fbpx
Logo

5 Cách phối màu Website đẹp trong thiết kế

Theo dõi Miko Tech trên Google News

Màu sắc là yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thiết kế web. Việc lựa chọn màu sắc hài hòa không chỉ giúp trang web của bạn trở nên bắt mắt, thu hút hơn mà còn tác động nhiều đến cảm xúc, hành động của người dùng. Vậy làm thế nào để có thể phối màu website một hiệu quả? là câu hỏi được nhiều designer quan tâm. Cùng Miko Tech tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Tầm quan trọng của màu sắc trong thiết kế

Khi chúng ta nhìn một bản thiết kế, điều đầu tiên khiến ta bị thu hút chính là màu sắc của thiết kế ấy. Với website cũng vậy, màu sắc sẽ là yếu tố đầu tiên mà người dùng nhìn thấy do đó nó có khả năng thu hút và tạo ấn tượng ban đầu với người dùng về website.

Màu sắc được sử dụng một cách nhất quán và xuyên suốt cũng ghi lại dấu ấn trong tâm trí người dùng, từ đó tạo ra một ấn tượng riêng, giúp người dùng dễ dàng nhận diện thương hiệu của bạn.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các màu sắc tương phản phù hợp sẽ giúp khả năng đọc trở nên dễ dàng, tạo ra các trải nghiệm tốt trên website.

1. Phối màu đơn sắc (Monochromatic)

Phối màu đơn sắc (Monochromatic) là cách sử dụng một màu chủ đạo hoặc có lúc dùng các kiểu sắc độ trong cùng một màu. Kiểu phối màu này không quá cầu kỳ và tạo cho người nhìn cảm giác dễ chịu. Phối màu đơn sắc thường được sử dụng cho các thương hiệu theo phong cách tối giản. Sự đơn giản này giúp khách hàng tập trung vào sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mà không bị xao lãng bởi thiết kế website.

bảng màu ánh sáng đơn sắc
Bảng màu đơn sắc

Tuy nhiên, cũng chính vì sự đơn giản và đôi lúc có phần đơn điệu, bạn sẽ gặp khó khăn để tạo điểm nhấn với một số chi tiết trong tác phẩm. Tuy nhiên, cũng chính vì sự đơn giản và đôi lúc có phần đơn điệu đó, khi sử dụng phối màu này, bạn sẽ gặp khó khăn để tạo điểm nhấn với một số chi tiết trên website của mình.

2. Phối màu tương đồng (Analogous)

Màu tương đồng (thường là ba màu) kết hợp rất tốt với những màu kế bên nó trên vòng tròn màu, qua đó tạo nên những phối màu rất nhã nhặn và thu hút. Khi sử dụng cách phối màu tương đồng, bạn có thể phân biệt các nội dung trên website dễ dàng hơn.

bảng màu tương đồng
Bảng màu tương đồng (Analogous)

Khi sử dụng cách phối màu này, nhà thiết kế sẽ bắt đầu bằng việc chọn ra một màu chủ đạo. Đây sẽ là màu được sử dụng nhiều nhất và các màu khác sẽ bổ trợ cho màu chính này. Tiếp đó, nhà thiết kế sẽ chọn màu thứ 2 để phân biệt các nội dung quan trọng của website với các thành phần khác. Thông thường, màu thứ 3 sẽ đại diện cho những chi tiết trang trí của website.

3. Phối màu đối xứng (Complementary)

Phối màu đối xứng sử dụng những cặp màu đối xứng nhau trên vòng tròn màu để tạo nên những phối màu năng động và tràn đầy năng lượng.

bảng màu đối xứng
Bảng màu đối xứng (Complementary)

Kiểu đối lập về màu sắc và sắc độ của cặp màu này rất dễ tạo ra được sự tương phản mạnh mẽ, ấn tượng, do đó cách phối màu tương đồng này rất được ưa chuộng để làm điểm nhất chi tiết quan trọng trong sản phẩm. 

Lưu ý nhỏ là việc phối màu bổ túc trực tiếp này sẽ hoàn toàn không phù hợp nếu sản phẩm của bạn mang phong cách thư giãn và nhẹ nhàng.

4. Phối màu bộ ba (Triadic)

Phối màu bộ ba là an toàn nhất trong các kiểu kết hợp màu sắc của bảng màu. Chọn ra một màu chủ đạo, sau đó sử dụng tam giác cân để tìm ra hai màu phụ trợ còn lại để có được 3 màu cơ bản.

phối màu bộ ba
Phối màu bộ ba (Split-complementary)

Vì ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu nên chúng kết hợp và bổ sung với nhau tạo nên một sự cân bằng cho phối màu này. Tuy nhiên lại rất khó sử dụng khi các bạn muốn tạo điểm nhấn trên sản phẩm của mình.

Dù vậy, một số nhà thiết kế lại rất thích phối màu thiết kế này vì chúng thường giúp cho sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tốt từ người sử dụng vì sự hài hoà và cân bằng.

Có thể bạn muốn biết: Visual Design Là Gì? Vai trò và nhiệm vụ của thiết kế trực quan

5. Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary)

Kiểu phối màu bộ bốn này là phức tạp nhất, đồi hỏi nhà thiết kế phải bỏ nhiều thời gian và công sức “đi tìm”  và lựa chọn. Nhưng nếu bạn biết vận dụng trong thiết kế website nội thất sẽ tạo nên cảm giác ấm áp, sang trọng.

Đặc điểm của phối màu bổ túc bộ 4:

  • Là kiểu phối màu tương phản cao, tạo nên sự thu hút và ấn tượng mạnh cho người xem.
  • Ba màu trong phối màu bổ túc bộ 4 thường có độ bão hòa cao. Vì vậy, bạn cần cân nhắc tỷ lệ sử dụng để tránh gây cảm giác chói mắt.
  • Kiểu phối màu này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích thiết kế khác nhau, từ trang trí nội thất, thời trang đến thiết kế đồ họa.
phối màu bổ túc bộ bốn
Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic)

Cách phối màu bổ túc bộ 4

Có nhiều cách để phối màu bổ túc bộ 4, tùy thuộc vào mục đích và sở thích của người thiết kế. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Sử dụng một màu làm màu chủ đạo, hai màu còn lại sử dụng ở mức độ phụ trợ.
  • Sử dụng các màu sắc có sắc độ khác nhau để tạo nên sự hài hòa và cân bằng.
  • Sử dụng các màu sắc có độ bão hòa khác nhau để tạo nên điểm nhấn.

Ví dụ về phối màu bổ túc bộ 4

Dưới đây là một số ví dụ về phối màu bổ túc bộ 4:

  • Đỏ – xanh dương – vàng – cam
  • Xanh lá cây – cam – xanh lam – đỏ
  • Vàng – tím – xanh lục – hồng

Với nguyên tắc này bạn có thể tạo ra được rất nhiều bảng màu đẹp cho thiết kế khác nhau với những cặp màu mới lạ, linh hoạt và ấn tượng vì vậy chúng được ứng dụng nhiều trong thiết kế cần tạo điểm nhấn.

Đối với website, ngoài phối màu phù hợp, đừng quên kết hợp với các loại bố cục website chuẩn SEO đẹp trong thiết kế website 2023.

Để hình dụng rõ hơn về các nguyên tắc phối màu, bạn đọc có thể tham khảo thêm trong video bên dưới đây:

10 Color Palettes – Những bảng phối màu tuyệt đẹp cho thiết kế

Bạn đang có những ý tưởng tuyệt vời nhưng chưa tìm được bảng phối màu trong thiết kế phù hợp? Tham khảo và lưu lại các bảng màu đẹp cho designer, chi tiết theo bảng mã HEX ngay dưới đây từ Miko Tech cho dự án của mình ngay nhé.

Hidden Treasures
Hidden Treasures
Neon Pop
Neon Pop
Paris Interlude
Paris Interlude
Golden Autumn Glory
Golden Autumn Glory
Pacific Sunrise
Pacific Sunrise
Caribbean Welcome
Caribbean Welcome
Winter’s Fog
Winter’s Fog
International Flight
International Flight
Saturday Brunch
Saturday Brunch
Mid-century classic
Mid-century classic

Những tông màu chính thường dùng khi thiết kế website

Theo tậm lý học, màu sắc là một trong những yếu tố đóng vai trò khá quan trọng trong Marketing. Sau đây là những yếu tố cơ bản mà bạn cần biết về màu sắc và sự tác động đến tâm lý người xem.

  • Màu đỏ: Tốc độ, năng lượng và đam mê. Màu đỏ thường được sử dụng cho các lĩnh vực nhà hàng và ứng dụng mang đi – khiến bạn cảm thấy nôn nao và muốn ăn thật nhanh, chẳng hạn như Lotteria, KFC, Loship,…
  • Màu cam: Lạc quan và hạnh phúc. Màu cam được mọi người coi là màu sắc “vui nhộn” và được sử dụng để cho người dùng cảm nhận được năng lượng tích cực, hào hứng.
  • Màu vàng: Sự ấm áp, vui vẻ, tích cực. Màu vàng là màu trang web tuyệt vời để sử dụng cho các ngành cung cấp dịch vụ.
  • Màu xanh lá cây: Thiên nhiên và sức khỏe. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho thiết kế thương hiệu lành mạnh, truyền tải sự thân thiện và bền vững với môi trường.
  • Màu xanh lam: Đại diện cho sự tin tưởng. Đây là màu sắc được yêu thích nhất trong các bảng phối màu website.
  • Màu tím: Sáng tạo, thông thái và tự tin. Màu tím là một màu độc đáo, mạnh mẽ để sử dụng trong bảng màu trang web vì nó đòi hỏi sự chú ý và nổi bật.
  • Màu hồng: Sáng tạo, ngọt ngào. Màu hồng phù hợp với những sản phẩm làm đẹp, lĩnh vực kinh doanh của phái nữ.
  • Màu nâu: Lành mạnh, ấm áp và trung thực. Màu nâu thường đi đôi với các thiết kế truyền thống vì tính chất cổ điển, phù hợp với các sản phẩm về gốm sứ, hay kinh doanh lấy concept vintage làm chủ đạo.
  • Màu đen: Tối giản, hiện đại, bí ẩn. Nhiều thương hiệu mỹ phẩm sử dụng màu đen làm màu chủ đạo để biểu thị rằng sản phẩm của họ là chất lượng và sang trọng.
  • Màu trắng: Sự thanh thuần, minh bạch. Màu trắng là một màu trung tính, dễ dàng kết hợp với các màu khác cho mục đích xây dựng thương hiệu. Nó chủ yếu được sử dụng như một màu nhấn hoặc màu nền.
  • Màu xám: Sự chín chắn, uy quyền, sang trọng. Nếu bạn muốn xây dựng website doanh nghiệp trang trọng thì màu xám là một lựa chọn màu sắc tuyệt vời.
brand colors
Màu sắc có những ý nghĩa nhất định trong thiết kế

Tham khảo 4 website tách màu từ URL/hình ảnh

1. Web tìm màu TinEye

TinEye – một trang web chuyên tách màu: Tải lên hình ảnh, dán URL hình ảnh hoặc sử dụng tính năng kéo và thả để xuất màu từ hình ảnh của bạn.

web tìm màu
Web tìm màu TinEye

Công cụ sẽ hiển thị một dãy màu cho tất cả các màu được xác định trong hình ảnh của bạn. Lựa chọn xuất bảng màu sẽ có những định dạng như JPG, PNG và GIF.

Link truy cập website: labs.tineye.com/color

2. Web lấy màu Color Hunter

Đến với Color Hunter, bạn sẽ trải nghiệm cảm giác tự tìm kiếm màu sắc của mình thông qua hình ảnh. Bạn chỉ cần nhập thẻ, mã hex hoặc URL hình ảnh để tìm kiếm bảng màu phù hợp với tiêu chí của bạn.

web lấy màu
Web lấy màu Color Hunter

Thật nhanh và tiện lợi đúng không? Ngoài ra, bạn còn có thể tìm được những màu sắc mà bạn yêu thích nữa.

Link truy cập website: colorhunter.com

3. Web tìm màu DeGraeve

Đừng bỏ qua công cụ này, nó sẽ giúp bạn kiểm tra kỹ bảng màu của bất kỳ hình ảnh nào bằng trình tạo bảng từ DeGraeve.com.

web tìm màu
Web tìm màu DeGraeve

Link truy cập website: degraeve.com/color-palette

4. Image Color Picker

Đúng như cái tên, Image Color Picker là một công cụ cho phép người dùng chọn màu sắc từ một hình ảnh. Công cụ này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như thiết kế đồ họa, trang trí nội thất, hoặc chỉ đơn giản là để tìm hiểu thêm về màu sắc.

imagecolorpicker
Web lấy màu Image Color Picker

Image Color Picker cung cấp nhiều tính năng hữu ích, bao gồm:

  • Khả năng chọn màu từ bất kỳ hình ảnh nào.
  • Hiển thị mã màu của điểm ảnh đã chọn ở nhiều định dạng khác nhau.
  • Tự động lưu lịch sử các màu sắc đã chọn.
  • Khả năng chia sẻ màu sắc đã chọn với người khác.

Truy cập tại: imagecolorpicker.com

Những lưu ý khi phối màu website

Nghiên cứu màu sắc tác động lên tâm lý

Nguyên tắc phối màu ra đời sau khi các nhà tâm lý học phân tích việc tác động màu sắc lên tâm lý người dùng. Màu sắc ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc của người dùng. Tâm lý học màu sắc là một kiến thức hữu ích mà các nhà thiết kế cần đặc biệt lưu ý khi thiết kế website. Cảm giác hào hứng hay chán nản của người dùng đều được quyết đinh bởi màu sắc mà bạn lựa chọn cho website.

Tận dụng yếu tố tương phản

Người dùng khi có ấn tượng đầu tiên không tốt thì phần trăm quay lại website là rất thấp. Một trong những mẹo quan trọng để gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng trong giai đoạn này là tận dụng sự tương phản của bảng màu.

Sự tương phản về màu sắc sẽ tạo nên hai màu nổi bật với nhau. Người xem có thể thấy rõ nội dung, hình ảnh mà bạn muốn truyền tải. Ví dụ như màu đen và trắng là sự tương phản điển hình.

colors in design
Những màu tương phản nhau giúp tạo ra nhiều sự kết hợp thú vị

Nhưng các nhà thiết kế cũng nên cẩn trọng để không chọn 2 màu tương phản quá chói lọi, gây khó chịu cho người xem. Chúng rõ ràng có thể làm nổi bật website và gây ấn tượng với người dùng, nhưng lại ấn tượng tiêu cực với thương hiệu.

Khi chọn 2 màu sắc tương phản nên ở bánh xe màu sắc. Nếu bạn muốn sự kết hợp sáng tạo thì nên hiểu thật rõ về tâm lý người dùng về màu sắc.

Không nên lạm dụng quá nhiều màu sắc

Lưu ý cuối cùng mà Miko Tech muốn chia sẻ đến bạn là số lượng màu sắc khi thiết kế website. Một website hoàn chỉnh chỉ nên sử dụng 3 màu sắc trở xuống (màu thứ tư chỉ nên là những chi tiết trang trí). Việc chọn quá nhiều màu sắc sẽ tạo ra sự hỗn loạn và rối mắt. Những website có quá nhiều màu sắc thường có tỷ lệ chuyển đổi rất thấp.

Lời kết

Vậy là Miko Tech đã vừa chia sẻ đến bạn 5 cách phối màu website đẹp trong thiết kế cũng như những lưu ý cần thiết để có thể phối màu một cách hoàn hảo. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã phần nào nắm được các nguyên tắc cơ bản để có thể phối màu cho thiết kế của mình một cách dễ dàng nhất. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ nó để nhiều người biết đến nhé!

10.05.2024 Vũ Hảo

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan
Bài viết nổi bật
Scroll
error: Content is protected !!