất mà bạn có thể bán mà không khiến khách hàng xem là quá đắt đỏ?
  • Thương hiệu của bạn được nhận thức như là một thương hiệu bình dân hay một thương hiệu cao cấp?

3. Địa điểm bán hàng (Place)

Điểm bán hàng là nơi khách hàng thực hiện mua hàng. Đó có thể là một cửa hàng Brick and Mortar, ứng dụng riêng của thương hiệu hoặc website. Một số thương hiệu có không gian vật lý hoặc cửa hàng trực tuyến có thể trực tiếp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng. Nhưng những thương hiệu không có phải làm việc với các bên trung gian cho thuê địa điểm, kho bãi để hỗ trợ việc phân phối.

Các quyết định liên quan đến địa điểm bán hàng nên tính đến cả các khâu trung gian (nếu có) và khâu hậu cần như lưu kho và vận chuyển. Hãy vạch rõ rằng bạn dự định bán sản phẩm của mình ở đâu, như thế nào? Nếu bạn đang lựa chọn mặt bằng để bán hàng, hãy tiến hành nghiên cứu thị trường để xem bán hàng ở đâu là tốt nhất. Một số điều khác cần lưu ý khi lựa chọn địa điểm bán hàng là:

  • Người ta sẽ tìm kiếm sản phẩm của bạn ở đâu?
  • Bạn có thể tạo ra nhiều doanh số bán hàng hơn bằng cách tiếp thị sản phẩm trực tiếp đến khách hàng từ trang web thương mại điện tử của riêng bạn hay người mua sẽ phải tìm kiếm bạn trên các thị trường của bên thứ ba?
  • Bạn có muốn tương tác trực tiếp với khách hàng trong quá trình mua sắm của họ hay bạn muốn một bên thứ ba giải quyết các vấn đề liên quan đến dịch vụ khách hàng?
7p là gì
Lựa chọn địa điểm bán hàng

4. Quảng bá (Promotion)

Quảng bá trong 7P đề cập đến việc truyền tải thông điệp tới khách hàng, bất kể họ đang ở giai đoạn nào trong customer journey nhằm tạo ra nhận thức, sự quan tâm, mong muốn hoặc thúc đẩy hành động. Quảng cáo sẽ hữu ích khi bạn muốn nâng cao độ nhận diện thương hiệu, trong khi đó tư vấn bán hàng cá nhân sẽ giúp tạo mối quan hệ với khách hàng và tăng khả năng chốt giao dịch.

Quảng bá ở đây có thể dưới nhiều hình thức, ví dụ như quảng cáo trên truyền hình và in ấn, content marketing, phiếu giảm giá hoặc giảm giá số lượng, chiến lược truyền thông trên mạng xã hội, email marketing, quảng cáo trực tuyến, PR,… Tất cả các kênh này kết hợp tạo thành một chiến lược toàn diện (omnichannel) và tạo ra một trải nghiệm liền mạch cho khách hàng.

marketing mix 7p là gì
Có nhiều cách để quảng bá sản phẩm

Ví dụ:

  • Một khách hàng chú ý đến một chương trình khuyến mãi trong cửa hàng và sử dụng điện thoại để tìm hiểu.
  • Khách hàng truy cập trang web của thương hiệu và đọc về tính năng độc đáo của sản phẩm.
  • Thương hiệu đã yêu cầu khách hàng đánh giá về tính năng này trên các trang web đánh giá uy tín.
  • Khách hàng quyết định mua sản phẩm và thương hiệu gửi email cảm ơn bằng cách sử dụng tự động hóa tiếp thị.

5. Con người (People)

Yếu tố “Con người” đề cập đến bất kỳ ai tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng của bạn. Nhiệm vụ của họ có thể là:

  • Tư vấn trực tiếp hoặc trực tuyến cho khách hàng
  • Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu, đơn đặt hàng hoặc khiếu nại
  • Tiếp nhận hotline

Những nhân viên này tương tác với khách hàng và trở thành ‘bộ mặt’ đại diện của thương hiệu. Tuy nhiên, không chỉ bộ phận dịch vụ khách hàng hoặc bán hàng mới cần đến những con người tài năng. Hãy đảm bảo rằng bạn tuyển dụng được những người tài giỏi ở mọi lĩnh vực và trao quyền cũng như tạo động lực phù hợp để họ gắn bó với công ty.

chiến lược 7p là gì
Yếu tố con người đề cập đến nhân sự công ty

Sau đây là một số gợi ý giúp thương hiệu đảm bảo rằng nhân viên có tác động tích cực lên khách hàng theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp:

  • Phát triển kỹ năng bán hàng của nhân viên để họ có thể thực hiện chiến lược marketing.
  • Xem xét văn hóa công ty và cá tính thương hiệu.
  • Tuyển dụng các chuyên gia để thiết kế và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Tập trung vào quản lý quan hệ khách hàng (CRM) để tạo ra tệp khách hàng trung thành.

6. Quy trình (Process)

Quy trình đề cập đến các bước trong hành trình mua hàng của khách hàng. Từ việc yêu cầu tư vấn, báo giá cho đến đặt hàng và thanh toán, hãy xem xét quy trình này và đảm bảo khách hàng có trải nghiệm tích cực. Quy trình càng cụ thể và linh hoạt, khách hàng càng thực hiện mua hàng dễ dàng hơn và thương hiệu cũng dễ dàng quản lý hơn.

Một số vấn đề mà bạn cần quan tâm trong quy trình là:

  • Khi khách hàng liên hệ, họ sẽ phải đợi bao lâu để nhận được phản hồi?
  • Họ phải đợi bao lâu để có cuộc gặp đội ngũ bán hàng?
  • Khách hàng cần làm những gì để đặt hàng?
  • Làm cách nào để có được feedback sau khi khách hàng mua hàng?
  • Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng công nghệ để làm cho quy trình của mình hiệu quả hơn?
  • Kênh phân phối của bạn hoạt động như thế nào?
  • Các nhà cung cấp có thể hết hàng vào những thời điểm quan trọng không?
  • Thương hiệu có đủ nhân viên để xử lý trong giai đoạn cao điểm không?
  • Các sản phẩm được gửi cho khách hàng như thế nào?
process trong marketing là gì
Process liên quan đến toàn bộ quy trình bán hàng

7. Bằng chứng hữu hình (Physical Evidence)

Bằng chứng hữu hình bao gồm các yếu tố chứng minh sự tồn tại của thương hiệu và minh chứng cho giao dịch mua bán đã xảy ra. Một cửa hàng vật lý, văn phòng, trang web, danh thiếp bạn đưa cho khách hàng là những điều chứng minh thương hiệu có tồn tại.

Hóa đơn giấy hoặc hóa đơn điện tử, email cảm ơn gửi đến khách hàng đã hoàn thành đơn hàng là những chứng minh giao dịch mua hàng đã xảy ra. Yếu tố Physical Evidence trong 7P tính đến mọi thứ mà khách hàng nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận được về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Đương nhiên, nó cũng bao gồm cả bao bì của thương hiệu.

chiến lược 7p
Hóa đơn thanh toán là một ví dụ của bằng chứng hữu hình

Ví dụ về 7P trong marketing

Sau đây là một ví dụ giúp bạn hiểu hơn về cách ứng dụng 7P trong thực tế. Spring City Computer Repair là một doanh nghiệp nhỏ cung cấp dịch vụ sửa chữa máy tính. Nhóm tiếp thị của công ty sử dụng 7P để đánh giá hoạt động, chất lượng dịch vụ và hiệu suất trong việc tạo doanh thu:

Sản phẩm

Nhóm tiếp thị phân tích các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, dịch vụ chính là sửa chữa máy tính nhanh chóng và đáng tin cậy. Công ty tập trung vào chất lượng, đồng thời cho phép khách hàng kiểm tra hiệu quả sửa chữa trong vòng ba tháng và yêu cầu các dịch vụ bổ sung.

Giá cả

Spring City Computer Repair có giá cả khá cạnh tranh. Chi phí dịch vụ thường thấp hơn so với các cửa hàng sửa chữa máy tính khác tại địa phương. Thương hiệu có thể tính giá cao hơn cho các yêu cầu sửa chữa gấp trong đêm hoặc nếu thiết bị máy tính có các bộ phận không phổ biến và có độ khó cao.

Địa điểm bán hàng

Công ty có một cơ sở gần trường đại học của thành phố và một cơ sở trên đường chính. Nhóm tiếp thị đánh giá cảm nhận của khách hàng về cửa hàng để đảm bảo địa điểm sạch sẽ và an toàn.

Quảng bá

Một cơ sở sửa chữa sử dụng biển quảng cáo để quảng cáo dịch vụ sửa chữa, trong khi cơ sở khác tổ chức các buổi chơi game để quảng bá dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy tính cá nhân tốc độ cao. Doanh nghiệp cũng duy trì hoạt động tích cực trên mạng xã hội và đội ngũ IT vận hành một podcast trực tuyến hàng tuần để trả lời câu hỏi liên quan đến sửa chữa máy tính và quảng bá dịch vụ của công ty.

ví dụ về mô hình 7p trong marketing
Công ty có vận hành một podcast về sửa chữa máy tính

Quy trình

Công ty có nhiều quy trình để xử lý các yêu cầu dịch vụ sửa chữa trực tuyến và trực tiếp. Nhóm tiếp thị áp dụng các nguyên tắc riêng để đảm bảo khách hàng có trải nghiệm tích cực thông qua quy trình đơn giản khi yêu cầu sửa chữa và thanh toán hóa đơn dịch vụ.

Nhân sự (Con người)

Thương hiệu đảm bảo nhân viên có kiến thức và luôn cập nhật các xu hướng công nghệ, cách phương pháp sửa chữa và chẩn đoán máy tính hiện đại. Công ty có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp được chứng nhận, các nhà phát triển phần mềm và phần cứng, kỹ thuật viên hỗ trợ khách hàng và các chuyên gia kế toán.

Bằng chứng hữu hình

Spring City Computer Repair sử dụng các phương pháp quảng cáo kỹ thuật số và offline để nâng cao nhận thức thương hiệu như giảm giá dịch vụ và tương tác với cộng đồng. Doanh nghiệp duy trì tương tác tích cực trên mạng xã hội và tương tác với các khách hàng hiện tại. Đồng thời, công ty khuyến khích khách hàng để lại đánh giá trên các trang web review nổi tiếng.

Tầm quan trọng của 7P trong marketing là gì?

Trong một lĩnh vực năng động như marketing, các chiến lược tiếp thị và hành vi của người tiêu dùng thay đổi rất nhanh chóng. Vì vậy, việc tạo ra một khung công cụ đáng tin cậy và toàn diện là cực kỳ cần thiết. 7P trong marketing cung cấp cho các marketer một công cụ linh hoạt để xây dựng chiến lược tiếp thị thành công.

Điều cốt lõi của khái niệm 7P là hiểu được nhu cầu của khách hàng và tập trung đáp ứng những nhu cầu đó. Bằng cách đào sâu vào sở thích, vấn đề và mong muốn của khách hàng, bạn có thể được những thông tin giá trị và tác động đến tất cả các yếu tố trong 7P. Khái niệm 7P cũng trang bị cho các marketer một công cụ đủ “mềm dẻo” để thích ứng với các thay đổi của thị trường.

Hơn nữa, 7P cung cấp cho các marketer cơ hội đo lường và tối ưu hóa – một yếu tố quan trọng trong bất kỳ chiến lược tiếp thị nào. Mỗi “P” đều có các chỉ số riêng biệt có thể được theo dõi và phân tích, cho phép các marketer xác định điểm mạnh, điểm yếu và các lĩnh vực cần cải thiện. Tiếp cận dựa trên mô hình này cho phép ra quyết định dựa trên thông tin, nhờ đó tạo ra sự cải thiện và dẫn đến thành công.

Lời kết

Trong bài viết này, chúng ta đã khám phá về khái niệm 7P trong marketing và cách nó được áp dụng trong thực tế. 7P là một công cụ quan trọng giúp xác định và điều chỉnh chiến lược tiếp thị để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được thành công bền vững. Miko Tech mong rằng những nội dung trên đã giúp bạn hiểu hơn về các yếu tố trong 7P và ứng dụng thành công. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu thấy hay nhé!

31.10.2023 Ý Nhi

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!