Ngày nay, hầu hết người dùng có xu hướng không tin tưởng và không dễ bị dẫn dắt bởi những quảng cáo của doanh nghiệp. Chính vì thế, không ít doanh nghiệp tận dụng User generated content để tăng tỉ lệ chuyển đổi và đến gần với khách hàng hơn. Vậy User generated content là gì?
Tại bài viết này, Miko Tech sẽ giải thích cho bạn User generated content là gì? Có những loại User generated content nào và lợi ích của UGC là gì? Bên cạnh đó, bài viết cũng giới thiệu đến bạn cách tối ưu User generated content.
Cùng tìm hiểu bài viết User generated content là gì? Cách tối ưu UGC như thế nào? ngay luôn nhé!
User generated content là gì?
User Generated Content viết tắt là UGC, được hiểu đơn giản là bất kỳ nội dung gì do người dùng tạo ra. Hơn nữa, UGC còn được xem là một dạng của Word-of-mouth (Marketing truyền miệng). Ra đời trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, UGC xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ trang cá nhân đến phần bình luận đều có thể trở thành không gian cho người dùng “tự do” để lại những nội dung như: bình luận, chia sẻ, đánh giá.
Dù kinh doanh bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của các doanh nghiệp vẫn là tạo ra những khách hàng tiềm năng. Ngày nay, cộng đồng có xu hướng gia tăng sự tương tác với những dạng nội dung mang tính “kết hợp” giữa thương hiệu và người dùng. Vậy nên, UGC là hình thức Marketing hiện đại mà doanh nghiệp cần ứng dụng vào trong chiến lược nếu muốn thu hút khách hàng.
Có những loại user generated content nào phổ biến trên mạng xã hội hiện nay?
User generated content được tạo ra với nhiều hình thức thông qua nhiều kênh khác nhau. Dưới đây là một số loại UGC phổ biến trên mạng xã hội:
1.Đánh giá (Review)
Review là dạng User generated content phổ biến với độ tin cậy cao. Người dùng có xu hướng đăng caption và hình ảnh/ video khi họ đánh giá một sản phẩm nào đó. Bạn có thể thấy review ở bất kì đâu trên Internet: Google Maps, fanpage Facebook, các sàn thương mại điện tử như Lazada hay Shopee.
Khi bạn bè, gia đình, những người theo dõi của họ,.. sẽ xem những đánh giá này là “bằng chứng” xác thực về chất lượng của sản phẩm. Đây là nguồn tài nguyên UGC quý giá cho doanh nghiệp. Chính vì thế, khách hàng sẽ có lòng tin với những sản phẩm của doanh nghiệp
2. Ảnh và video tag tên thương hiệu (Tagged photos and videos)
Khi đánh giá một sản phẩm hay dịch vụ, nhiều người dùng sẽ gắn thẻ (tag) tài khoản cũng như sử dụng các từ khóa (hashtag) liên quan đến thương hiệu. Một số khách hàng sẽ làm điều này một cách tự nhiên hoặc được thương hiệu tài trợ. Vậy nên, những nội dung này mang đến độ nhận diện thương hiệu và ảnh hưởng truyền thông to lớn cho doanh nghiệp.
3. Thử thách sáng tạo (Creation challenges)
Khi các thương hiệu tạo ra thử thách sáng tạo, họ sẽ thu hút được một lượng lớn người dùng tham gia. Ngoài ra, đa số các thử thách này đều đi kèm các từ khóa (hashtag) gắn liền với thương hiệu và các xu hướng mới đang được quan tâm trên mạng xã hội. Hơn nữa, giới trẻ là những người thích theo đuổi trào lưu và không muốn bị “lỗi thời”, họ sẽ chú ý và tham gia. Đây là lúc User Generated Content xuất hiện!
4. “Đập hộp” (Unboxing)
Video “đập hộp” là một trong những loại nội dung được xem nhiều nhất trên YouTube. Nội dung “khui quà” kích thích sự tò mò và tạo cảm giác ham muốn ở người xem. Bên cạnh đó, những phản hồi và đánh giá ở những video “đập hộp” sẽ là bằng chứng xác thực. Chính vì thế, nhờ những video này có thể giúp doanh nghiệp tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Những lợi ích của User Generated Content là gì?
1.Tăng tính xác thực
Những đánh giá, nhận xét đến từ khách hàng đã sử dụng sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá là mang tính xác thực cao. Vì khách hàng không được trả tiền để nói tốt cho thương hiệu nên những nhận xét đó thường mang tính khách quan, đúng với thực tế. Nếu sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được khen thì người dùng sẽ cảm thấy đó là sự thật và ít nghi ngờ hơn quảng cáo.
2. Tiết kiệm thời gian và chi phí quảng cáo
UGC cũng là một dạng quảng cáo không chính thức, tiếp cận được nhiều khách hàng có cùng nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ. Việc sử dụng UGC giúp cho nhà tiếp thị tiết kiệm được thời gian và công sức quảng cáo.
UGC là những nội dung được tạo ra hoàn toàn miễn phí từ khách hàng. Vậy nên, doanh nghiệp cũng tiết kiệm được một khoản chi phí tiếp thị cho sản phẩm và dịch vụ của mình.
3. Tạo dựng, củng cố niềm tin người dùng
Nội dung do người tiêu dùng tạo ra có thể phản ánh chân thực nhất và đúng nhất về chất lượng sản phẩm. Khách hàng có thể kiểm chứng bằng cách so sánh với những cam kết mà thương hiệu đã công bố. Nếu sản phẩm thực sự được đánh giá tốt như kỳ vọng thì mọi người sẽ cảm thấy thương hiệu đáng tin cậy và họ sẽ tin dùng sản phẩm hơn.
4. Tăng tương tác giữa thương hiệu và khách hàng
UGC thường là những lời bình luận, bài viết, hình ảnh được đăng tải trên các nền tảng online, nơi mà thương hiệu có thể phản hồi một cách trực tiếp, công khai. Khách hàng sẽ cảm thấy doanh nghiệp thật sự quan tâm đến ý kiến của họ và doanh nghiệp cũng có thể nhanh chóng biết được phản hồi của khách hàng về sản phẩm của mình.
Do đó, sự tương tác giữa thương hiệu và khách hàng được tăng lên đáng kể, giúp cả hai bên thấu hiểu nhau và mang đến giá trị cho nhau nhiều hơn. Ngoài ra, khi doanh nghiệp biết được đánh giá của khách hàng thì sẽ biết điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm để cải thiện chất lượng.
5. Ảnh hưởng đến quyết định, hành động mua hàng
Nội dung do người tiêu dùng tạo ra kích thích quyết định mua hàng của những khách hàng mua sau. Họ sẽ không phải đắn đo, nghi ngờ nhiều khi chọn mua nếu đọc được những phản hồi tích cực về sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, ở mặt ngược lại, nếu khách hàng đọc được những phản hồi tiêu cực thì cũng sẽ khiến họ suy nghĩ lại quyết định mua hàng.
Chiến lược sử dụng User-Generated Content
Tận dụng user-generated content trong email marketing
Như đã đề cập, doanh nghiệp có thể linh hoạt sử dụng user-generated content (UGC) trong nhiều kênh tiếp thị khác nhau, một trong số đó là email marketing. Theo dữ liệu được thu thập bởi Shopify, hơn 69% người mua sắm bỏ lại giỏ hàng mà không hoàn tất thanh toán.
Bằng cách áp dụng UGC vào email marketing, doanh nghiệp có thể cho người tiêu dùng thấy những hình ảnh chân thực của những khách hàng trước khi sử dụng sản phẩm. Với 79% người mua hàng thừa nhận UGC có ảnh hưởng to lớn đến quyết định mua hàng của họ, chiến lược này sẽ giúp tăng tỷ lệ khách hàng quay trở lại thanh toán đơn hàng đã bỏ rơi của mình.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng UGC trong các email quảng bá những bộ sưu tập mới, hay những sản phẩm mới để giúp khách hàng hình dung được sự mới mẻ và khác biệt của sản phẩm sắp được ra mắt.
Cách tối ưu UGC như thế nào?
1. Đặt mục tiêu cho chiến dịch User-Generated Content
Bất kỳ chiến dịch nào cũng cần phải đặt ra mục tiêu cụ thể để biết được đích đến mà mình muốn đạt được. Đây là khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào
Vậy thì, đối với chiến dịch UGC cũng vậy, bạn phải biết được việc thúc đẩy người dùng tạo ra nội dung là để làm gì và có ích gì cho chiến dịch Marketing và cho doanh nghiệp. Khi đã xác định rõ mục tiêu là để tăng độ tin cậy cho thương hiệu, tăng doanh thu hay tăng khả năng tiếp cận khách hàng thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc thiết lập các chiến thuật.
2. Chọn kênh tập trung thu thập User-Generated Content
Có rất nhiều kênh hay nền tảng mà bạn có thể sử dụng để thu thập User-generated Content. Tùy vào hành vi của khách hàng mục tiêu và loại sản phẩm, dịch vụ mà bạn nên tập trung vào một số kênh để thu thập được những nội dung chất lượng. Đây cũng là nơi mà bạn có tỉ lệ phản hồi cao hay lượng người theo dõi lâu dài để thu thập nhiều UGC.
3. Sử dụng User-Generated Content tốt nhất có thể
Sau khi đã xác định kênh mà bạn sẽ thu thập UGC, bạn cần chọn nơi sẽ sử dụng chúng để thu được lợi ích cao nhất. Sử dụng tốt nhất có thể UGC bằng cách truyền đạt rõ ý định của bạn đối với người dùng, giúp họ tạo ra đúng nội dung mà bạn mong muốn.
Hãy thúc đẩy người dùng tạo ra càng nhiều nội dung đánh giá càng tốt, kể cả những phản hồi không tốt. Bởi vì có càng nhiều nội dung thì mức độ tin tưởng của mọi người đối với thương hiệu càng lớn và tính khách quan cũng cao hơn.
Ngoài ra, bạn cần khiến cho những người đã đóng góp nội dung cảm thấy mình được công nhận và có được lợi ích nào đó. Điều này sẽ khiến mọi người có động lực để đóng góp một cách tích cực hơn trong tương lai.
4. Không ngừng hoàn thiện sản phẩm và chăm sóc khách hàng
Cuối cùng, yếu tố cốt lõi giúp cho chiến dịch UGC được thành công đó là chất lượng sản phẩm và quá trình chăm sóc khách hàng. Sản phẩm và cách chăm sóc khách hàng thật sự tốt thì mọi người mới tạo ra những lời khen chân thực, có sức ảnh hưởng đến các khách hàng khác.
Hơn nữa, bạn có thể nâng cấp, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình từ những góp ý hay lời chê từ khách hàng. Ngoài ra, phản hồi họ một cách lịch sự, khéo léo. Điều đó sẽ khiến người dùng dần có thiện cảm và tạo ra nội dung tích cực nhiều hơn. Chính vì thế, không ngừng hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ và chăm sóc khách hàng là yếu tố cốt lõi để tối ưu UGC.
Những câu hỏi thường gặp về UGC
Tại sao UGC lại quan trọng?
UGC giúp tăng mức độ tương tác của người dùng và mức độ tương tác có liên quan trực tiếp đến chuyển đổi. Ngoài ra, mọi người có xu hướng tin tưởng vào UGC hơn quảng cáo của thương hiệu khi mua sản phẩm/dịch vụ.
UGC hoạt động như thế nào?
Trong tiếp thị, nội dung do người dùng tạo (UGC) đề cập đến nội dung được tạo bởi một người không phải là đại diện chính thức của doanh nghiệp bạn. Đó có thể là một bản cập nhật, đánh giá, video, podcast, v.v. trên mạng xã hội.
Nếu nội dung liên quan đến thương hiệu của bạn và không có nhân viên hoặc chi nhánh nào của bạn tạo ra nội dung đó thì đó là nội dung do người dùng tạo.
Tại sao UGC lại hiểu quả tốt như vậy?
UGC xây dựng niềm tin của người tiêu dùng. Đó là một cách cực kỳ hiệu quả để một thương hiệu tác động đến khán giả của mình và chuyển đổi họ thành người mua.
Khi khán giả của bạn nhìn thấy những người giống như họ đang mặc hoặc sử dụng một sản phẩm, điều đó sẽ khiến họ cảm thấy gần gũi hơn và giúp tác động đến hành vi mua hàng của họ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về khái niệm User generated là gì, có những loại UGC gì phổ biến cũng như vai trò của UGC. Ngoài ra, Miko Tech cũng chia sẻ cho bạn những cách tối ưu User generated content
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích cho bản thân nhé!
Trần Tiến Duy tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Thương Mại Điện tử tại trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Từng Phụ trách mảng SEO Website tại nhiều lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, …v.v
Trần Tiến Duy hiện đang là Giảng viên Digital Marketing với chuyên môn chính là SEO tại trường Cao Đẳng FPT Tp.HCM.
Với hơn 5+ năm kinh nghiệm training & quản lý nhân sự về quản lý các dự án SEO/ Content SEO.
Hiện tại Trần Tiến Duy là SEO Manager tại công ty Miko Tech Agency chuyên về Thiết Kế Website, với sự Quản lý của anh đã đưa Miko Tech trở thành công ty chuyên về Thiết Kế Website thuộc TOP ngành trên nền tảng Internet hiện nay. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên. Ngoài ra anh Trần Tiến Duy còn đào tạo training nhân viên khoá học SEO Website nội bộ cho Doanh nghiệp giúp Doanh Nghiệp tối ưu tốc độ website phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Anh Trần Tiến Duy còn chia sẻ miễn phí những Tool SEO hiệu quả giúp anh em SEOer tiết kiệm thời gian và được rất nhiều anh em trong giới SEOer và sinh viên sử dụng tại website: trantienduy.com/tool/